Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất pectin từ vỏ quả cam chanh chanh leo tươi

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Đỗ Thị Thu Hiền

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Hồng Hà; Ths. Nguyễn Thị Hương Trà; Ths. Nguyễn Ngọc Huyền; Ths. Đỗ Thị Thu Hiền; Ths. Vũ Thu Diễm; Ths. Nguyễn Tuấn; KS. Lê Thị Trang; KS. Lê Vân Thanh

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Công nghệ sản xuất pectin
1.1. Công nghệ sản xuất pectin trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2. Nghiên cứu lựa chọn nguồn nguyên liệu cho sản xuất pectin từ vỏ cam, chanh, chanh leo.
Nội dung 2: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất pectin từ nguồn nguyên liệu vỏ quả tươi lựa chọn quy mô phòng thí nghiệm
2.1. Nghiên cứu giải pháp xử lý nguyên liệu tiền trích ly
2.2. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả trích ly pectin bằng enzym và ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình thủy phân của enzym đến hiệu quả trích ly pectin (tỷ lệ enzym, nhiệt độ, pH và thời gian thủy phân)
2.3. Nghiên cứu thu nhận pectin từ nguồn nguyên liệu lựa chọn
Nội dung 3: Khảo sát các thông số công nghệ sản xuất pectin từ nguồn nguyên liệu vỏ quả tươi lựa chọn quy mô 50 kg nguyên liệu/mẻ.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Bảo quản và chế biến nông sản

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: -  Phương pháp xác định nồng độ chất khô hòa tan: sử dụng chiết quang kế có dải nồng độ từ 0 - 32% (nhiệt độ chuẩn là 20oC).
Hàm lượng chất khô hòa tan = chỉ số khúc xạ x 10 + hệ số hiệu chuẩn
- Phương pháp xác định hàm ẩm, chất xơ, protein, tro theo AOAC, 2000.
- Phương pháp xác định pH: Đo chỉ số pH bằng thiết bị chuẩn độ điện thế tự động 702 SM Titrino của hãng Metrohm (Thụy Sỹ).
- Phương pháp xác định hàm lượng pectin (Kulkarni S.G., Vijayanand P., 2010)
- Phương pháp xác định axit galacturonic: Xác định theo phương pháp của Miller G.L., 1959. Bổ sung 1 ml thuốc thử DNS vào 0,2 ml mẫu đường, đun sôi trong 10 phút, làm lạnh nhanh, đo độ hấp thụ ở bước sóng 575 nm, dựa vào đồ thị đường chuẩn axit galacturonic suy ra hàm lượng axit galacturonic có trong mẫu.
Dựa vào kết quả phân tích thành phần hóa học của vỏ quả làm tiền đề cho việc nghiên cứu công nghệ sản xuất pectin từ vỏ cam, chanh và chanh leo.
- Xác định hiệu suất thu hồi pectin:
                                                   m’ x 100
Hiệu suất thu hồi H (%) = ---------------
                                                       m
Trong đó m’: khối lượng pectin thu được sau mỗi thí nghiệm (g)
                     m: khối lượng mẫu ban đầu (g) 
- Xác định độ nhớt: độ nhớt được đo bằng máy đo độ nhớt
Phương pháp vi sinh:
+ Tổng số VSV hiếu khí theo ph­ương pháp TCVN5165:90
+ Coliforms xác định theo TCVN 4883-93.
+ E. coli theo phư­ơng pháp TCVN 5515-90.
+ Tổng số bào tử nấm mốc, nấm men xác định theo TCVN 5166-90.
Phương pháp phân tích hàm lượng kim loại nặng:
+ Xác định hàm lượng asen (As) theo TCVN 5367- 91
+ Xác định hàm lượng chì (Pb) theo TCVN 10643:2014

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

-  01 kg pectin dạng bột. Sản phẩm có hàm lượng axit galacturonic ≥ 65%, Độ ẩm ≤ 12; Chì ≤ 5 mg/kg; Arsen ≤ 3 mg/kg; Tổng số vi sinh vật hiếu khí ≤ 5x103 cfu/g; Tổng số nấm men và nấm mốc ≤ 5x102 cfu/g; Coliforms , E. coli, Salmonella không phát hiện. Thời gian sử dụng tối thiểu 6 tháng.
- 01 quy trình công nghệ sản xuất pectin từ vỏ quả tươi quy mô 50 kg/mẻ: Quy trình gồm các khâu xử lý nguyên liệu, tách chiết pectin, thu hồi, tạo chế phẩm dạng bột và bao gói bảo quản. Sản phẩm pectin đạt: Hàm lượng axit galacturonic ≥ 65%; Độ ẩm ≤ 12%; An toàn thực phẩm; Thời gian sử dụng tối thiểu 6 tháng.
- 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Công nghệ sản xuất pectin từ vỏ cam, chanh, chanh leo từ phế phụ phẩm của quá trình chế biến nước quả có thể áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến rau quả trong cả nước như: NAFOODS, DOVECO…; Công nghệ ứng dụng sản phẩm phụ gia thực phẩm an toàn pectin là nhu cầu sử dụng ở hầu hết các cơ sở, nhà máy chế biến thực phẩm trong cả nước như: Nhà máy chế biến sữa VINAMILKS; nhà máy bánh kẹo Tràng An….

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/01/2020 đến 01/12/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 300 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 300 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số số 2433/QĐ-BNN-KHCN ngày 25 tháng Tháng 6 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)