Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Công ty TNHH Trường Anh Thư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh từ nguồn nguyên liệu ở địa phương để phát triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Quảng Ngãi

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 03/2021/HĐ-DAKHCN

5

Tên tổ chức chủ trì: Công ty TNHH Trường Anh Thư

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Quảng Ngãi

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Hữu Văn

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn; KS. La Quang Còn; Ths. Nguyễn Hữu Nguyên; PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả; PGS.TS. Đinh Văn Dũng; TS. Lê Đức Thạo; TS. Nguyễn Hải Quân; ThS. Võ Thị Minh Tâm; KS. Trần Minh Thông; CĐKT. Nguyễn Thị Mai; KSMT. Trần Quốc Tuấn

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Khảo sát, đánh giá nguồn phụ phẩm làm nguyên liệu và tình hình chế biến, sử dụng các loại thức ăn trong chăn nuôi bò thịt ở Quảng Ngãi
Công việc 1: Điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn phụ phẩm có thể sử dụng làm thức ăn cho bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
* Đối tượng, qui mô và phạm vi điều tra:
Tiến hành điều tra 15 hộ/doanh nghiệp, bao gồm nguồn phụ phẩm tạo ra từ chế biến nông sản, thực phẩm (02 nhà máy bia, 02 nhà máy chế biến tinh bột mỳ, 01 nhà máy sản xuất sữa đậu nành qui mô công nghiệp và 10 cơ sở ép dầu phụng qui mô nhỏ) và nguồn phụ phẩm tạo ra từ canh tác một số cây trồng chính (lúa, bắp, mía, đậu phụng) trên địa bàn tỉnh.
Công việc 2 : Điều tra, đánh giá tình hình trồng cây thức ăn, sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
* Đối tượng, qui mô và phạm vi điều tra:
Tiến hành điều tra 80 hộ chăn nuôi bò lai các giống chuyên thịt tại 8 xã, phường ở thị xã Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và thành phố Quảng Ngãi với các qui mô trang trại (chăn nuôi trang trại qui mô nhỏ: 11- 30 con; chăn nuôi trang trại qui mô vừa: trên 30 con).
Công việc 3: Tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra
Số liệu thu thập tiến hành nhập và quản lý bằng phần mềm Excel (2010), xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Số liệu sau khi xử lý được sử dụng để xây dựng 01 báo cáo đánh giá về trữ lượng và tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi bò thịt ở Quảng Ngãi.
Nội dung 2: Hoàn thiện các qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dùng cho bò thịt.
Công việc 1: Xác định nguyên liệu, phân tích thành phần và giá trị dinh dưỡng các nguyên liệu thức ăn
* Lấy mẫu các loại nguyên liệu dự kiến có thể dùng để chế biến thức ăn cho bò trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (mỗi loại lấy tối thiểu 3 mẫu đại diện):
- Nguyên liệu tinh:
+ Thức ăn giàu năng lượng: thóc nghiền, cám gạo, bột ngô, bột mì (sắn)
+ Phụ phẩm công nghiệp giàu đạm: bã bia, bã đậu nành, khô dầu lạc
+ Phụ phẩm công nghiệp giàu đường: rỉ mật đường
+ Phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ: bã sắn tươi (hoặc khô)
- Nguyên liệu thô:
+ Cây cỏ trồng: Cỏ voi, cỏ VA06, ngô sinh khối
+ Phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch dạng tươi: thân cây ngô sau thu bắp, ngọn lá mía, rơm tươi, thân lá lạc, ngọn lá sắn
+ Phụ phẩm cây trồng dự trữ dạng khô: rơm khô, thân lá lạc khô, vỏ lạc,...
+ Phụ phẩm công nghiệp giàu xơ: bã mía, mùn cưa
Công việc 2: Thiết lập khẩu phần (công thức thức ăn) cho từng nhóm bò:
Từ kết quả phân tích thành phần và giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn đã xác định, dựa theo Kearl (1982) về nhu cầu dinh dưỡng cho bò thịt ở các nước đang phát triển vùng nhiệt đới để tính toán nhu cầu về lượng vật chất khô và các chất dinh dưỡng ăn vào theo khối lượng bò, từ đó xác định công thức phối trộn và khẩu phần ăn cho bò.
Công việc 3: Hoàn thiện 03 qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dùng cho bò thịt và tập huấn hướng dẫn thực hiện:
- Trên cơ sở các công thức thức ăn đã được lựa chọn từ hoạt động 2 (của công việc 2, nội dung 2), tiến hành hoàn thiện các qui trình sản xuất (viết tài liệu qui trình sản xuất) cho phù hợp với đặc điểm của các nguồn nguyên liệu và sản phẩm mong đợi.
- Tập huấn hướng dẫn thực hiện: tiến hành tập huấn, hướng dẫn thực hiện các qui trình sản xuất cho doanh nghiệp.
- Hiệu chỉnh và hoàn thiện các qui trình sản xuất: đánh giá các loại sản phẩm thức ăn chế biến để hiệu chỉnh và hoàn thiện qui trình sản xuất.
.........

