Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Nghệ An
Trường Đại học Vinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng mô hình dạy học tiếng Anh dựa trên mô hình hỗn hợp (Blended learning) và đảo ngược (Flipped learning) trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 14-2022

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Vinh

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Nghệ An

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Anh Dũng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: + Xây dựng được mô hình tổ chức dạy – học Tiếng Anh dựa trên mô hình hỗn hợp (Blended learning) và mô hình đảo ngược (Flipped learning) áp dụng cho giáo dục phổ thông tại tỉnh Nghệ An
+ Xây dựng được Bộ tiêu chí kỹ thuật của hệ thống phần mềm quản lý học tập LMS (Learning Management System) phù hợp với giáo dục đào tạo phổ thông và mô hình tổ chức dạy học mới
+ Xây dựng được bộ học liệu số của môn Tiếng Anh dành cho lớp 3, lớp 6 và lớp 10 phù hợp với yêu cầu chuẩn đầu ra Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
  + Đào tạo được đội ngũ giáo viên tiếng Anh (lớp 3, lớp 6 và lớp 10), cán bộ quản lý tại các trường triển khai mô hình về cách thức khai thác sử dụng các sản phẩm nghiên cứu nhằm năng cao kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng số và kỹ năng học tập suốt đời cho học sinh.
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,..

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1: Cơ sở lý luận về xây dựng mô hình dạy học dựa trên mô hình hỗn hợp và mô hình đảo ngược

  • Tổng quan về các mô hình dạy học tích cực trong trường phổ thông hiện nay.
  • Cơ sở lý luận và thực tiễn của ứng dụng mô hình hỗn hợp, mô hình đảo ngược trong giáo dục đào tạo.
 
Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức dạy học môn tiếng Anh dựa trên mô hình hỗn hợp và mô hình đảo ngược
Từ thực trạng của việc dạy và học môn tiếng Anh thông qua các số liệu báo cáo hiện có của Sở GD&ĐT Nghệ An, Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích và xây dựng mô hình tổ chức dạy học môn tiếng Anh dựa trên mô hình hỗn hợp và mô hình đảo ngược. Mô hình mới phù hợp với mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, được áp dụng cho chương trình môn tiếng Anh lớp 3, lớp 6 và lớp 10. 
Cấu trúc của mô hình tổ chức dạy học đề xuất bao gồm các nội dung:
  • Tên gọi của mô hình;
  • Nội dung của mô hình;
  • Các bước thực hiện;
- Các yêu cầu (cơ sở vật chất, giáo viên, học liệu, hệ thống phần mềm,…).
 
Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí kỹ thuật của hệ thống phần mềm quản lý học tập LMS (Learning Management System) phù hợp với giáo dục đào tạo phổ thông và mô hình tổ chức dạy học mới
3.1. Xây dựng Bộ tiêu chí kỹ thuật của Hệ thống LMS
  • Các tiêu chí về chức năng hệ thống:
  • Các tiêu chí về hình thức tổ chức giáo dục:
  • Các tiêu chí về hình thức tài nguyên học tập:
  • Các tiêu chí về quản lý, quản trị: bao gồm các tiêu chí về quản lý, quản trị hệ thống; phân cấp phân quyền; sao lưu khôi phục; xem xét các báo cáo, nhật ký hệ thống,…
  • Các tiêu chí về kết nối: bao gồm các tiêu chí đảm bảo hệ thống LMS có thể kết nối với các hệ thống phần mềm quản lý đào tạo hiện có của Sở GD&ĐT Nghệ An.
  • Các tiêu chí khác: bao gồm các tiêu chí về giao diện, về cơ sở dữ liệu, về năng lực hệ thống, về an ninh bảo mật thông tin và các tiêu chí khác.
3.2. Tổ chức Hội thảo chuyên gia về Bộ tiêu chí kỹ thuật
          
