Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Hải Dương
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi thỏ Newzealand theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): NN.12.TTKN.22-24

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Hải Dương

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Vũ Việt Anh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Ths. Vũ Việt Anh; Ths. Lê Văn Khoa; Ths. Nguyễn Thị Hảo; CN. Nguyễn Hữu Sanh; KS. Ngô Mạnh Hùng; BSTY. Vũ Văn Hoạt; Ths. Lưu Xuân Lâm; Ths. Phan Hữu Hùng; Ths. Tăng Quyết Thắng; ThS. Nguyễn Thị Thu Hương.

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Khảo sát tình hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn tỉnh và lựa chọn hộ tham gia mô hình  (Thực hiện năm 2022).
Quy mô: dự kiến 240 phiếu khảo sát.
Địa điểm: thực hiện khảo sát tại 12 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh; mỗi địa phương khảo sát 20 phiếu.
 Nội dung: Khảo sát về quy mô, phương thức chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi (như chuồng, trại, địa điểm chăn nuôi), thời gian nuôi, giống nuôi, năng suất, giá cả, chi phí, lợi nhuận, thực trạng tiêu thụ sản phẩm. Thông qua phiếu khảo sát để đánh giá hiện trạng chăn nuôi thỏ thương phẩm và thỏ sinh sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Xây dựng mô hình nuôi thỏ sinh sản giống thỏ New Zealand
Năm 2022
 Địa điểm: Các hộ được lựa chọn, dự kiến lựa chọn 6 điểm trong số các huyện,thành phố Thanh Hà, Tứ Kỳ, Kim Thành, Ninh Giang, thành phố Chí Linh và thành phốHải Dương
Quy mô thực hiện: 3.600 con, dự kiến khoảng 6-12 hộ tham gia, trong đó:
Thỏ cái: 3.000 con;
Thỏ đực: 600 con.
Thời gian nuôi bắt đầu từ tháng 03/2022
Áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi thỏ của Trung tâm Nghiên cứu Dê thỏ Sơn Tây
Viện Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học gồm các nội dung: Chọn lọc giống thỏ và nhân giống thỏ; Chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ cái sinh sản; Nuôi dưỡng thỏ thương phẩm; Phòng bệnh và một số bệnh thường gặp trên thỏ; Chế biến, bảo quản và sử dụng một số loại thức ăn cho thỏ; Xây dựng chuồng trại chăn nuôi thỏ. Trong quá trình chăn nuôi, theo dõi và xem xét các nội dung của quy trình, nếu không phù hợp cần bổ sung và hoàn thiện để phù hợp với sản xuất tại địa phương.
Thỏ giống New Zealand: thỏ cái và thỏ đực hậu bị được nhập từ các cơ sở cung cấp giống thỏ có đủ điều kiện, có uy tín chất lượng
Tiến hành phối giống để tạo thỏ thương phẩm.
Tiếp tục theo dõi mô hình nuôi thỏ sinh sản giống thỏ New Zealand
Năm 2023 Tiếp tục theo dõi mô hình  nuôi thỏ sinh sản giống thỏ New Zealand
Xây dựng mô hình nuôi thỏ thương phẩm giống thỏ New Zealand
Năm 2022
Quy mô thực hiện: 5.000 con thỏ thương phẩm
Địa điểm: Các hộ đã thực hiện mô hình nuôi nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm tại các huyện, thành phố Thanh Hà, Tứ Kỳ, Kim Thành, Ninh Giang, thành phố Chí Linh và thành phố Hải Dương.
Năm 2023
Quy mô thực hiện: 15.000 con thỏ thương phẩm
Địa điểm: Các hộ đã thực hiện mô hình nuôi nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm tại các huyện, thành phố Thanh Hà, Tứ Kỳ, Kim Thành, Ninh Giang, thành phố Chí Linh và thành phố Hải Dương.
Kết nối các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh với các hộ tham gia dự án để tiêu thụ sản phẩm thỏ thương phẩm.
Tuyên truyền kết quả thực hiện mô hình

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp thực nghiệm:
Phương  pháp theo dõi sinh trưởng, phát triển và dịch bệnh đàn thỏ nuôi
Phương pháp theo dõi tỷ lệ sống qua các tuần tuổi
Phương pháp theo dõi khả năng tăng khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi:
Phương pháp đánh giá khả năng cho thịt của thỏ thương phẩm New Zealand.
Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế:
Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về sinh trưởng, sinh sản của mô
hình thỏ sinh sản.
Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp kết nối tiêu thụ sản phẩm thỏ thương phẩm 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Mô hình chăn nuôi thỏ sinh sản giống thỏ Newzealand quy mô 3.600 con. Trong điều kiện không bị ảnh hưởng khách quan bởi dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thiên tai, Dự án dự kiến thu được tối thiểu 20.000 con thỏ phục vụ mô hình nuôi thương phẩm;
Mô hình nuôi thỏ thương phẩm quy mô 20.000 con. Trong điều kiện không bị ảnh
hưởng khách quan bởi dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thiên tai, Dự án dự kiến: tỷ lệ nuôi sống trên 90%; khối lượng xuất chuồng 4 tháng tuổi là 2,5 kg/con.
Kết nối được từ 1 - 2 tổ chức, cá nhân tiêu thụ thỏ thương phẩm của dự án;
Băng đĩa tuyên truyền; tin, bài báo đăng trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.
Báo cáo kết quả thực hiện dự án

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Các hộ đã thực hiện mô hình nuôi nuôi thỏ sinh sản và thương phẩm tại các huyện, thành phố Thanh Hà, Tứ Kỳ, Kim Thành, Ninh Giang, thành phố Chí Linh và thành phố Hải Dương.

16

Thời gian thực hiện: 27 tháng (từ 01/01/2022 đến 01/03/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1915 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1285 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 630 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 563/QĐ- UBND ngày 25 tháng Tháng 2 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)