Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Nghệ An
Trường Đại học Vinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Tuyển chọn định loại và xây dựng quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng một số loài nấm lớn có giá trị ở vùng miền Tây Nghệ An

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 15-2022

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Vinh

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Nghệ An

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Đức Diện

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:    Nội dung 1. Điều tra, khảo sát sự phân bố  và các chủng nấm lớn ở vùng miền Tây tỉnh Nghệ An, đặc biệt chú ý đến các loài có giá trị thuộc chi Ganoderma và chi Boletus.

  • Thực địa, điều tra thành phần loài nấm lớn ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống: Mỗi điểm đi 3 đợt theo từng mùa.
  • Thực địa, điều tra thành phần loài nấm lớn ở Rừng thông tuyến Nam Đàn- Thanh Chương: Đi 2 đợt theo từng mùa.
 
Nội dung 2. Tuyển chọn, định loại các chủng nấm lớn có nguồn gen tốt, có khả năng sinh trưởng phân bố ở vùng miền Tây tỉnh Nghệ An.
  • Phân tích, xây dựng hệ thống dẫn liệu về đặc điểm hình thái, chụp ảnh các loài nấm lớn thu được ở vùng miền Tây Nghệ An.
- Định loại và lập danh lục các loài nấm lớn, đặc biệt là các loài có giá trị thuộc chi Ganoderma và chi Boletus.
+ Định danh theo phương pháp truyền thống (dựa vào hình thái)
+ Định danh theo phương pháp sinh học phân tử cho GanodermaBoletus cho những loài không định danh được theo phương pháp truyền thống: Dự kiến 05 loại.
- Chọn ra 03 loài thuộc chi Ganoderma và 02 loài thuộc chi Boletus có giá trị để phục vụ cho nghiên cứu quy trình công nghệ nhân giống và sản xuất.
 
Nội dung 3. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nhân giống và sản xuất 2 loài nấm có giá trị thuộc chi Ganoderma và chi Boletus có giá trị trong điều kiện Nghệ An.
- Tạo giống cấp 1 cho 03 loài thuộc chi Ganoderma và 02 loài thuộc chi Boletus đã lựa chọn ở nội dung 2. Mỗi loài sử dụng 9 đĩa Petri và 9 ống nghiệm: 3 công thức lặp lại 3 lần (bố trí theo sự thay đổi dinh dưỡng, độ ẩm, ánh sáng)
+ Tuyển chọn môi trường tối ưu cho sự phát triển của nấm
- Tạo giống cấp 2 cho 03 loài thuộc chi Ganoderma và 02 loài thuộc chi Boletus.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nấm
 
Nội dung 4. Xây dựng mô hình sản xuất 2 loài nấm có giá trị thuộc chi Ganoderma và chi Boletus có giá trị trong điều kiện Nghệ An.
- Chuẩn bị giống cấp 02 để tiến hành sản xuất: sử dụng giống cấp 2 dạng que (10 que/bình, mỗi phôi cấy 1 que giống), số lượng giống cần cho sản lượng 02 giống nấm đạt 500kg là 15.000 que giống cấp 2.
- Tiến hành sản xuất sản xuất nấm thuộc chi Ganoderma: Trồng trên giá thể phối trộn.
+ Phối trộn tạo giá thể.
+ Cấy giống cấp 2 vào giá thể.
+ Chăm sóc.
+ Thu hoạch và bảo quản.
- Tiến hành sản xuất nấm thuộc chi Boletus: Trồng trên đất.
+ Tạo luống.
+ Cấy giống cấp 2.
+ Chăm sóc.
+ Thu hoạch và bảo quản.
 
