Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Sơn La
Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệ (Trường Đại học Tây Bắc)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Sơn La

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệ (Trường Đại học Tây Bắc)

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Sơn La

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Nguyễn Thị Phương Thảo

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Lã Thị Bích Ngọc ;ThS. Giang Thành Trung ;TS. Vũ Thị Sen; ThS. Vũ Thị Liên ;ThS. Đỗ Thị Minh Tâm; PGS.TS Nguyễn Thị Thu Liên ;ThS. Lường Trung Hiếu ;Lường Thị Hậu; Quản Trang Nhung

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước & hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro trong nông nghiệp và giảm thiểu rủi ro đối với người nông dân.
- Nghiên cứu khái quát về giai cấp nông dân Việt Nam và đặc điểm nông dân Sơn La trong hoạt động quản lý rủi ro nông nghiệp.
- Nghiên cứu một số định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đánh giá khái quát tình hình thực thi các chính sách giảm thiểu rủi ro nông nghiệp cho nông dân tại tỉnh Sơn La.
Nội dung 2. Đánh giá thực trạng rủi ro nông nghiệp và quản lý rủi ro nông nghiệp của nông dân Sơn La
- Khảo sát thực tế đặc điểm của nông nghiệp Sơn La và nông dân Sơn La liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro nông nghiệp; (Có phương án điêu tra chi tiêt trong thuyết minh đề tài).
- Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội, nông nghiệp tỉnh Sơn La
- Nhận diện rủi ro nông nghiệp đối với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Đánh giá rủi ro nông nghiệp và thực trạng quản lý rủi ro nông nghiệp ừong lĩnh vực trồng trọt của người nông dân Sơn La.
- Đánh giá rủi ro nông nghiệp và thực trạng quản lý rủi ro nông nghiệp trong lĩnh vục chăn nuôi của người nông dân Sơn La.
- Đánh giá rủi ro nông nghiệp và thực trạng quản lý rủi ro nông nghiệp trong lĩnh vực thủy của người nông dân Sơn La
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn ứng phó với rủi ro nông nghiệp cùa người nông dân Sơn La
- Phân tích các lựa chọn ứng phó với rủi ro nông nghiệp và đê xuât ưu tiên cần thiết thực hiện đối với nông dân Sơn La.
- Phân tích cơ hội, thách thức đối với người nông dân nói chung và trong vấn đề quản lý rủi ro nông nghiệp nói riêng.
- Xác định nhu cầu của nông dân và những nội dung cần tập trung hỗ trợ nông dân Sơn La trong quản lý rủi ro nông nghiệp
Nội dung 3. Xây dựng và ứng dụng thí điểm bộ tài liệu hướng dẫn nông dân Sơn La giảm thiểu rủi ro nông nghiệp
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tư liệu hình ảnh hướng dẫn nông dân Sơn La giảm thiểu rủi ro nông nghiệp (đối với từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản)
- Tập huấn triển khai ứng dụng thí diểm bộ tài liệu
- Đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình ứng dụng bộ tài liệu (thông qua phiếu điều tra). Điều chỉnh bộ tài liệu, in và phát cho cộng đồng.
Nội dung 4. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu giúp người nông dân Sơn La giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp.
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Đề tài nghiên cứu thu thập tài liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La, bao gồm: Các báo cáo đã được công bố của UBND các cấp; Số liệu thống kê trong hệ thống báo cáo của tỉnh Sơn La; Số liệu được công bố trên niên giám thống kê; các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh....
Hệ thống các báo cáo liên quan đến rủi ro trong nông nghiệp được công bố của các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các báo cáo của các cá nhân/nhà nghiên cứu/nhà khoa học...
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
+ Phương pháp khảo sát: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu khảo sát. Đối tượng khảo sát: (1) Đại diện Hội nông dân, hợp tác xã, cán bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, điển hình người nông dân Sơn La - 13 người. (2) Người nông dân Sơn La – 217 người.  (3) HTX, doanh nghiệp nông nghiệp Sơn La – 30 đơn vị. Ngoài ra, còn sử dụng phiếu thăm dò để đánh giá quá trình ứng dụng thí điểm bộ tài liệu, (dự kiến 45 phiếu). Hoạt động khảo sát thu thập thông tin sơ cấp được tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) kết hợp phỏng vấn chuyên gia.
+ Phân tích số liệu và xử lý số liệu: Đề tài sử dụng phần mềm Microsoft Excel, SPSS
- Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Phương pháp phân tích so sánh: Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích kinh nghiệm thực tiễn trong hỗ trợ nông dân giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp từ đó đưa ra các kết luận và đề xuất bài học kinh nghiệm cho tỉnh Sơn La. Trong quá trình phân tích dữ liệu, đề tài so sánh các chỉ tiêu qua các năm, các hiện tượng được lượng hóa cùng một nội dung, tính chất...
+ Phương pháp phân tổ: Những thông tin thứ cấp khi thu thập được sẽ tiến hành phân tổ, phân nhóm theo một số tiêu thức đã xác định. Phương pháp phân tổ sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng những số liệu đã thu thập được để có thể đi đến kết luận chính xác nhất đối với nội dung trong nghiên cứu của đề tài.
+ Phương pháp đồ thị: Chuyển hóa thông tin dạng số sang dạng đồ thị, giúp người nghiên cứu dễ dàng tiếp cận thông tin phân tích và có cái nhìn trực quan đối với thông tin trong đề tài.
+ Phương pháp SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của nông dân Sơn La trong việc ứng phó với rủi ro nông nghiệp hướng đến điều kiện thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 13 báo cáo chuyên đề gắn với nội dung nghiên cửu.
- Bộ tài liệu hướng dẫn nông dân Sơn La giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp.
- Báo cáo tóm tắt, tổng hợp kết quả nghiên cứu.
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/08/2021 đến 01/12/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1035.8 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1035.8 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 1948/QĐ-UBND ngày 14 tháng Tháng 8 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)