Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Giao thông Vận tải
Sở Giao thông vận tải Hải Dương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Xây dựng hệ thống dữ liệu địa chất công trình trên địa bàn tỉnh Hải Dương

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): KHCN.12.SGTVT.21-22

5

Tên tổ chức chủ trì: Sở Giao thông vận tải Hải Dương

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Giao thông vận tải

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Vũ Văn Tùng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1. KS. Vũ Văn Tùng – Chủ nhiệm nhiệm vụ - Sở Giao thông Vận tải Hải Dương 2. ThS. Lê Thanh Hùng – Thư ký khoa học - Sở Giao thông Vận tải Hải Dương 3. ThS. Tăng Bá Bay – Thành viên chính – Sở Xây dựng Hải Dương 4. thS. Lê Văn Thái – Thành viên chính – Hội địa chất tỉnh Hải Dương 5. ThS. Lê Anh Tuấn – Thành viên chính – Sở Giao thông Vận tải Hải Dương 6. ThS. Nguyễn Xuân Thành – Thành viên – Phòng Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, VP UBND tỉnh. 7. ThS. Nguyễn Tuấn Long – Thành viên – Sở Xây dựng Hải Dương 8. KS. Mai Văn Tâm – Thành viên – Sở Tài nguyên & Môi trường 9. ThS. Vũ Thị Thu Trang - Thành viên – Sở Giao thông Vận tải Hải Dương 10. ThS. Nguyễn Văn Tiến - Thành viên – Sở Giao thông Vận tải Hải Dương

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Điều tra, thu thập dữ liệu các hố khoan địa chất
- Thu thập dữ liệu và kiểm tra hiện trường
+ Quy mô: Dự kiến 2.000 dự án xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh từ năm 2010-2020 (thời gian thực hiện của dự án từ năm 2010 đến năm 2020).
+ Thu thập, tổng hợp tài liệu
+ Rà soát, lựa chọn và tổng hợp các chỉ tiêu địa chất tại các hố khoan.
+ Khảo sát hiện trường, xác định tọa độ GPS và đo đạc đối chứng cao độ hố khoan đã thu thập của từng dự án.
- Khảo sát khoan bổ sung
+ Quy mô: Dự kiến thực hiện khoan 20 mũi để kiểm chứng và bổ sung dữ liệu địa chất.
+ Vị trí, độ sâu mũi khoan: Theo kết quả khảo sát thu thập dữ liệu và quy hoạch phát triển.
+ Thực hiện theo quy trình khoan thăm dò địa chất, lấy mẫu thí nghiệm các chỉ tiêu cơ bản: Khối lượng riêng, độ ẩm, giới hạn chảy, dẻo, thành phần hạt, sức chống cắt, nén lún và dung trọng...
2. Phân tích dữ liệu địa chất, phân vùng địa chất, khuyến nghị giải pháp xây dựng công trình
- Tổng hợp dữ liệu địa chất theo từng vùng.
- Đánh giá dữ liệu địa chất theo từng vùng.
- Phân tích và đề xuất giải pháp, khuyến cáo xây dựng công trình khi sử dụng dữ liệu địa chất.
- Báo cáo tổng quan địa chất xây dựng công trình.
3. Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu địa chất công trình tỉnh Hải Dương có các chức năng:
- Quản trị
- Cập nhật dữ liệu không gian
- Biên tập bản đồ chuyên đề
- Thu thập dữ liệu bằng di động
- Xử lý phân tích dữ liệu không gian
- Tích hợp được với hệ thống của Sở Giao thông Vận tải và Chương trình Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương.
4. Tuyên truyền kết quả thực hiện.
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học kỹ thuật và công nghệ

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập và hệ thống hóa dữ liệu địa chất:
- Phương pháp khảo sát khoan thăm dò bổ sung: Trên cơ sở kết quả thu thập tổng hợp và phân vùng, thực hiện bổ sung các vị trí khoan khảo sát địa chất để kiểm chứng thông tin đã thu thập, bổ sung thông tin các vùng, khu vực có khả năng phát triển không gian xây dựng. Khối lượng dự kiến 20 lỗ khoan với chiều sâu trung bình. Vị trí, số lượng, chiều sâu lỗ khoan và khối lượng thí nghiệm được quyết định bằng nhiệm vụ khảo sát theo kết quả thu thập cho phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển các công trình xây dựng.
- Phương pháp thống kê: Có được các tài liệu cơ bản, các tài liệu đã nghiên cứu từ trước đến nay liên quan đến đề tài. Các tài liệu thống kê sẽ giúp đề tài đánh giá được một cách tổng quát nhất các vấn đề liên quan để từ đó đưa ra hướng giải quyết cụ thể trong đề tài; Thống kê, các lỗ khoan địa chất và so sánh thông tin làm cơ sở lựa chọn dữ liệu tin cậy.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm đánh giá toàn diện, tổng quan phân vùng địa chất công trình; tìm ra được quy luật phân bố vùng địa chất. Từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị cho một số lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng; xây dựng công trình giao thông; dân dụng...
- Phương pháp tích hợp thông tin viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS): Khai thác tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá hiện trạng xây dựng bản đồ địa chất công trình và hệ thống thành cơ sở dữ liệu dễ khai thác.
- Phương pháp chuyên gia và áp dụng công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý, ứng dụng, tra cứu và tích hợp vào hệ thống chung của tỉnh.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Hệ thống dữ liệu, thu thập, khảo sát.
Báo cáo tổng quan địa chất công trình tỉnh Hải Dương. Báo cáo chuyên đề thực trạng dữ liệu địa chất công trình tỉnh Hải Dương; Báo cáo chuyên đề về tổng quan địa chất xây dựng công trình tỉnh Hải Dương; Báo cáo chuyên đề
Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chất tỉnh Hải Dương

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Các cơ quan quản lý nhà nước, các sở chuyên ngành (Xây dựng, GTVT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, các Ban Quản lý dự án xây dựng công trình...) thẩm định quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng; thực hiện công tác quản lý nhà nước liên quan đến địa chất nền móng công trình

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/01/2021 đến 01/12/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1143 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1143 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 252/QĐ-UBND ngày 22 tháng Tháng 1 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)