Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Sơn La
Công ty TNHH Nghiên cứu và Tư vấn chuyển giao công nghệ và Đầu tư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Thanh long Sơn La cho sản phẩm quả thanh long của tỉnh Sơn La

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Công ty TNHH Nghiên cứu và Tư vấn chuyển giao công nghệ và Đầu tư

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Sơn La

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS. Trần Quang Minh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Ths. Phạm Thị Thùy Nhung; Luật sư Nguyễn Bá Hội; TS. Nguyễn Thị Hòa; CN. Phạm Hà My; CN. Lê Anh Thắng; KS. Nguyễn Văn Hiếu;CN. Nguyễn Thị Thu Huyền;CN. Hàn Tường Minh; CN. Nguyễn Thị Kim Trang; CN. Bùi Phương Linh CN.Đặng Mạnh Quân

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Xây dựng bộ hồ sơ đăng ký NHCN “thanh long Sơn La” và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.
Nội dung 2: Xây dựng được hệ thống kiểm soát NHCN và quản lý chất lượng sản phẩm mang NHCN.
Nội dung 3: Hỗ trợ xây dựng và phát triển NHCN “Thanh long Sơn La” theo chuỗi giá trị.
Nội dung 4: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang NHCN.
Nội dung 5: Theo dõi - Đánh giá và tổng kết dự án.
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Dự án đồng thời sử dụng các biện pháp chuyên môn sau để đảm bảo kết quả dự án:
- Phương pháp kế thừa: Dự án sẽ nghiên cứu và kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan về cây thanh long và hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thanh long trên địa bàn Sơn La và các địa phương khác nếu có.
- Phương pháp tiếp cận cơ sở: Dự án tiếp cận và xác định nhu cầu, mong muốn và sự đồng thuận từ chính người dân tại các vùng hiện đang sản xuất và kinh doanh sản phẩm thanh long Sơn La. Sự tham gia của họ vào tất cả các quá trình xây dựng và quản lý NHCN là rất cần thiết, các quy trình kỹ thuật chung phải kết hợp giữa kiến thức bản địa và khoa học kỹ thuật;
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng chuyên gia để nghiên cứu đánh giá, phân tích các tài liệu, kết qủa phân tích kiểm nghiệm và xác định các tiêu chí cần thiết liên quan đến sản phẩm thanh long;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa được triển khai thông qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu, phân tích trường hợp điển hình, phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (PRA)…;
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu:
+ Phương pháp lấy mẫu tuân thủ theo phương pháp lấy mẫu trên vườn sản xuất được quy định tại TCVN 9017-2011.
+ Mẫu sẽ được phân tích trên cơ sở các trang thiết bị hiện đại của Trung tâm phân tích kiểm nghiệm để tìm ra các chất lượng lý, hóa của sản phẩm;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê do Tổng cục Thống kê ban hành để phân tích các kết quả nghiên cứu về sản xuất, tiêu thụ, phân tích số liệu lý hóa;
- Phương pháp xây dựng bản đồ vùng địa lý: Sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), các bản đồ nền, bản đồ quy hoạch đất, quy hoạch trồng thanh long của tỉnh Sơn La, ý  kiến của người dân và chuyên gia để xử lý, biên tập và lưu trữ các loại bản đồ. Bản đồ được xây dựng chi tiết cho vùng dự án.
- Phương pháp tập huấn đào tạo: Phương pháp sử dụng chính của các lớp tập huấn,  các khóa đào tạo là phương pháp cùng tham gia, lấy học viên làm trọng tâm của lớp học; tuy nhiên, tùy theo từng nội dung, vấn đề và thành phần tham gia lớp tập huấn mà có sự thay đổi về phương pháp tiếp cận chủ động từ các học viên hoặc kết hợp giữa thuyết trình của giảng viên và sự tham gia có giới hạn của các học viên trong quá trình tập huấn.
- Phương pháp tiếp cận theo mô hình marketing 4P (Product-Price-Place-Promotion) để hỗ trợ các HTX và phát triển chuỗi giá trị NHCN thanh long Sơn La.
- Phương pháp kiểm tra, giám sát: Định kỳ tổng kết, đánh giá để đảm bảo tiến độ và kết quả dự án, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội thực hiện dự án trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định..

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ NHCN “Thanh long Sơn La” cho sản phẩm quả thanh long đầy đủ và hợp lệ.
- Văn bằng bảo hộ NHCN “Thanh long Sơn La” do cục Sở hữu trí tuệ-Bộ Khoa học và công nghệ cấp.
- Các quy định về quản lý và sử dụng NHCN được ban hành.
- Hệ thống quản lý và sử dụng NHCN “Thanh long Sơn La” được triển khai và vận hành.
- Các công cụ quảng bá, phát triển thương mại cho sản phẩm mang NHCN “Thanh long Sơn La” được xây dựng và vận hành.
- Các tổ chức, cá nhân liên quan đến NHCN được tập huấn nâng cao nhận thức về NHCN, hiểu và thực hiện được các nội dung về cấp quyền và sử dụng NHCN sau khi được cấp quyền sử dụng NHCN.
- Các tổ chức, cá nhân vùng sản xuất thanh long Sơn La được tập huấn nâng cao nhận thức và kiến thức về marketing và phát triển thương mại sản phẩm, từ đó tăng cường tính chủ động chuẩn hóa sản phẩm và tiếp cận thị trường thông qua các kênh phân phối của người sản xuất..

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:

16

Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ 01/07/2021 đến 01/12/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 945.25 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 945.25 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 1277/QĐ-UBND ngày 14 tháng Tháng 6 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)