Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Nghệ An
Trường Chính trị tỉnh Nghệ An

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế di sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 09-2022

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Chính trị tỉnh Nghệ An

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Nghệ An

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Ban Quản lý Di tích tỉnh Nghệ An

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Ban Quản lý Di tích tỉnh Nghệ An

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: - Đánh giá được thực trạng kinh tế di sản ở Nghệ An.
- Đề xuất được bộ giải pháp phát triển kinh tế di sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Xây dựng được mô hình thí điểm phát triển kinh tế di sản tại một số di tích, danh lam thắng cảnh và bảo tàng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Các vấn đề nghiên cứu nghệ thuật khác

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:    Nội dung 1: Lý thuyết về di sản văn hóa, kinh tế di sản, tình hình nghiên cứu và ứng dụng kinh tế di sản trên thế giới và ở Việt Nam
1.1. Các khái niệm về di sản văn hóa, kinh tế di sản và quan điểm bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế di sản.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, thực hiện phát triển kinh tế di sản của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.
Nội dung 2: Hiện trạng kinh tế di sản ở Nghệ An
2.1. Tổng quan về hệ thống di sản ở Nghệ An
- Lĩnh vực di sản văn hóa vật thể.
- Lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
2.2. Hiện trạng kinh tế di sản ở Nghệ An
2.2.1. Một số hoạt động kinh tế di sản ở Nghệ An
- Phát triển du lịch dựa trên khai thác các di sản thiên nhiên.
- Phát triển du lịch dựa trên các di tích lịch sử.
- Phát triển du lịch dựa trên các di tích văn hóa - tâm linh.
- Phát triển du lịch dựa trên các lễ hội.
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lưu niệm từ di sản văn hóa.
- Phát triển các sản phẩm hàng hóa trên cơ sở khai thác tri thức dân gian bản địa.
- Khai thác văn hóa dân gian (dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian...) phục vụ phát triển du lịch.
- Hoạt động kinh tế di sản của các bảo tàng, nhà truyền thống.
- Xây dựng và phát triển sản nghiệp văn hóa trên cơ sở khai thác di sản văn hóa.
2.2.2. Đáng giá, nhận xét, bài học kinh nghiệm về các hoạt động kinh tế di sản ở Nghệ An
Nội dung 3: Giải pháp phát triển kinh tế di sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tập trung một số nhóm giải pháp sau:
3.1. Nhóm giải pháp chung
- Khai thác các sản nghiệp văn hóa thông qua đầu tư của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.
- Phát triển du lịch dựa trên sức hút của di sản.
- Biến các đặc sản thành hàng hóa.
- Sản xuất các sản phẩm lưu niệm từ di sản văn hóa.
- Nhân lực cho kinh tế di sản.
- Về chính sách phát triển kinh tế di sản ở Nghệ An.
3.2. Nhóm giải pháp riêng cho các loại hình di sản (Đề xuất giải pháp cụ thể cho từng loại hình):
- Giải pháp cho các danh thắng, di sản thiên nhiên.
- Giải pháp cho các di sản lịch sử, văn hóa, tâm linh và lễ hội.
- Giải pháp cho di sản văn hóa ẩm thực, tri thức bản địa.
- Giải pháp cho di sản dân ca Ví, Giặm và các nghệ thuật trình diễn dân gian.
- Giải pháp cho di sản đô thị.
- Giải pháp cho các bảo tàng.
Nội dung 4: Áp dụng các giải pháp xây dựng mô hình thí điểm phát triển kinh tế di sản tại Nghệ An.
- Tên mô hình: Mô hình tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Nghệ An và các di sản thành Vinh
- Các địa điểm triển khai mô hình: Bảo tàng Nghệ An, Quảng trường Hồ Chí Minh, Sông Lam.
- Nội dung thực hiện:
+ Xây dựng kịch bản tua trải nghiệm thực hành kinh tế di sản (viết thành 01 CĐ).
+ Thiết kế không gian trải nghiệm thực hành kinh tế di sản (viết thành 01 CĐ).
+ Tư vấn giúp chủ đầu tư xây dựng phương án, kế hoạch phát triển kinh tế di sản.
+ Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch, kịch bản mô hình (2 cuộc, 30 người/cuộc)
+ Tổ chức 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ xây dựng mô hình:
Địa điểm: Thành phố Vinh
Thời gian đào tạo, bồi dưỡng: 5 ngày
Số lượng người được đào tạo: 15 người
Đối tượng đào tạo: Các cán bộ, nghệ nhân tham gia quản lý, thực hành tại các địa điểm có mô hình.
Giảng viên: Các nhà chuyên môn về di sản và du lịch
+ Hỗ trợ tổ chức một số hoạt động thử nghiệm thực hành kinh tế di sản.
Lựa chọn 03 sản phẩm đặc trưng thuộc 03 làng nghề để hỗ trợ tổ chức một số hoạt động thử nghiệm thực hành kinh tế di sản tại Bảo tàng Nghệ An gồm: sản phẩm làng nghề làm gốm Trù Sơn, Đô Lương; sản phẩm làng nghề làm hương trầm Quỳ Châu; sản phẩm làng nghề dệt thổ cẩm Hoa Tiến, Quỳ Châu.
+ Hỗ trợ quảng bá mô hình: Xây dựng video clip quảng bá về mô hình
Nội dung 5. Hội thảo khoa học
Hội thảo 1: Kinh tế di sản ở Nghệ An thực trạng và giải pháp.
- Thời gian: 01 buổi.
- Số lượng: 50 người
- Địa điểm: Thành phố Vinh
- Thành phần: Các nhà nghiên cứu văn hóa, các chuyên gia, các nhà quản lý về văn hóa, du lịch trong tỉnh và đại diện UBND các địa phương (huyện, xã).
Hội thảo 2: Đánh giá kết quả mô hình và hoàn thiện bộ giải pháp phát triển kinh tế di sản.
- Thời gian hội thảo: 01 buổi.
- Số lượng: 80 người
- Địa điểm: Thành phố Vinh
- Thành phần: Các nhà nghiên cứu văn hóa, các chuyên gia, các nhà chuyên môn, những người công tác trong lĩnh vực di tích, du lịch và địa phương triển khai mô hình.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Bảo tàng Nghệ An, Quảng trường Hồ Chí Minh, Sông Lam.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2021 đến 01/07/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 881 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 881 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)