Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Nghệ An
Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Hưng Thịnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình trồng và chế biến các sản phẩm từ cây sâm Thổ Hào trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 21-2022

5

Tên tổ chức chủ trì: Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Hưng Thịnh

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Nghệ An

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Hoàng Văn Kiểm

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: + Xây dựng thành công mô hình trồng sâm Thổ Hào (Radix Abelmoschi sagitifolii) theo hướng hữu cơ (Organic) với diện tích 3 ha, năng suất đạt từ 3,2 - 3,5 tấn củ tươi/ha, trọng lượng mỗi củ đạt từ 100-130gr.
+ Xây dựng thành công mô hình sơ chế, bảo quản sản phẩm củ sâm với 2.000 gói củ sâm tươi trọng lượng 0,5kg/gói; 800 gói sâm tươi trọng lượng 5kg/gói; 200 gói sâm tươi trọng lượng 10kg/gói và 2.000 gói củ sâm khô, trọng lượng 0,5kg/gói.
+ Hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc; sơ chế, bảo quản cây sâm Thổ Hào (Radix Abelmoschi sagitifolii) phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Nghệ An.
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm từ cây sâm Thổ Hào (Radix Abelmoschi sagitifolii).
+ Đào tạo, tập huấn được cho 6-10 người nắm vững quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sâm và kỹ thuật bảo quản, sơ chế các sản phẩm sâm Thổ Hào.
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Cây công nghiệp và cây thuốc

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1: Điều tra, khảo sát lựa chọn địa điểm, chọn hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình tại huyện Thanh Chương
     - Địa điểm điều tra, khảo sát: xã Thanh Hà và xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương.
- Thời gian đi điều tra, khảo sát: 6 ngày, mỗi xã 3 ngày
- Số lượng: 3 người
- Nội dung thực hiện:
 + Điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết, đất đai), kinh tế  - xã hội; Khảo sát về quỹ đất, đánh giá chất lượng đất, nguồn nước và khả năng trồng sâm Thổ Hào ở vùng tổng Thổ Hào xưa (này là các xã Thanh Tùng, Thanh Hà, Thanh Mai, Thanh Giang).
+ Thu thập, lấy 2 mẫu nước tại vùng trồng sâm để phân tích các chỉ tiêu về Thủy Ngân (hg), Cadimi (Cd), Asen (As), Chì (Pb), Đồng (Cu), E.coli, Coliform, Salmonella.
+ Thu thập, lấy 2 mẫu đất tại vùng mô hình trồng sâm để phân tích về độ Ph, hàm lượng dinh dưỡng tổng số (N, P2O5, K2, OC), hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu (NH4+, NO3, P2O5, K2O); chỉ tiêu kim loại nặng Asen (As), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Đồng (Cu) và Kẽm (Zn); chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm gốc Clo, gốc Phốt pho.
Nội dung 2: Học tập kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây sâm.
- Địa điểm: tại tỉnh Quảng Bình
- Thành phần: 8 người (Đơn vị chủ trì, chủ nhiệm dự án; 3 cán bộ kỹ thuật và 03 hộ dân tham gia dự án)
- Nội dung: Học tập kinh nghiệm nhân giống và trồng cây sâm
- Thời gian: 3 ngày (cả đi về)
Nội dung 3: Đào tạo, tiếp nhận quy trình kỹ thuật
* Tập huấn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- Đơn vị chuyển giao, đào tạo tập huấn: HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Hưng Thịnh.
- Nội dung đào tạo, tiếp nhận quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Số lương: 11 người
- Số ngày đào tạo, chuyển giao: 8 ngày chia 3 đợt (trồng: 3 ngày; chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh: 3 ngày; Thu hoạch: 2 ngày).
- Giảng viên: HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Tân Hưng Thịnh và Viện Thuốc nam (2 người: 01 giảng viên chính và 01 giảng viên trợ giảng).
- Địa điểm: tại nhà nhà văn hóa, nơi các hộ dân tham gia dự án.
- Hình thức đào tạo, chuyển giao: Theo phương pháp đan xen giữa lên lớp tại hội trường và chuyển giao trực tiếp tại ruộng, vườn ươm.
* Đào tạo, tập huấn quy trình kỹ thuật sơ chế, bảo quản:
- Đơn vị chuyển giao, đào tạo tập huấn: Công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển VHV và Viện Thuốc nam.
- Nội dung đào tạo, tiếp nhận quy trình kỹ thuật:
+ Quy trình kỹ sơ chế, bảo quản sâm tươi
+ Quy trình kỹ thuật sơ chế, bảo quản sâm khô
- Số lớp: 2 lớp
- Số lượng người được đào tạo, tiếp nhận quy trình kỹ thuật:
Lớp 1: Đào tạo kỹ thuật sơ chế, bảo quản sâm tươi cho 4 người (Chủ nhiệm dự án, 3 cán bộ kỹ thuật). Số ngày đào tạo, chuyển giao: 2 ngày
Lớp 2: Đào tạo kỹ thuật chế, bảo quản sâm khô cho 4 người (chủ nhiệm dự án, 3 cán bộ kỹ thuật). Số ngày đào tạo: 5 ngày
- Địa điểm tại HTX Tân Hưng Thịnh.
- Hình thức đào tạo, chuyển giao: Theo phương pháp đan xen giữa lên lớp tại hội trường và chuyển giao trực tiếp cơ sở sản xuất.
Nội dung 4: Xây dựng mô hình trồng sâm thương phẩm 3 ha
+ Quy mô: 3 ha, tại 2 xã Thanh Hà và Thanh Tùng, huyện Thanh Chương.
+ Thời vụ trồng: Tháng 11 năm nay đến tháng 01 năm sau.
Năm 2021 – 2022: Trồng 01 ha để theo dõi hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc.
Năm 2022 – 2023: Trồng 02 ha.
+ Thời gian thu hoạch 12 tháng sau khi trồng
+ Mật độ trồng (dự kiến): 31.250 cây/ha
+ Dự kiến năng suất 3,2 – 3,5 tấn/ha/năm.
+ Triển khai xây dựng mô hình