Nội dung 4: Biên soạn học liệu số của môn tiếng Anh lớp 3, lớp 6 và lớp 10 phù hợp với yêu cầu chuẩn đầu ra Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu về các chuẩn đầu ra môn Tiếng Anh được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó sẽ xây dựng các học liệu số là các bài giảng E-learning của môn Tiếng Anh theo chuẩn SCORM để áp dụng thử nghiệm cho mô hình dạy học đã đề xuất. Các hoạt động cụ thể bao gồm:
4.1. Xây dựng Bộ tiêu chí kỹ thuật của học liệu số môn tiếng Anh
Học liệu số của môn tiếng Anh lớp 3, lớp 6 và lớp 10 được tổ chức theo các chủ đề. Với mỗi chủ đề, học liệu bao gồm:
  • Kế hoạch tổ chức dạy học
  • Bài giảng toàn văn
  • Bài giảng e-Learning
  • Câu hỏi/bài tập thảo luận
  • Câu hỏi/bài tập trắc nghiệm.
Nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng Bộ tiêu chí kỹ thuật bao gồm các thông tin, các yêu cầu kỹ thuật, các biểu mẫu,… của các học liệu trên.
4.2. Tổ chức Hội thảo chuyên gia về Bộ tiêu chí kỹ thuật
4.3. Tổ chức xây dựng các bộ học liệu số của môn tiếng Anh lớp 3, lớp 6 và lớp 10
Trong khuôn khổ đề tài, Nhóm nghiên cứu sẽ biên soạn học liệu số của môn tiếng Anh của lớp 3, lớp 6 và lớp 10 của học kỳ 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Bộ học liệu số được tổ chức theo các chủ đề, cụ thể bao gồm:
- Chương trình lớp 3: gồm 06 chủ đề, mỗi chủ đề có 03 bài SCORM; ôn tập giữa kỳ có 02 bài SCORM; ôn tập cuối kỳ có 02 bài SCORM. Tổng cộng có 22 bài SCORM.
- Chương trình lớp 6: gồm 05 chủ đề, mỗi chủ đề có 03 bài SCORM; ôn tập giữa kỳ có 02 bài SCORM; ôn tập cuối kỳ có 02 bài SCORM. Tổng cộng có 19 bài SCORM.
- Chương trình lớp 10: gồm 05 chủ đề, mỗi chủ đề có 03 bài SCORM; ôn tập giữa kỳ có 02 bài SCORM; ôn tập cuối kỳ có 02 bài SCORM. Tổng cộng có 19 bài SCORM.
4.4. Biên soạn Bộ tài liệu hướng dẫn ứng dụng mô hình tổ chức dạy học mới cho môn tiếng Anh.
4.5. Biên soạn Bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh
4.6. Tổ chức các Hội thảo chuyên gia về các bộ học liệu số môn tiếng Anh
 
Nội dung 5: Tổ chức dạy học thử nghiệm mô hình dạy học môn tiếng Anh dựa trên mô hình hỗn hợp và đảo ngược ở tại một số trường trên địa bàn tỉnh
5.1. Khảo sát chọn trường thử nghiệm
- Khảo sát trực tiếp tại 12 trường phổ thông theo 2 khu vực đang được đánh giá là thuận lợi/khó khăn về dạy và học ngoại ngữ:
+ Thuận lợi: bao gồm các trường ở thành phố/thị xã và các huyện vùng ven
+ Khó khăn: bao gồm các trường ở miền núi/nông thôn xa thành phố.
Mỗi khu vực khảo sát sẽ lựa chọn 03 trường triển khai bao gồm 01 trường dành cho lớp 3, 01 trường dành cho lớp 6 và 01 trường dành cho lớp 10. Tại mỗi trường cũng chỉ lựa chọn 02 lớp với khoảng từ 80 học sinh tham gia thử nghiệm còn các lớp học khác là các lớp đối chứng.
  • Nội dung khảo sát: Thực trạng về giảng dạy và học tập ngoại ngữ tại trường (giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất như máy tính, mạng, thiết bị hỗ trợ,…)
- Thời gian khảo sát tại mỗi trường: 02 ngày.
5.2. Tập huấn, hướng dẫn thực hiện mô hình
5.3. Thuê phần mềm, cấp phát tài khoản sử dụng
5.4. Tổ chức khảo sát đánh giá đầu vào
5.5. Tổ chức thử nghiệm
* Thời gian tổ chức thử nghiệm là học kỳ 1 năm học 2023 – 2024. Trong toàn bộ thời gian thử nghiệm, các giáo viên và học sinh tham gia thử nghiệm sẽ thực hiện các hoạt động dạy và học môn tiếng Anh theo mô hình dạy học mới.
  • Số trường: 06 trường
  • Số lớp: 06 trường x 02 lớp = 12 lớp
  • Số tuần: 17 tuần
  • Số tiết: 17 tuần x 03 tiết/tuấn = 51 tiết.
* Tổ chức các đoàn kiểm tra đánh giá đến trực tiếp tại các trường để tham gia dự giờ trực tiếp tại các lớp. Đoàn kiểm tra dự giờ bao gồm: đại diện của Nhóm nghiên cứu, đại diện của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, BGH trường, Trưởng bộ môn và các thầy cô quan tâm.
  • Số trường: 06 trường
  • Số tiết dự giờ: 06 trường x 02 lớp x 02 tiết = 24 tiết.
5.6. Tổ chức khảo sát đánh giá đầu ra
Nội dung 6: Hội thảo Đánh giá hiệu quả mô hình và bàn giải pháp nhân rộng mô hình
- Thành phần: Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo cơ quan chủ trì Đề tài, Nhóm nghiên cứu, Đại diện cán bộ quản lý, giáo viên các trường tham gia Đề tài.
- Số lượng dự kiến: 60 người
- Thời gian: 01 buổi.
- Địa điểm: Thành phố Vinh.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo khoa học của đề tài (Kèm theo Báo cáo tóm tắt
Mô hình dạy học thử nghiệm tiếng Anh dựa trên mô hình hỗn hợp và mô hình đảo ngược
Bộ học liệu số môn tiếng Anh cho lớp 3, lớp 6, lớp 10
01-02 bài viết về kết quả nghiên cứu đề tài
- Các dữ liệu về thu thập, điều tra, khảo sát, phân tích.
- Báo cáo kết quả hội thảo khoa học.
- Một số số liệu, tài liệu khác liên quan đến đề tài.
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: thành phố Vinh

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2022 đến 01/07/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1.025 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1.025 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 1852/QĐ-UBND ngày 29 tháng Tháng 6 năm 2022

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)