10
|
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Khảo sát hiện trạng chăn nuôi bò, lợn, gà và chọn hộ tham gia dự án - Khảo sát đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò, lợn và gà ở các nông hộ trên địa bàn xã Trà Phú nhằm thu thập dữ liệu không những phục vụ cho việc triển khai các hoạt động của dự án, mà còn là cơ sở để đánh giá chính xác những kết quả đạt được sau khi kết thúc dự án...... - Lựa chọn hộ tham gia dự án Số hộ sẽ được lựa chọn tham gia xây dựng mô hình dự án: Mô hình chăn nuôi lợn: 05 hộ Mô hình chăn nuôi gà: 04 hộ Mô hình chăn nuôi bò sinh sản: 10 hộ. Tiêu chí lựa chọn hộ: - Tự nguyện và mong muốn được tham gia dự án. - Có lao động, có đất để xây dựng chuồng bò, lợn, gà - Cam kết nuôi quy mô đàn vật nuôi do dự án đề ra. - Có vốn để xây dựng chuồng trại; - Đã trồng ít nhất 250 m2 cỏ trồng (đối với mô hình nuôi bò) Thời gian triển khai: Sau khi khảo sát hiện trạng. 2. Đào tạo và tập huấn kỹ thuật - Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở về chăn nuôi bò, lợn và gà Kỹ thuật viên cơ sở là những người trực tiếp thực hiện công tác hướng dẫn các hộ nông dân trong vùng dự án áp dụng các kỹ thuật về chăn nuôi do dự án đề ra. Do vậy, kỹ thuật viên cơ sở cần nắm rõ, hiểu được và thực hiện được các hướng dẫn kỹ thuật do cán bộ dự án truyền đạt. Số lượng: 10 người (1 lớp) Đối tượng: Cán bộ nông nghiệp huyện Trà Bồng, cán bộ Nông nghiệp, Thú y của xã Trà Phú; khuyến nông viên của xã, các đoàn viên thanh niên có nhiệt huyết phát triển chăn nuôi và phát triển kinh tế tại địa phương. - Tập huấn cho đoàn viên thanh niên và nông dân chăn nuôi bò, lợn và gà Các đoàn viên thanh niên và nông dân chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn xã Trà Phú sẽ được tập huấn các hướng dẫn kỹ thuật về chăn nuôi bò, lợn và gà như đã đề cập ở công việc 1 của nội dung 2. Các đoàn viên thanh niên và nông dân được lựa chọn tập huấn bao gồm các hộ tham gia mô hình và không tham gia mô hình. Số lượng: 300 người (6 lớp, mỗi lớp 50 người). 3.Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn Ứng dụng một số giải pháp công nghệ (giống, chuồng trại, chế biến thức ăn, thú y, xử lý chất thải…) để xây dựng mô hình chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo sản phẩm sạch, an toàn, có chất lượng cao. Từ đó mở rộng sản xuất theo hướng tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã Trà Phú, huyện Trà Bồng. Điểm mới: Lợn được nuôi khép kín từ sản xuất con giống cho đến tiêu thụ sản phẩm; sử dụng nguồn thức ăn tại địa phương và nuôi theo quy trình an toàn sinh học. Địa điểm xây dựng mô hình: tại xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Đối tượng tham gia: Đoàn viên thanh niên và nông dân tại xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. - Quy mô lợn sinh sản: 15 con nái (3 con nái/hộ) với 05 hộ tham gia. - Quy mô lợn thịt: 600 con/kỳ dự án (60 con/hộ/năm, thực hiện 2 năm). 4. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Mục đích: Xây dựng mô hình chăn nuôi gà khép kín từ gà đẻ, gà thịt và ra sản phẩm, sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ. Điểm mới: Gà được nuôi khép kín từ tự sản xuất con giống cho đến tiêu thụ sản phẩm; sử dụng nguồn thức ăn tại địa phương và nuôi theo quy trình an toàn sinh học. Số lượng: 04 hộ - Quy mô gà sinh sản: 800 gà bố mẹ (200 con gồm 175 mái và 25 trống/hộ) với 04 hộ tham gia. - Quy mô gà thịt: 30.000 con/kỳ dự án (7.500 con/hộ/kỳ dự án). 5. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản - Phối tinh giống bò chuyên thịt với bò cái lai Zebu Số lượt bò cái phối giống thành công: 200 con Giống bò cái: Bò lai Zebu (lai Brahman hoặc lai Sind); Tiêu chuẩn chọn bò cái: Bò có khối lượng từ 250 kg trở lên. Tinh bò đực thuộc các giống: BBB, Droughtmaster, sử dụng 100% tinh cọng rạ. Tổng số bê sinh ra: 180 con (tỷ lệ đẻ thành công 90%). Tổng số bê sống đến cai sữa: 162 con (tỷ lệ bê sống đến cai sữa 90%). Khối lượng bê sơ sinh:≥ 23 kg. Phương thức thực hiện: Phối hợp với thú y xã thực hiện thụ tinh nhân tạo cho bò. Phương thức hỗ trợ cho nông dân: Hỗ trợ 100% kinh phí mua tinh và 100% kinh phí công phối giống (100.000 đồng/bò có chửa). Thời gian thực hiện: Thực hiện trong thời gian tiến hành dự án.. - Xây dựng mô hình bổ sung thức ăn tinh cho bò sinh sản trước và sau khi đẻ và nuôi bê bán thâm canh từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi Số lượng hộ tham gia mô hình: 10 hộ. Nội dung: Bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ trước và sau khi đẻ 3 tháng; Tập ăn sớm và bổ sung thức ăn tinh cho bê. Tiêu chí chọn hộ: Có nuôi bò sinh sản (ít nhất 1 con), phối tinh bò đực của dự án. Chuồng trại đảm bảo (có máng ăn, máng uống, có hố đựng phân, có mái che, kiên cố). Có trồng cỏ (ít nhất có 250 m2 cỏ trồng), có ít nhất một người trong độ tuổi lao động, tự nguyện đăng ký tham gia mô hình. Lượng thức ăn tinh bổ sung cho bò mẹ trước khi đẻ 3 tháng: 0,35% khối lượng cơ thể (khoảng 1 kg/con/ngày), cỏ xanh cho ăn tự do. Lượng thức ăn tinh bổ sung cho bò mẹ sau khi đẻ đến 3 tháng: 0,5% khối lượng cơ thể (khoảng 1,5 kg/con/ngày), cỏ xanh ăn tự do. Lượng thức ăn tinh cho bê ăn sau khi đã biết ăn: 0,5% khối lượng cơ thể (trung bình toàn giai đoạn 2-6 tháng tuổi: 0,5 kg/con/ngày). Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ 70% thức ăn tinh cho bò cái trước và sau khi đẻ 3 tháng (cho 10 bò); Hỗ trợ 70% thức ăn tinh cho bê từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Chỉ tiêu cần đạt của mô hình: Khối lượng bê sơ sinh ≥24 kg; bò mẹ động dục lại trong vòng 3 tháng trước khi đẻ. 6. Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho người chăn nuôi - Thành lập hợp tác xã chăn nuôi Hợp tác xã chăn nuôi là một trong những định hướng phát triển trong chăn nuôi nhằm tăng cường khả năng liên kết giữa các hộ, phát huy sức mạnh tập thể, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Số lượng hợp tác xã: 01 Thành viên của hợp tác xã: 7-30 thành viên, các thành viên tham gia hợp tác xã trên tình thần tự nguyện. Các thành viên chủ chốt của hợp tác xã là các hộ sẽ thực hiện mô hình của dự án. - Xây dựng điểm giết mổ gà an toàn Xây dựng 01 điểm giết mổ gà an toàn quy mô 120-150 con/ngày Địa điểm xây dựng: Địa điểm xây dựng điểm giết mổ thuộc xã Trà Phú. Thời gian triển khai: Năm thứ nhất của dự án. Hình thức triển khai: Hợp tác xã phối hợp với các bên liên quan thực hiện. Hình thức hỗ trợ: Dự án hỗ trợ khoa học công nghệ và một số thiết bị khoa học công nghệ nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm. Vận hành cơ sở giết mổ: Điểm giết mổ được quản lý, vận hành bởi hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi. - Xây dựng nhãn hiệu tập thể Dự án sẽ thực hiện xây dựng 01 nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chăn nuôi của hợp tác xã để đăng ký bảo hộ sản phẩm và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho sản phẩm của hợp tác xã. Các bước thực hiện xây dựng nhãn hiệu tập thể: Bước 1. Lập bản đồ quy hoạch vùng chăn nuôi theo hướng liên kết theo tổ hợp tác chăn nuôi gà sau khi đã thành lập; Bước 2. Thiết kế mẫu nhãn hiệu cho vùng chăn nuôi và tổ hợp tác; Bước 3. Xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể cho tổ hợp tác; Bước 4. Lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể cho tổ hợp tác; Bước 5. Tổ chức quảng bá và marketing nhãn hiệu cho tổ hợp tác Số lượng nhãn hiệu: 01 nhãn hiệu Thời gian thực hiện: Năm thứ 2 của dự án.