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

TT Tên sản phẩm Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật Ghi chú
I Sản phẩm dạng hàng hóa
1 Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh FTMR và thức ăn tinh hỗn hợp dạng viên được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tại Quảng Ngãi - Sản xuất  280 tấn thức ăn FTMR (245 tấn nuôi mô hình và 35 tấn dự trữ, tiêu thụ).
- Sản xuất 159,2 tấn thức ăn tinh dạng viên (59,2 tấn nuôi bò mô hình và 100 tấn dự trữ, tiêu thụ).
Trong đó, có 03 sản phẩm thức ăn FTMR và 03 sản phẩm thức ăn tinh dạng viên đảm bảo các điều kiện để có thể thương mại hóa (chứng nhận và công bố hợp quy, tiêu chuẩn cơ sở, bao gói, đầy đủ nhãn mác)
06            sản phẩm
II Sản phẩm là quy trình công nghệ; mô hình; báo cáo
1 Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR, FTMR) và thức ăn tinh dạng viên cho bò thịt từ các nguồn nguyện liệu sẵn có tại Quảng Ngãi - 03 bộ tài liệu về quy trình sản xuất chế biến và sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR, FTMR và thức ăn tinh dạng viên từ các nguyên liệu tại địa phương đảm bảo tính khoa học, dễ ứng dụng, trong đó có 09 công thức (01 quy trình với 03 công thức tương ứng cho 03 nhóm bò) và được Hội đồng khoa học nghiệm thu 03           quy trình, 09 công thức
2 Quy trình chăn nuôi bò thịt bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn tinh dạng viên 01 bộ tài liệu về quy trình được Hội đồng khoa học nghiệm thu  
3 Mô hình nuôi bò lai chuyên thịt bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR, FTMR và thức ăn tinh dạng viên - 02 mô hình (trang trại vừa 30 con, trang trại nhỏ 36 con/3 hộ) nuôi bò lai các giống chuyên thịt được nuôi thâm canh từ 7 đến 21 tháng tuổi, tăng trọng  bình quân đạt trên 700 gam/con/ngày.
- Hiệu quả kinh tế tăng 10% so với nuôi truyền thống.
04 điểm trình diễn
4 Báo cáo phân tích  tiềm năng các nguồn nguyên liệu sẵn có và tình hình chế biến, sử dụng các loại TA trong CN tại Quảng Ngãi - 01 báo cáo đánh giá số liệu điều tra đầy đủ, trung thực theo kết quả điều tra.  
5 Báo cáo về cơ sở dữ liệu của một số loại thức ăn dùng nuôi bò ở Q.Ngãi - 01 báo cáo đầy đủ dữ liệu về thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của 15-20 loại nguyên liệu có trữ lượng lớn dùng làm thức ăn nuôi bò ở tỉnh Quảng Ngãi.  
6 Báo cáo chuyên đề kết quả mô hình nuôi bò lai chuyên thịt bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR, FTMR và thức ăn tinh dạng viên - 01 báo cáo đánh giá kết quả triển khai mô hình đầy đủ, trung thực, khoa học.  
7 Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án - Thể hiện đầy đủ các nội dung đã thực hiện, đảm bảo chất lượng, yêu cầu khoa học và được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu kết quả dự án thông qua.  
III Sản phẩm là bài báo và các sản phẩm khác
1 Bài báo khoa học - 01 bài báo đăng trên Bản tin khoa học của tỉnh Quảng Ngãi hoặc tạp chí ngành chăn nuôi.  
2 Phim tư liệu Đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính trung thực các kết quả của dự án  
3 Đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật - 30 cán bộ cơ sở nắm được kỹ thuật sản xuất, chế biến thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR, FTMR và thức ăn hỗn hợp tinh dạng viên; nắm được kỹ thuật nuôi thâm canh bò thịt bằng các loại thức ăn hỗn hợp;
- 200 lượt hộ chăn nuôi bò thịt làm chủ được kỹ thuật chế biến và sử dụng TMR, FTMR trong chăn nuôi bò thịt thâm canh.
01   báo cáo  kết  quả
4 Hội nghị, hội thảo đầu chuồng - 100 lượt nông hộ và cán bộ địa phương trong và ngoài vùng dự án được tiếp cận kỹ thuật mới và biết được hiệu quả khi áp dụng các kỹ thuật này.  
5 Tờ rơi 1.000 tờ  
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: tại 8 xã, phường ở thị xã Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và thành phố Quảng Ngãi

16

Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 01/09/2021 đến 01/08/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 9.509 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 2.39 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 5.566 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 1.553 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 1297 ngày 27 tháng Tháng 8 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)