Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN


Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Xây dựng đề án phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản:

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Trần Chí Thiện

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1. Họ và tên: Trần Trí Thiện Chức danh khoa học: Phó giáo sư Học vị: TS. 2. Họ và tên: Vũ Quỳnh Nam Chức danh khoa học: Học vị: TS 3. Họ và tên: Nguyễn Quang Hợp Chức danh khoa học: Học vị: TS 4. Họ và tên: Trần Nhuận Kiên Chức danh khoa học: Phó giáo sư Học vị: TS. 5. Họ và tên: Đỗ Đình Long Chức danh khoa học: Học vị: TS 6. Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh Chức danh khoa học: Học vị: TS. 7. Họ và tên: Trần Thị Tuyết Chức danh khoa học: Học vị: TS. 8. Họ và tên: Đàm Thanh Thủy Chức danh khoa học: Học vị: TS 9. Họ và tên: Hoàng Thị Thu Chức danh khoa học: Phó giáo sư Học vị: TS 10. Họ và tên: Nguyễn Thị Nga Chức danh khoa học: Học vị: TS. 11. Họ và tên: Vũ Khắc Quang Chức danh khoa học: Học vị: Ths 12. Họ và tên: Triệu Kim Cương Chức danh khoa học: Học vị: Cử nhân 13. Họ và tên: Đỗ Trọng Hưng Chức danh khoa học: Học vị: Ths

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Điều tra, phân tích thực trạng du lịch cộng đồng trong vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng và khu vực lân cận.
Nội dung 2: Xây dựng 3 tour du lịch dựa trên 3 “tuyến đường trải nghiệm” trong vùng Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng và khả năng hình thành tour liên kết giữa CVĐCNN Cao Bằng và CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.
Nội dung 3: Xây dựng mô hình liên kết giữa cộng đồng và các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại vùng Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng.
Nội dung 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương.
Nội dung 5: Xây dựng Đề án phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại vùng Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng.
Nội dung 6: Thực hiện một số hoạt động hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện Đề án phát triển mô hình du lịch cộng đồng trong vùng CVĐCNN Cao Bằng.
Nội dung 7: Tổng kết quá trình nghiên cứu và kết quả xây dựng Đề án phát triển mô hình DLCĐ tại vùng CVĐCNN Cao Bằng

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nhân văn

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

- Xác định vùng nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu
Vùng nghiên cứu được xác định là vùng CVĐCNN Cao Bằng, bao phủ diện tích của 9 huyện gồm toàn bộ các huyện: Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích của các huyện Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An. Đây là vùng đất được thiên nhiên ban cho khí hậu mát lành và phong cảnh đẹp cùng với đó là nét văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, mang bản sắc riêng, độc đáo... đây chính là tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch trong đó có phát triển du lịch cộng đồng. Trong đó, đề án hướng vào nghiên cứu phát triển DLCĐ tại các địa phương nằm dọc theo 03 tuyến du lịch: Khám phá Phja Oắc - Phja Đén - vùng núi của những đổi thay (phía Tây); “Trở về nguồn cội” (phía Bắc); “Trải nghiệm văn hóa bản địa xứ sở thần tiên” (Phía Đông); Ngoài ra, nghiên cứu được thực hiện tại khu vực lân cận (huyện Bảo Lạc) là điểm du lịch trung chuyển giữa vùng CVĐCNN Cao Bằng và vùng CVĐC Cao nguyên Đá Đồng Văn.
Các điểm nghiên cứu chủ yếu được chọn là các điểm du lịch chính nằm dọc theo 03 tuyến nói trên. Trong đó, khu du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại Khu vực hồ Bản Viết, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh là một trọng tâm nghiên cứu, xây dựng mô hình liên kết phát triển DLCĐ để rút kinh nghiệm và đề xuất phương hướng để mở rộng cho các điểm du lịch khác có các sản phẩm văn hóa DLCĐ đặc sắc khác nằm dọc theo 03 tuyến nói trên.
         - Phương pháp thu thập dữ liệu
 + Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các xuất bản phẩm liên quan, các tài liệu thu thập từ  niêm giám thống kê tỉnh Cao Bằng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng, các sở, ban, ngành, các địa phương, doanh nghiệp thuộc vùng nghiên cứu.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là các số liệu mới được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan (du khách trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp, cộng đồng, chính quyền và cơ quan quản lý DL các cấp) bằng phiếu điều tra phỏng vấn được lập sẵn.
Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện qua 2 đợt với tổng số lượt người được phỏng vấn bằng phiếu điều tra là 583 người:
Đợt điều tra thứ 1: Phỏng vấn 333 người gồm: 289 người với các thông tin về thực trạng và tiềm năng phát triển DLCĐ của vùng  CVĐCNN Cao Bằng và khu vực lân cận  và khả năng hình thành các tour du lịch; 44 người về thực trạng kinh tế, xã hội, môi trường và sự sẵn lòng tham gia liên kết phát triển DLCĐ của các bên liên quan tại khu vực Bản Viết, xã Phong Châu.
Đợt điều tra thứ 2: Phỏng vấn 250 người về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia và kết quả tham gia phát triển du lịch cộng đồng của người dân địa phương.
- Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
+ Nghiên cứu định tính được sử dụng trong phỏng vấn cá nhân khi cần thu thập các thông tin định tính, khi nghiên cứu điển hình và quan sát. Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu các đánh giá của các tác nhân trên về sự tham gia du lịch của người dân địa phương. Trong nghiên cứu định tính, dữ liệu được thu thập thông qua sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để thu thập thông tin với mức 1: rất không đồng ý, mức 2: không đồng ý, mức 3: phân vân, mức 4: đồng ý, mức 5: rất đồng ý.
Trong nghiên cứu định tính, SWOT là công cụ được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong đánh giá thực trạng du lịch cộng đồng tại vùng CVĐCNN Cao Bằng. Qua đó, đề xuất phương hướng  phát triển du lịch cộng đồng cho Vùng.
+ Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đánh giá thực trạng du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng; đánh giá kết quả xây dựng tour du lịch và liên kết trong phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương. Cụ thể, nghiên cứu định lượng giúp đánh giá được sự thay đổi về thực trạng kinh tế, xã hội, môi trường của hộ dân; mức độ tham gia của các bên liên quan vào mô hình liên kết trong phát triển du lịch cộng đồng tại vùng nghiên cứu; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương. Các phương pháp định lượng chủ yếu bao gồm: thống kê mô tả, so sánh, dãy số biến động theo thời gian, kiểm định ý nghĩa thống kê; phương pháp hồi quy dạng Logit, dạng Cobb – Douglas.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

 - Xây dựng 03 mẫu phiếu điều tra (44 phiếu điều tra thực tế) để phỏng vấn sâu: Nhà quản lý, doanh nghiệp, hộ dân bản địa về thực trạng kinh tế- xã hội, môi trường và sự sẵn sàng tham gia liên kết phát triển DLCĐ của các bên liên quan tại khu Bản Viết, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh
 - Xây dựng 03 tour du lịch.
 - Tổ chức 01 lớp tập huấn cho người dân và cán bộ quản lý du lịch cộng đồng
 - Tổ chức 01 chuyến tham quan, khảo sát các mô hình tiêu biểu về DLCĐ cho các bên liên quan
 - Biên soạn và phát hành 3 bộ Cẩm nang Du lịch Vùng CVĐCNN Cao Bằng

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Tại Vùng Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/06/2019 đến 01/05/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1.2 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1.2 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số Số 900/QĐ-UBND ngày 25 tháng Tháng 6 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)