|
14
|
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
TT |
Tên sản phẩm |
Chỉ tiêu kinh tế -kỹ thuật |
Ghi chú |
1. |
Mô hình chăn nuôi lợn |
2. |
Mô hình chăn nuôi gà |
01 mô hình |
- Quy mô gà sinh sản: 800 gà bố mẹ (200 con gồm 175 mái và 25 trống/hộ) với 04 hộ tham gia.
- Quy mô gà thịt: 30.000 con/kỳ dự án (7.500 con/hộ/kỳ dự án). |
3. |
Mô hình chăn nuôi bò sinh sản |
01 mô hình |
- Phối tinh giống bò chuyên thịt với bò cái lai Zebu (200 bò cái phối giống có chửa; 180 bê được sinh ra với tỉ lệ đẻ thành công 90%; 162 bê sống đến cai sữa với tỷ lệ bê sống 90%).
- Xây dựng mô hình bổ sung thức ăn tinh cho bò sinh sản trước và sau khi đẻ và nuôi bê bán thâm canh từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi (với 10 hộ tham gia mô hình). |
4. |
Điểm giết mổ gà an toàn |
01 điểm |
Quy mô giết mổ: Từ 120-150 con/ngày. |
5. |
Báo cáo, nhật ký xây dựng mô hình |
04 báo cáo |
- Mô hình chăn nuôi lợn (01 báo cáo).
- Mô hình chăn nuôi gà (01 báo cáo).
- Mô hình chăn nuôi bò sinh sản (01 báo cáo).
- Điểm giết mổ gà an toàn (01 báo cáo). |
6. |
Phiếu điều tra, khảo sát thu thập số liệu, lựa chọn hộ chăn nuôi |
90 phiếu |
Số liệu tin cậy |
7. |
Báo cáo đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò, lợn và gà ở các nông hộ trên địa bàn xã Trà Phú, huyện Trà Bồng |
01 báo cáo |
Đầy đủ, khoa học, số liệu tin cậy |
8. |
Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn tại xã Trà Phú, huyện Trà Bồng |
01 Hướng dẫn |
Ngắn gọn, khoa học, dễ tiếp thu và thực hiện với điều kiện ở địa phương |
9. |
Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà tại xã Trà Phú, huyện Trà Bồng |
01 Hướng dẫn |
Ngắn gọn, khoa học, dễ tiếp thu và thực hiện với điều kiện ở địa phương |
10. |
Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản tại xã Trà Phú |
01 Hướng dẫn |
Ngắn gọn, khoa học, dễ tiếp thu và thực hiện với điều kiện ở địa phương |
11. |
Hướng dẫn kỹ thuật giết mổ gà an toàn tại xã Trà Phú |
01 Hướng dẫn |
Ngắn gọn, khoa học, dễ tiếp thu và thực hiện |
12. |
Thành lập hợp tác xã chăn nuôi tại xã Trà Phú |
01 HTX |
|
13. |
Điều lệ hoạt động và phương án kinh doanh cho HTX chăn nuôi tại xã Trà Phú |
01 bản |
Đầy đủ, khoa học, số liệu tin cậy |
14. |
Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chăn nuôi Trà Phú |
01 nhãn hiệu |
|
15. |
Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở |
10 người |
Nắm vững kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà, bò và kỹ thuật giết mổ gà an toàn thực phẩm. |
16. |
Tập huấn kỹ thuật cho nông dân |
500 lượt người |
Nắm vững kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà, bò. |
17. |
Phim tư liệu |
01 phim |
Thời lượng 20phút, ghi lại quá trình thực hiện dự án. |
18. |
Bài báo khoa học |
01 bài |
Được công bố trên Tạp chí chuyên ngành |
19. |
Bản tin KHCN |
01 bản tin. |
Bản tin được đăng trên Tập san Khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ngãi. |
20. |
Báo cáo tổng hợp kết quả dự án (gồm cả báo cáo thống kê) |
15 tập |
01 bản gốc |
21. |
Báo cáo tóm tắt kết quả dự án |
15 tập |
01 bản gốc |
|