Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Hậu Giang
Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Tiềm năng giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Hậu Giang

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS.TÔ QUANG TOẢN

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Nguyễn Đình Vượng, GS.TS. Tăng Đức Thắng, TS. Lâm Vừ Thanh Nội , TS. Đặng Thanh Lâm, TS. Võ Hữu Thoại, TS. Vũ Ngọc Hùng, ThS. Phạm Đức Đoàn, ThS. Trần Thanh Toàn, ThS. Phạm Hữu Phát

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Do nằm ở vị trí cuối cùng của lưu vực sông Mê Công, ĐBSCL mà trực tiếp là tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng rất lớn sự biến động nguồn nước sông Mê Công. Những năm gần đây, với tốc độ phát triển nhanh của các nước vùng thượng nguồn, nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng, cùng với việc xây dựng các hệ thống đập thủy điện trên các dòng nhánh cũng như trên dòng chính của sông Mê Công, đồng thời với tác động của thời tiết cực đoan đã làm biến đổi chế độ dòng chảy sông Cửu Long nói chung và dòng chảy sông Hậu nói riêng (dòng chảy mùa lũ và dòng chảy mùa kiệt) với những diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho tỉnh Hậu Giang như: Hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt, thay đổi dòng chảy gây xói lở, bồi lắng gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống và sản xuất của người dân trong vùng. Vấn đề thiếu hụt nguồn nước ngọt sẽ tác động hết sức tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Riêng đối với ngành Nông nghiệp và PTNT, việc thiếu nguồn nước sẽ gây ra những khó khăn tổn thất lớn ở những vấn đề chính như sau: Thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả và dân sinh; Thiếu nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt; xâm nhập mặn gia tăng do lưu lượng giảm và mực nước biển dâng cao.
Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng Tây Sông Hậu, có địa hình trũng thấp nhất khu vực, chịu ảnh hưởng của cả 02 chế độ thủy triều biển Đông và biển Tây nên là vùng dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn và thiếu nguồn ngọt. Mặc dù đã được đầu tư hệ thống thủy lợi Ô Môn-Xà No khá hoàn chỉnh, tuy nhiên do ảnh hưởng của khai thác phát triển thượng lưu ngày một gia tăng và ảnh hưởng tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã và đang làm cho nguồn nước ngọt về Hậu Giang trong các tháng mùa khô có nguy cơ ngày càng cạn kiệt, xâm nhập mặn gia tăng. Thời gian vừa qua mặn đã xâm nhập sâu vào trong nội vùng của tỉnh (điển hình các đợt hạn - mặn mùa khô 2015-2016 và 2019 -2020), nước từ thượng nguồn về ít dẫn đến nguồn nước ngọt về trên hệ thống sông và kênh rạch trong tỉnh đã bị xuống thấp và sẽ có khả năng ngày càng thấp hơn, do đó rất cần phải có các giải pháp tích trữ nước ngọt để chủ động được với tình hình hạn hán - xâm nhập mặn về mùa khô hàng năm.
Để đảm bảo chủ động nguồn nước ngọt cho sản xuất tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp, như chuyển đổi cơ cấu cây trồng giảm phụ thuộc vào nước ngọt, tuy nhiên các vùng sản xuất trồng rau màu, cây ăn trái vẫn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến cả nước sinh hoạt cho người dân về mùa khô, vì vậy cần phải đánh giá đầy đủ tiềm năng nguồn nước mặt, đề xuất các giải pháp trữ nước ngọt hợp lý, hiệu quả mà trước hết là xem xét toàn diện mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh, đánh giá biến động nguồn nước ngọt thượng nguồn về Hậu Giang, thực trạng chất lượng môi trường nước trên sông kênh, từ đó đề xuất các giải pháp tạo nguồn trữ nước ngọt có căn cứ khoa học để sử dụng cho mùa khô,... 
Nắm chắc tiềm năng nguồn nước ngọt cũng như những biến động nguồn nước ngày sẽ cho phép các nhà hoạch định kế hoạch phát triển và nhà ra quyết định của tỉnh Hậu Giang có phương án và quyết định hợp lý nhằm chủ động khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn nước trên hệ thống sông kênh trong tỉnh góp phần xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vũng của địa phương. Đồng thời, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng đang diễn biến ngày càng bất lợi, từ đó có kế hoạch phòng chống hợp lý, kịp thời. Chính vì vậy, việc cho thực hiện đề tài cấp Tỉnh: “Tiềm năng, giải pháp quản lý nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh hiệu quả ở tỉnh Hậu Giang” là vấn đề rất kịp thời và cấp thiết, nó mang tầm chiến lược đảm bảo an ninh nguồn nước của tỉnh Hậu Giang trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội, phòng chống thiên tai và bảo vệ nguồn tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm.   

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học kỹ thuật và công nghệ

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

  • Phương pháp điều tra, thu thập tổng hợp phân tích và xử lý tài liệu đã có:
  • Phương pháp mô hình toán (mô hình mô phỏng thủy văn thủy lực và chất lượng nước, mô hình thống kê, dự báo)
  • Phương pháp chuyên gia và hội thảo
  • Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích kịch bản, tổng hợp đánh giá các phương án.
  • Phương pháp kiểm nghiệm: Đo đạc thực tế để kiểm nghiệm kết quả dự báo (các mô hình thành phần và mô hình tổng thể) được coi là quan trọng trong nghiên cứu này. Trên cơ sổ đó hoàn thiện dần mô hình dự báo (kể cả sau khi đề tài kết thúc).
  • Phương pháp kế thừa/tương tự: Đề tài sẽ tham khảo các kinh nghiệm/phương pháp đã được ứng dụng thành công để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Trong đó, triệt để kế thừa các đề tài, dự án đang thực hiện tại Viện KHTL miền Nam (nhân lực, thiết bị, số liệu, mô hình toán,...) và các đơn vị khác.
  • Sử dụng các phương pháp nghiên cứu bổ trợ như viễn thám, GIS:

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo đánh giá trữ lượng các nguồn nước ngọt (mưa, sông, kênh) theo không gian và thời gian, nhu cầu sử dụng nước ngọt tại tỉnh Hậu Giang
Báo cáo đánh giá biến động nguồn nước ngọt và thực trạng tình hình xâm nhập mặn và mức độ ảnh hưởng tới nguồn nước ngọt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Báo cáo đánh giá khả năng biến động nguồn nước ngọt thượng lưu về trên sông, kênh chính và nội đồng tỉnh Hậu Giang trong điều kiện hiện tại và tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng
Giải pháp quản lý tổng hợp, quản trị nước, khai thác và sử dụng nguồn nước ngọt hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Hậu Giang.
Giải pháp tạo nguồn trữ nước ngọt phục vụ cấp nước cho sinh hoạt tại các huyện, thị xã, thành phố  của tỉnh Hậu Giang trong điều kiện hạn hán - xâm nhập mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Báo cáo Tổng hợp kết quả KHCN đề tài
Bản đồ đánh giá trữ lượng các nguồn nước ngọt (mưa, sông, kênh) theo các vùng/ tiểu vùng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Bản đồ số)
Giải pháp Khoa học công nghệ trữ và sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt tưới cho cây Quýt đường xã Long Trị

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: dại bàn tỉnh Hậu Giang

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/10/2021 đến 01/10/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 2248679 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 2248679 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)