14/2014/TT-BKHCN
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Giải pháp đào tạo bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đồng bào dân tộc thiểu số: Mông Dao Sán Chỉ Lô Lô các dân tộc thiểu số ít người khác tại tỉnh Cao Bằng thông qua hệ Dự bị đại học dân tộc |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Lê Trọng Tuấn
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1. Họ và tên: TS. Lê Trọng Tuấn Chức danh khoa học: Tiến sĩ Khoa học giáo dục Học vị: TS 2. Họ và tên: ThS. Trần Thị Kim Thu Chức danh khoa học: Học vị: ThS. 3. Họ và tên: TS. Nguyễn Tuấn Anh Chức danh khoa học: Học vị: TS 4. Họ và tên: TS. Tạ Xuân Phương Chức danh khoa học: Học vị: TS 5. Họ và tên: ThS. Vũ Khắc Quang Chức danh khoa học: Học vị: ThS 6. Họ và tên: Bàn Thanh Hiền Chức danh khoa học: Học vị: 7. Họ và tên: ThS. Phạm Kim Bích Chức danh khoa học: Học vị: ThS 8. Họ và tên: ThS. Nguyễn Thị Thúy Chức danh khoa học: Học vị: ThS. 9. Họ và tên: ThS. Dương Minh Nhuận Chức danh khoa học: Học vị: ThS |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác bồi dưỡng, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lôvà các dân tộc thiểu số ít người khác. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: - Cách tiếp cận
Để đạt được các mục tiêu đề ra, các cách tiếp cận sau sẽ được sử dụng: - Tiếp cận kế thừa: Tham khảo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các nguồn dữ liệu trong và ngoài nước. Đặc biệt đề tài sẽ chú trọng việc tiếp thu các sản phẩm, cơ sở khoa học của các nghiên cứu liên quan về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. - Tiếp cận chuyên gia: Tập hợp đội ngũ cán bộ, chuyên gia, nhà quản lí có kinh nghiệm, năng lực và hiểu biết về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao người dân tộc thiểu số; tiếp cận các chuyên gia, các nhà quản lí tư vấn về các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số đặc biệt là dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc thiểu số rất ít người khác. - Tiếp cận hệ thống: Đi từ tổng thể đến chi tiết, từ cấp vĩ mô của các chính sách, quy định của Nhà nước, của địa phương dành cho giáo dục dân tộc đến các giải pháp cụ thể về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đồng bào các dân tộc thiểu số. - Tiếp cận ngành và liên nghành: Nghiên cứu giải pháp đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực có trình độ cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc thiểu số rất ít người khác liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, do đó cần phải tiếp cận không chỉ từ góc độ giảng dạy, đào tạo bồi dưỡng trong Khoa học Giáo dục mà còn tiếp cận liên ngành vớiKhoa học Chính trị, Khoa học lãnh đạo, quản lý, các quan điểm, chính sách của Đảng ta và Nhà nước về công tác giáo dục dân tộc. - Tiếp cận vùng: Do tính đặc thù của tỉnh Cao Bằng, tập trungnhiều thành phần dân tộc khác nhau, với đặc điểm phân bố, trình độ phát triển kinh tế và trình độ dân trí của các thành phần dân tộc thiểu số cũng có sự khác biệt… Vì vậy, với tiếp cận vùng, nhóm nghiên cứu sẽ nhận diện được rõ hơn đặc điểm riêng của các dân tộc thiếu số Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và các dân tộc thiểu số rất ít người khác so sánh với những thành phần dân tộc còn lại khác. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (1) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: + Dân tộc thiểu số ít người Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô lô và các dân tộc thiểu số ít người khác tại tỉnh Cao Bằng. Tập trung nghiên cứu về đối tường Học sinh từ lớp 12 trở xuống; + Cơ chế, chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho đồng bào dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô lô và các dân tộc thiểu số ít người khác đặc biệt là cơ chế, chính sách đào tạo qua Hệ Dự bị Đại học. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp và tổng quan tài liệu: Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc. Phương pháp tổng quan tài liệu được áp dụng trên cơ sở kế thừa, nghiên cứu các phương pháp, giải pháp, kinh nghiệm đã được xây dựng và triển khai. Trên cơ sở đó đúc rút những kinh nghiệm làm nền tảng cho việc đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp dân tộc Mông, Dao, Sán Chỉ và các dân tộc thiểu số rất ít người khác của tỉnh Cao Bằng. Phương pháp thống kê: Tiến hành thống kê, thu thập các số liệu, các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án đã được thực hiện có liên quan. Đồng thời, thống kê, thu thập các số liệu, khảo sát tại các địa phương trong tại tỉnh Cao Bằng. - Phân tích số liệu: Phân tích nội dung bảng hỏi do nhóm nghiên cứu xây dựng và thu thập thông tin chủ yếu mang tính định lượng, nên việc xử lý các thông tin có được trong các bảng hỏi là thực sự cần thiết và không thể thiếu nhằm để có được những thông tin định lượng với những con số và tỷ lệ phần trăm cụ thể. Từ đó, tạo cơ sở cho nhóm nghiên cứu có được những phân tích, đánh giá mang tính định lượng và có sức thuyết phục cao. - Điều tra xã hội học: là một phương pháp rất quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu bởi giúp tác giải nghiên cứu định lượng hóa được thông tin một cách rõ ràng, chính xác. Nội dung trong bảng hỏi sẽ được xây dựng bám sát nội dung và kết cấu của các nội dung, các phần chính của đề tài. Theo đó, các câu hỏi chủ yếu vẫn là câu hỏi đóng với câu trả lời “có - không”, những câu hỏi lựa chọn dựa trên nhiều phương án khác nhau. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được coi là một phương pháp quan trọng và hiệu quả. Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của nhóm chuyên gia liên ngành về lĩnh vực nghiên cứu, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh được những ý kiến chủ quan trong nghiên cứu.Đề tài nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực (Giáo dục và đào tạo, các ngành kinh tế, xã hội, quản lí...). Các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ được mời tham dự hội thảo và nhóm tác giả đề tài sẽ trao đổi ý kiến, kinh nghiệm với các chuyên gia có kinh nghiệm và thực tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, các quản lý sử dụng lao động, hoạch định chính sách, lãnh đạo các Sở ban ngành, lãnh đạo các địa phương của tỉnh… nhằm tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức cũng như sự hiểu biết của các chuyên gia để đối chứng, kiểm chứng những số liệu thu thập được.
- Các kỹ thuật sử dụng khác: Cùng với các phương pháp nêu trên, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng một số phương tiện và kĩ thuật khác nhưchụp ảnh, ghi âm, quay video... nhằm bổ sung, thu thập thêm những thông tin sống động, cụ thể và thuyết phục cho đề tài. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 1. Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo, mô hình, quy trình, phương pháp nghiên cứu mới, sơ đồ, bản đồ, số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác.
2. Báo cáo các nội dung chuyên đề nghiên cứu 3. Báo cáo kết quả điều tra khảo sát 4. Báo cáo các chuyên đề Hội thảo khoa học 5. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ít người 6. Bộ tiêu chí đánh giá nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số ít người. 7. Báo cáo tóm tắt và báo cáo tổng kết đè tài 8. Ít nhất 02 bài báo |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Phạm vi về nội dung: các vấn đề liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô lô và các dân tộc thiểu số ít người khác tại tỉnh Cao Bằng. - Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tập trung các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thông Nông, Hà Quảng và Thạch An; Trường Dự bị đại học dân tộc Trung ương. |
16 |
Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2019 đến 01/01/2021) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 480 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 480 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số số 1072/QĐ-UBND ngày 12 tháng Tháng 7 năm 2019 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|