  • ­Chuẩn bị giống
  • Chuẩn bị nguyên liệu vật tư
+ Quản lý, chăm sóc và theo dõi các chỉ tiêu cơ bản như:
- Tỷ lệ mọc mầm
- Tỷ lệ sống
- Các loại sâu bệnh
- Tốc độ sinh trưởng
- Năng suất, sản lượng
Nội dung 5: Xây dựng mô hình sơ chế, bảo quản sâm Thổ Hào
5.1. Chuẩn bị máy móc, cơ sở kỹ thuật phục vụ xây dựng mô hình
+ Nhà xưởng:  Sửa chữa nhà xưởng 90 m2, đảm bảo kín, thoáng mát, có hệ thống điện nước đảm bảo.
+ Máy móc: Máy sấy nhiệt STH – AGT – 48; Máy hút chân không Elip- Africa-400-1HP-70Kg điện áp 220V/50Hz.
5.2. Tổ chức chế biến
+ Đối với sâm củ tươi, chuẩn bị 1.000 kg củ tươi; 5 nhân công thực hiện sơ chế, rửa, tuyển lựa, vận hành máy, đóng gói, dãn nhãn.
- Tiến hành kiểm nghiệm các chỉ số như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật
- Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Sản phẩm là 2.000 gói củ tươi có quy cách đóng gói, hút chân không, trọng lượng 0,5 kg/gói, nhãn mác hợp quy chuẩn.
+ Đối với củ sâm khô, chuẩn bị 4.000 kg củ tươi; 5 nhân công thực hiện sơ chế, rửa, tuyển lựa, vận hành, đóng gói, dãn nhãn.
- Tiến hành kiểm nghiệm các chỉ số như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, vi sinh vật
- Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Sản phẩm là 2.000 gói củ khô có quy cách đóng gói, hút chân không, trọng lượng 0,5 kg/gói, nhãn mác hợp quy chuẩn.
+ Đối với số sâm tươi còn lại sẽ được đóng gói theo trọng lượng từ 5 – 10 kg có tem nhãn đầy đủ để cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến.
Nội dung 6: Xây dựng thương hiệu
+ Tổ chức thiết kế lô gô, in ấn nhãn hiệu
+ In ấn bao bì, nhãn mác cho 2.000 gói sâm tươi và khô, đóng 2.000 hộp loại 0,5kg; 800 gói sâm tươi có trọng lượng 5 kg; 200 gói sâm tươi có trọng lượng 10kg.
+ Phối hợp với các cơ quan có chức năng công bố chất lượng sản phẩm.
+ Xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm Sâm Thổ Hào.
Nội dung 7: Hội thảo khoa học
 - Nội dung hội thảo: Đánh giá hiệu quả dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào mô hình trồng và sản xuất các sản phẩm từ cây sâm Thổ Hào trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Thành phần hội thảo: Sở KH&CN Nghệ An; Sở NN&PTNT Nghệ An Sở Y tế Nghệ An; UBND huyện Thanh Chương; Phòng NN&PTNT huyện Thanh Chươngg; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp; UBND xã Thanh Hà nơi tổ chức thực hiện dự án và đại diện lãnh đạo một số xã trong huyện; đài TT-TH huyện; báo Nghệ An; Đơn vị triển khai dự án; Đơn vị chuyển giao công nghệ; Ban chủ nhiệm dự án; các nhà khoa học và các hộ dân tham gia dự án.
- Số lượng người tham gia Hội thảo: 40 người
- Địa điểm tổ chức: Huyện Thanh Chương
- Thời gian Hội thảo: 01 buổi.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo khoa học kết quả thực hiện dự án (kèm theo Báo cáo tóm tắt)
Quy trình trồng và chăm sóc cây sâm Thổ Hào
Mô hình trồng sâm Thổ Hào theo hướng hữu cơ (Organic)
Mô hình sơ chế, bảo quản các sản phẩm từ cây sâm Thổ Hào
5
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ cây sâm Thổ Hào
01-02 bài viết về kết quả nghiên cứu dự án
Đào tạo, tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và kỹ thuật sơ chế, bảo quản các sản phẩm từ cây sâm Thổ Hào
Phụ lục kèm theo, gồm:
- Các dữ liệu về thu thập, điều tra, khảo sát, phân tích;
- Báo cáo kết quả hội thảo khoa học;
- Một số số liệu, tài liệu khác liên quan đến việc thực hiện dự án.
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: xã Thanh Hà và xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/12/2021 đến 01/05/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1.582 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 790 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 4765/QĐ-UBND ngày 08 tháng Tháng 12 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)