14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Bắc Ninh |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Đỗ Thị Thu Trang
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Lê Hồng Hạnh; Ngô Thanh Hoàng; Hy Thị Hải Yến; Ngô Văn Thoảng; Nguyễn Đình Huấn; Hoàng Văn Hùng; Vũ Đình Thăng; Nguyễn Nhân Thắng; Ngô Thị Thanh Hương |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Đề tài xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về dịch vụ sự nghiệp công và cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế khi xây dựng cơ chế tự chủ tại đơn vị sự nghiệp công lập và bài học cho ỉnh Bắc Ninh; Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và xác định nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Xây dựng khung nội dung chương trình nghiệp vụ “Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế và kinh doanh |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp phân tích, tổng hợp và phân loại lý thuyết: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ; sắp xếp các tài liệu nghiên cứu thành một hệ thống logic, chặt chẽ theo từng vấn đề nghiên cứu như: tự chủ thực hiện nhiệm vụ, chuyên môn; tự chủ tổ chức bộ máy, nhân sự; tự chủ tài chính theo từng lĩnh vực sự nghiệp công. Phương pháp thứ hai là phương pháp hệ thống hóa lý thuyết và mô hình hóa: Những dữ liệu thông tin mà nhóm nghiên cứu thu thập được rất đa dạng từ các nguồn khác nhau, do đó nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp hệ thống hóa để sắp xếp các tri thức khoa học có liên quan đến cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp thành một mô hình lý thuyết đầy đủ và sâu sắc. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp mô hình hóa để chuyển hóa các nghiên cứu lý thuyết thành các mô hình đánh giá cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: là phương pháp nghiên cứu xem xét lại thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho khoa học và cho thực tiễn. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp này để tổng kết các kết quả nghiên cứu từ các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung của đề tài, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và các hoạt động thực tiễn; Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất của sự kiện/hiện tượng khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện/hiện tượng đó, hay phân tích đánh giá một sản phẩm khoa học. Phương pháp chuyên gia được đề tài sử dụng để thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý tài chính công, quản lý hành chính công, tổ chức bộ máy đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các trường Đại học, Viện nghiên cứu; các cán bộ quản lý, các kế toán trưởng, cán bộ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Phương pháp so sánh: So sánh kết quả thực hiện cơ chế tự chủ giữa các kỳ và các đơn vị cùng loại; so sánh tình hình thực hiện với kế hoạch đặt ra; Phương pháp điều tra: Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về định tính và định lượng của các đối tượng nghiên cứu. Đề tài sử dụng các công cụ điều tra như phiếu thu thập thông tin, phỏng vấn sâu, hội thảo, hội thảo nhỏ… để thu thập thông tin trực tiếp từ các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập, các cấp quản lý đơn vị dự toán, các kế toán viên, kế toán trưởng, trưởng các phòng/ ban tại các đơn vị. Sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, phối hợp với đi điều tra khảo sát, kết nối với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, các tư liệu tài liệu cần thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài; Phương pháp xây dựng mô hình thí điểm: Đây là phương pháp giúp các tác giả đánh giá được tính thực tiễn và hiệu quả mà các giải pháp do tác giả đề xuất mang lại trước khi được áp dụng trên diện rộng. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến của đề tài bao gồm bộ cơ sở dữ liệu khoa học về thực trạng xây dựng, ban hành, triển khai và thực hiện cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh gồm: 02 mẫu phiếu điều tra, mỗi phiếu trên 40 chỉ tiêu; 753 phiếu khảo sát điều tra (95 phiếu Sở, ngành và 658 phiếu đơn vị SNCL); Báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra; 13 báo cáo chuyên đề nghiên cứu cụ thể theo nhiệm vụ đề tài đặt ra; 02 kỷ yếu hội thảo: Hội thảo 1 với 35 bài tham luận và báo cáo kết quả hội thảo và hội thảo 2 với 40 bài tham luận và báo cáo kết quả hội thảo. Tài liệu khung chương trình nghiệp vụ; Báo cáo tổng kết đề tài (báo cáo chính; báo cáo tóm tắt…); Ấn phẩm khoa học được công bố là 01 bài báo khoa học.
|
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả của đề tài sẽ chuyển giao cho Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh làm tài liệu để ứng dụng vào công tác quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trong tương lai. |
16 |
Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/12/2021 đến 01/08/2023) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 600 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 600 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số số 73/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2021 ngày 20 tháng Tháng 1 năm 2021 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|