Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ một số loài Trà hoa vàng (Camellia spp) của Việt Nam

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Nguyễn Tất Thắng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Nguyễn Tất Thắng; Vũ Kim Thoa; Lê Thu Hằng; Trần Hồng Thao; Vũ Thị Nhị; Nguyễn Tiến Nam; Lại Mạnh Toàn; Nguyễn Văn Hân; Phạm Văn Đông; Ngô Hải Xuyên

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

  1. Nghiên cứu lựa chọn nguyên liệu và xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu Trà hoa vàng.
  2. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sấy thăng hoa lá, hoa Trà hoa vàng quy mô 30kg nguyên liệu tươi/mẻ.
  3. Nghiên cứu quy trình công nghệ tách chiết và thu nhận cao từ lá Trà hoa vàng quy mô 30kg nguyên liệu khô/mẻ.
  4. Nghiên cứu ứng dụng cao Trà hoa vàng để sản xuất một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (trà sữa hòa tan, nước uống, viên nang cứng) giàu hoạt chất sinh học.
  5. Đánh giá chỉ tiêu an toàn thực phẩm của sản phẩm; đánh giá độc tính cấp trên động vật thực nghiệm của cao Trà hoa vàng ở điều kiện in vitro.
  6. Sản xuất thử nghiệm các sản phẩm lá, hoa Trà hoa vàng (sấy thăng hoa), cao Trà hoa vàng (từ lá) giàu hoạt chất sinh học; trà sữa hòa tan, nước uống, viên nang cứng từ cao Trà hoa vàng.
7. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp an toàn thực phẩm tại Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Cây rau, cây hoa và cây ăn quả

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm được tiến hành các bước:
- Đánh giá thành phần, hàm lượng hoạt chất sinh học của sản phẩm và các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
- Xây dựng hồ sơ tiêu chuẩn dựa trên các thông số của sản phẩm, so sánh sản phẩm đạt chỉ tiêu về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Theo hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở của thông tư 21/2007/TT-BKHCN  và thông tư 29/2011/TT-BKHCN về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN, trong đó trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở (sau đây viết tắt là TCCS) bao gồm những bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng TCCS;
Bước 2: Biên soạn dự thảo TCCS;
Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo TCCS;
Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo TCCS;
Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo TCCS;
Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo TCCS;
Bước 7: Thẩm tra dự thảo TCCS;
Bước 8: Công bố TCCS;
Bước 9: In ấn TCCS.
Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm:
* Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan: Bằng phương pháp lập hội đồng chấm điểm, kết hợp với phương pháp phân tích mô tả được sử dụng nhằm xác định sự thay đổi của các tính chất cảm quan đặc trưng của nguyên liệu và cao Trà hoa vàng chứa hoạt chất sinh học, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Các bước tiến hành bao gồm: Lựa chọn hội đồng, xây dựng thuật ngữ, huấn luyện thành viên hội đồng, đánh giá sản phẩm của Hội đồng. 
* Phương pháp phân tích các thành phần dinh dưỡng của lá, hoa Trà hoa vàng, hoạt chất sinh học và sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Được thực hiện tại phòng phân tích của Trung tâm KCS (Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch), Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Dinh dưỡng quốc gia với các phương pháp sau:
- Hàm lượng chất tro, chất xơ và Nitơ tổng được xác định theo các phương pháp AOAC (1990).
- Hàm lượng chất khô: theo TCVN 9738 (ISO 1572).
- Hàm lượng chất hòa tan: được xác định theo phương pháp Voronsov (Vũ Thị Thư và CS, 2001).
- Hàm lượng chất béo được xác định theo phương pháp Bligh và Dryer (Bligh và Dryer, 1959).
- Hàm lượng Protein tổng số được tính toán bằng cách nhân Nitơ tổng với hệ số Kjeldahl 6,25.
- Hàm lượng tro xác định theo PP sấy đến khối lượng không đổi trong lò nung ở nhiệt độ 525oC.
- Hàm lượng chất xơ tổng số được xác định lọc bởi hệ thống thiết bị Fiber-Tec.
- Việc phân tích hàm lượng các khoáng chất (phốt pho, kali, canxi, magiê, kẽm, mangan, sắt và i-ốt) được thực hiện lặp lại 3 lần với mỗi yếu tố. Phương pháp phân tích các nguyên tố khoáng chất được thực hiện như sau:
+ P: được xác định theo phương pháp chỉ thị màu vàng Vanadomolybdophosphoric.
+ K, Ca, Mg: xác định theo phương pháp hấp thụ nguyên tử với chất nền hấp thụ ướt (H2SO4-Se).
+ Zn, Mn, Fe: được xác định theo phương pháp hấp thụ nguyên tử với chất nền hấp thụ ướt (H2ClO4-HNO3 3:5).
- Hàm lượng vitamin được xác định theo các phương pháp sau:
+ Vitamin A/Carotene và Vitamin E (Alpha-tocopherol): được xác định theo phương pháp HPLC.
+ Ascorbic acid (Vitamin C): được xác định theo phương pháp 2,4 dinitrophenylhydrazine.
- Phân tích định tính hoạt chất sinh học polyphenol toàn phần và EGCG: bằng sắc ký bản mỏng.
- Phân tích định lượng hoạt chất polyphenol toàn phần và EGCG: sắc ký lỏng cao áp (HPLC).
+ Hàm lượng polyphenol toàn phần được xác định theo phương pháp ISO 14502-1-2005.
+ Các catechin: catechin (C), epicatechin (EC), epigallocatechin (EGC), epicatechingallate (ECG), epigallocatechingallate (EGCG) được xác định theo phương pháp ISO 14502-2-2005.
- Phân tích thành phần hóa học, hoạt chất sinh học: được thực hiện bằng các phương pháp phổ Hệ thống khối phổ phân giải cao Q Exactive Focus Orbitrap MS (Thermo Scientific) và so sánh số liệu phổ với tài liệu tham khảo.
* Phương pháp phân tích vi sinh:
- Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí theo TCVN 5165: 1990; tổng số nấm men, nấm mốc theo TCVN 5166-90; E. coli, Salmonella theo TCVN 6846-2001, Coliforms theo TCVN 4882: 2001.
Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu nghiên cứu được tính toán bằng chương trình Microsoft Excel, kết quả nghiên cứu được so sánh theo ANOVA và kiểm định LSD (5%) để so sánh sự khác biệt trung bình giữa các nghiệm thức và sự biến động giữa các lần lặp lại trong cùng nghiệm thức theo thời gian. Các phân tích thống kê sử dụng phần mềm IRRISTAT.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