Nội dung 5. Phân tích, đánh giá chất lượng mẫu nấm nguyên liệu (trước khi nuôi cấy) và sản phẩm (quả thể sau nuôi cấy) của 02 loài nấm đã chọn lọc để sản xuất trong Nghệ An.
- Phân tích 07 mẫu (05 mẫu tự nhiên và 02 mẫu sau khi nuôi cấy) gồm các chỉ tiêu:
+ Hàm lượng kim loại nặng (As, Pb, Mn, Hg, Cd)
+ Các chất độc hại (Độc tố Alflatoxin, B1, B2, G1, G2).
+ Các chỉ tiêu vi sinh (Tổng số vi khuẩn hiếu khí; Tổng số bào tử nấm men – mốc; Cl. Peringens; E.Coli; S.aureus; Coliforms; Salmonella; Bacillus cereus).
+ Thành phần dinh dưỡng và một số hoạt chất có giá trị trong các loài nấm đã chọn lọc (Celulose; Khoáng chất; Vitamin; Acid amin; Phenolic; Flavonoid; Polysaccharid).
- Phân tích 04 mẫu (02 mẫu tự nhiên và 02 mẫu sau khi nuôi cấy) các chỉ tiêu: Hoạt tính chống oxy hóa; Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
 
Nội dung 6. Hội thảo khoa học đánh giá hiệu quả khoa học, kinh tế - xã hội của đề tài
- Nội dung: Hội thảo khoa học đánh giá hiệu quả khoa học, kinh tế - xã hội của đề tài.
  • Thành phần: 50 người, Chuyên gia; Các sở: KH&CN, NN&PTNT; các vườn quốc gia và khu bảo tồn; phòng NN&PTNT các huyện miền Tây Nghệ An.
- Thời gian: 01 buổi.
- Địa điểm: Vinh.
 
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập mẫu nấm lớn
Thu thập và xử lý mẫu vật theo phương pháp của Rolf Singer R. (1986), Zhao J. D (1989), Gilbertson R.L. & Ryvarden L. (1993) Trịnh Tam Kiệt (2011, 2012, 2013). Thời gian thu mẫu trong suốt 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong năm. Các dụng cụ thu thập mẫu: Túi thu mẫu (hộp nhựa hoặc giỏ lớn để mẫu khỏi bị dập), rìu, rựa, bay đào đất, dao nhọn cứng, nhãn, bút chì, sổ ghi chép, túi giấy, kính lúp cầm tay, thước, giấy báo, máy ảnh.
- Phương pháp so sánh hình thái: Quan sát, đo, mô tả và đối chiếu với khóa định loại.
- Phương pháp sinh học phân tử: Phân tích DNA và đối chiếu với hệ thống ngân hàng ren để định loại.
- Phương pháp phân lập bào tử nấm.
- Phương pháp cấy truyền.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp xử lý số liệu.
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Cây lương thực và cây thực phẩm

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Tuyển chọn, định loại và xây dựng được quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng một số loài nấm lớn có giá trị ở vùng miền Tây Nghệ An.
+ Điều tra được nguồn tài nguyên nấm thuộc 2 chi nấm Ganoderma và Boletus ở vùng miền Tây Nghệ An.
+ Định loại và tuyển chọn được 2 loài nấm lớn có giá trị và phù hợp với điều kiện nuôi trồng tại Nghệ An.
+ Xây dựng được quy trình nhân giống 2 loài nấm lớn có giá trị và phù hợp với điều kiện nuôi trồng tại Nghệ An.
+ Xây dựng được mô hình sản xuất giống và nuôi trồng 02 loại nấm lớn. Sản xuất được 15.000 que giống cấp 02 và sản xuất được 500kg nấm tươi thương phẩm 2 loài nấm có giá trị.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Tuyển chọn, định loại và xây dựng được quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng một số loài nấm lớn có giá trị ở vùng miền Tây Nghệ An.
+ Điều tra được nguồn tài nguyên nấm thuộc 2 chi nấm Ganoderma và Boletus ở vùng miền Tây Nghệ An.
+ Định loại và tuyển chọn được 2 loài nấm lớn có giá trị và phù hợp với điều kiện nuôi trồng tại Nghệ An.
+ Xây dựng được quy trình nhân giống 2 loài nấm lớn có giá trị và phù hợp với điều kiện nuôi trồng tại Nghệ An.
+ Xây dựng được mô hình sản xuất giống và nuôi trồng 02 loại nấm lớn. Sản xuất được 15.000 que giống cấp 02 và sản xuất được 500kg nấm tươi thương phẩm 2 loài nấm có giá trị.
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Vườn Quốc gia Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống Rừng thông tuyến Nam Đàn- Thanh Chương

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/11/2020 đến 01/04/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 860 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 860 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 1103/HĐ-SKHCN ngày 15 tháng Tháng 10 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)