Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu thăm dò khả năng ứng dụng chế phẩm điều hòa sinh trưởng Hexanal trong xử lý cận và sau thu hoạch cho quả xoài

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Vũ Thị Nga

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Tạ Phương Thảo; TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt; ThS. Vũ Đức Hưng; ThS. Nguyễn Thị Huệ; ThS. Nguyễn Thị Tú Quỳnh; KS. Đỗ Thu Trang; KS. Lê Thị Hiền; KS Nguyễn Đình Đông; KS. Vũ Ngọc Dũng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Khảo sát và lựa chọn xây dựng vùng nguyên liệu xoài phù hợp cho nghiên cứu thực nghiệm đánh giá hiệu quả của chế phẩm;
Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế độ công nghệ xử lý Hexanal giai đoạn cận thu hoạch và sau thu hoạch đến chất lượng, thời gianthu hái và bảo quản sau thu hoạch;
Nội dung 3:  Tổng hợp, đánh giá hiệu quả kinh tế-kỹ thuật việc ứng dụng Hexanal giai đoạn cận và sau thu hoạch cho quả xoài

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Bảo quản và chế biến nông sản

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: a. Nguyên liệu nguyên cứu
- Hexanal
- Xoài (Mangifera indica L.) được trồng tại tỉnh Khánh Hòa hoặc tỉnh Sơn La.
Chọn cây thí nghiệm:  tuổi cây xoài từ 8-10 năm tuổi. Các công thức được nghiên cứu trong cùng một điều kiện trồng trọt và chăm sóc (phương pháp định cây đồng đều trên vườn sản xuất - Phạm Chí Thành,1986)
b. Các chỉ tiêu phân tích chính

  • Chỉ tiêu đánh giá: Thời gian kéo dài thu hoạch trên cây; thời gian bảo quản sau thu hoạch; tỷ lệ rụng quả tại thời điểm thu hoạch
  • Các chỉ tiêu cần phân tích chất lượng xoài sau thu hái: hàm lượng tinh bột, hàm lượng đường, tổng chất khô hoà tan (TSS), đường, axit hữu cơ, Vitamin C), đánh giá chất lượng cảm quan và tỷ lệ thối hỏng; hàm lượng vi sinh vật tổng số
c. Bố trí thí nghiệm
  1. Nội dung 1: Khảo sát và lựa chọn xây dựng vùng nguyên liệu xoài phù hợp cho nghiên cứu thực nghiệm đánh giá hiệu quả của chế phẩm;
Khảo sát thực tế tại vùng nguyên liệu xoài tại tỉnh Khánh Hòa và Sơn La. Thu thập các thông tin, dữ liệu qua kênh dữ liệu thứ cấp về thực trạng sản xuất, bảo quản và tiêu thụ quả xoài của địa phương (Giống, tuổi cây, phương pháp chăm sóc, thu hái, bảo quản, và các tiêu thụ, địa điểm tiêu thụ, thời gian tiêu thụ) từ đó lựa chọn được vùng nguyên liệu có thể áp dụng chế phẩm.
  1. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế độ công nghệ xử lý Hexanal giai đoạn cận thu hoạch và sau thu hoạch đến chất lượng, thời gianthu hái và bảo quản sau thu hoạch;
  • Thực nghiệm 1 (ND2.1)Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm và nồng độ xử lý Hexanal giai đoạn cận thu hoạch đến chất lượng, thời gian thu hái và bảo quản sau thu hoạch
  • Thực nghiệm 2 (ND2.2):Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý Hexanal sau thu hoạch đến chất lượng và thời gian bảo quản quả xoài.
- Bố trí thí nghiệm:
  • Nội dung 2.3: Đề xuất quy trình kỹ thuật ứng dụng chế phẩm Hexanal trong xử lý cận thu hoạch và sau thu hoạch cho quả xoài
Từ kết quả thu được ở thực nghiệm 1 (ND 2.1) và thực nghiệm 2 (ND 2.2), bước đầu đề xuất quy trình kỹ thuật ứng dụng chế phẩm Hexanal trong xử lý cận thu hoạch và sau thu hoạch cho quả xoài
d. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng
  • Số mẫu trong mỗi thí nghiệm theo QCVN 01-1: 2009/BNNPTNT;
  • Lấy mẫu trên đồng ruộng theo TCVN 9017:2011;
  • Đánh giá các chỉ tiêu cảm quan theo thang điểm Hedonic;
  • Đo tổng chất rắn hòa tan bằng khúc xạ kế ATAGO RX-5000;
  • Xác định đo cứng bằng máy đo độ cứng quả “Fruit Hardness Tester FR 5120”.
  • Xác định hàm lượng acid tổng số bằng phương pháp chuẩn độ với NaOH 0.1N
  • Xác định hàm lượng vitamin C bằng phương pháp chuẩn độ với 2,6 dicloro indophenol phenolate natri (2,6- DCPIP) sử dụng máy chuẩn độ tự động Titroline SCHOTT Instruments
  • Xác định hàm lượng đường tổng số: theo TCVN 4594 - 88.
  • Xác định tỷ lệ thối hỏng: Tỷ lệ thối hỏng quả: X (%) = [M2/ M1] x 100, trong đó M1 là tổng số quả theo dõi, M2 là tổng số quả thối hỏng.
  • Xác định vi sinh vật tổng số: bằng phương pháp định lượng vi sinh vật trên đĩa thạch theo TCVN 4884-1:2015
Kết quả thí nghiệm được phân tích ANOVA và kiểm định LSD (5%) để so sánh sự khác biệt trung bình giữa các lần lặp lại trong cùng thí nghiệm. Các phân tích thống kê sử dụng phần mềm SPSS.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 01 Báo cáo kết quả thăm dò hiệu quả của Hexanal trong xử lý cho quả xoài nhằm làm chậm quá trình già hóa và chín, kéo dài thời gian thu hoạch;
- 01 Báo cáo đề xuất quy trình kỹ thuật ứng dụng chế phẩm Hexanal trong xử lý cận thu hoạch và sau thu hoạch cho quả xoài;
- 01 Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật việc xử lý Hexanal giai đoạn cận và sau thu hoạch cho quả xoài.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả của Đề tài tiềm năng cấp Bộ là tiền đề để tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/01/2021 đến 01/06/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 500 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 500 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số số 4859/ QĐ–BNN–KHCN ngày 01 tháng Tháng 12 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)