1. Báo cáo đánh giá thực trạng và giá trị các loài Trà hoa vàng ở Việt Nam để lựa chọn một số loài nghiên cứu.
 2. Bộ tài liệu các quy trình công nghệ:
- Sơ chế lá, hoa Trà hoa vàng, công suất 200 kg nguyên liệu lá tươi/mẻ và 30 kg hoa tươi/mẻ.
- Sản xuất cao trà giàu hoạt chất sinh học từ lá Trà hoa vàng (hàm lượng chất đặc trưng tăng tối thiểu 5 lần so với nguyên liệu), công suất 30 kg nguyên liệu khô/mẻ.
- Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe dưới dạng: Trà sữa hòa tan, quy mô 1.000 gói/mẻ (15 g/gói); nước uống, quy mô 1.000 chai/mẻ (100 ml/chai); viên nang cứng, quy mô 30.000 viên/mẻ (500 mg/viên nang).
 3. Bộ tài liệu xác định cấu trúc hóa học của 3 - 5 hợp chất đặc trưng/1 loài Trà hoa vàng.
 4. Tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, trong đó có chỉ tiêu định lượng chất đặc trưng.
 5. Hệ thống thiết bị sơ chế, sản xuất cao trà giàu hoạt chất sinh học và sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ Trà hoa vàng gồm:
+ Sơ chế lá, hoa Trà hoa vàng, quy mô 200 kg nguyên liệu lá tươi/mẻ và 30 kg hoa tươi/mẻ;
+ Sản xuất cao trà, quy mô 30 kg nguyên liệu khô/mẻ;
+ Sản xuất trà sữa hòa tan, quy mô 1.000 gói/mẻ (15 g/gói);
+ Sản xuất nước uống, quy mô 1.000 chai/ mẻ (100 ml/chai);
+ Sản xuất viên nang cứng, quy mô 30.000 viên/mẻ (500 mg/viên nang).
6. Sản phẩm:
- 05 loại sản phẩm có hàm lượng polyphenol toàn phần ≥ 1,0% và EGCG ≥ 0,1%, gồm:
+ 1.000 gói lá khô và 1.000 gói hoa khô của Trà hoa vàng (100g lá khô/gói và 10g hoa khô/gói) đạt tiêu chuẩn cơ sở;
+ 10 kg cao trà đạt tiêu chuẩn cơ sở;
+ 5.000 gói Trà sữa hòa tan đạt tiêu chuẩn cơ sở;
+ 5.000 chai nước uống đạt tiêu chuẩn cơ sở;
+ 100.000 viên nang cứng đạt tiêu chuẩn cơ sở.
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố các sản phẩm của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Địa chỉ: Công ty TNHH Nam dược (Địa chỉ: Lô M13 (C4-9) Khu Công nghiệp Hòa Xá, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định), Công ty cổ phần đầu tư DIA (địa chỉ: Lô B1+B3+B5 ô D21, ngõ 72 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội), Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Tam Đảo (địa chỉ: Thôn Nhân Lý, Xã Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc) sẽ tiếp nhận quy trình công nghệ sơ chế lá, hoa Trà hoa vàng; công nghệ tách chiết cao trà từ lá Trà hoa vàng và ứng dụng cao trà chứa hoạt chất sinh học polyphenol toàn phần, EGCG để sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ Trà hoa vàng của Việt Nam để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất; Quy mô ứng dụng: pilot.

16

Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ 01/09/2019 đến 01/02/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 9800 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 6900 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 2900 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số số 46/QĐ-BKHCN ngày 09 tháng Tháng 1 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)