Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện Bảo vệ thực vật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phòng chống tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây ổi và na theo hướng an toàn tại Hải Dương

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): NN.06.VBVTV.21-22

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Bảo vệ thực vật

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Văn Chung

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1. TS. Nguyễn Văn Chung Chủ trì Viện Bảo vệ thực vật 2. TS. Nguyễn Mạnh Hùng Thư ký Viện Bảo vệ thực vật 3. ThS. Tạ Hoàng Anh Thành viên chính Viện Bảo vệ thực vật 4. ThS. Nguyễn Hồng Tuyên Thành viên chính Viện Bảo vệ thực vật 5. ThS. Nguyễn Thúy Hạnh Thành viên chính Viện Bảo vệ thực vật 6. ThS. Ngô Quang Huy Thành viên chính Viện Bảo vệ thực vật 7. KS. Lê Thị Hằng Thành viên Viện Bảo vệ thực vật 8. KS. Trương Thị Lan Thành viên Viện Bảo vệ thực vật 9. KS. Nguyễn Thị Thúy Thành viên Viện Bảo vệ thực vật 10. KS. Nguyễn Thị Thủy Thành viên Chi cục BVTV Hải Dương

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Khảo sát thực trạng, xác định được thành phần, quy luật phát sinh, mức độ và diễn biến của sâu, bệnh chính trên cây ổi và na tại tỉnh Hải Dương
- Địa điểm: Huyện Thanh Hà (đối với cây ổi), thành phố Chí Linh (đối với cây na).
- Thu nhập mẫu sâu bệnh tại trên 2 loại cây trồng là na và ổi: 5 điểm x 3 cây x 2 loại mẫu ổi và na.
2. Nghiên cứu xây dựng quy trình phòng chống tổng hợp một số sâu, bệnh hại chính trên ổi và na theo hướng an toàn tại Hải Dương.
- Thử nghiệm các biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh hại chính trên cây ổi tại huyện Thanh Hà.
+ Thử hiệu lực của một số chế phẩm sinh học và hóa học đến tuyến trùng nốt sung gây hại trên ổi: 6 công thức.
+ Thử hiệu lực của một số chế phẩm sinh học và hóa học trong phòng trừ sâu bệnh chính hại cây ổi: 6 công thức về sâu, 6 công thức về bệnh héo chết cây, 5 công thức về sẹo quả, thán thư.
+ Thử nghiệm tổng hợp các biện pháp trên khi có kết quả các thử nghiệm riêng rẽ kết hợp với sử dụng phân hữu cơ và tăng cường bổ sung vôi bột: Chọn được 2 công thức hiệu quả từ thử nghiệm chế phẩm sinh học và hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại chính và tuyến trùng nốt sưng.
- Thử nghiệm các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây na tại thành phố Chí Linh.
+ Nghiên cứu biện pháp canh tác và thủ công: phòng trừ ruồi đục quả na bằng biện pháp bao quả: 03 công thức.
+ Thử hiệu lực của thuốc hóa học và các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại chính trên cây na: 20 công thức.
+ Thử nghiệm tổng hợp các biện pháp trên khi có kết quả các thử nghiệm riêng rẽ: Chọn được 2 công thức từ biện pháp canh tác và thủ công; 02 công thức từ thử nghiệm thuốc hóa học và chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại chính.
3. Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng quy trình phòng chống tổng hợp sâu, bệnh hại chính trên cây ổi và na theo hướng an toàn tại tỉnh Hải Dương.
- Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp sâu, bệnh hại chính trên cây ổi tại huyện Thanh Hà theo hướng an toàn
+ Quy mô: 01 ha.
+ Địa điểm: xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà.
+ Đối tượng: Ổi Thái và ổi Bo có tuổi cây 2-4 năm tuổi.
- Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp sâu, bệnh hại chính trên cây na tại thành phố Chí Linh theo hướng an toàn
+ Quy mô: 01ha.
+ Địa điểm: phường Bến Tắm và Hoàng Tiến, thành phố Chí Linh.
+ Đối tượng: Giống na dai có tuổi cây 5-6 năm tuổi.
4. Tuyên truyền kết quả thực hiện.
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập mẫu: Theo QCVN 01-38:2010/BNNPTNT và phương pháp điều tra của Viện Bảo vệ thực vật 1997. Thu thập tất cả các loại triệu chứng bệnh hại và sâu hại trên tất cả các bộ phận của cây (lá, thân, rễ, hoa, quả). Các mẫu bệnh được đựng trong các túi xi măng, giấy báo. Các mẫu sâu được đựng vào các lọ riêng biệt.
- Sau khi mẫu được thu thập, mẫu sẽ được bảo quản và xử lý theo đúng yêu cầu để đảm bảo chất lượng mẫu tươi, giữ nguyên được triệu chứng, vết bệnh phục vụ việc giám định trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp xử lý: Chế phẩm sinh học được pha với nước hoặc bón trực tiếp vào gốc với nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất vào giai đoạn sau thu hoạch hoặc đầu mùa mưa.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Sản phẩn đề tài là quả na, ổi đáp ứng tiêu chuẩn VietGap, từng bước xây dựng tạo thương hiệu na, ổi Hải Dương và là sản phẩm cây ăn quả chủ lực của tỉnh theo đề án chương trình OCOP

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Tại phường Hoàng Tiến, TP. Chí Linh, Hải Dương

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/01/2021 đến 01/12/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1135 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1135 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 252/QĐ-UBND ngày 22 tháng Tháng 1 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)