Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lý Sơn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Điều tra đánh giá nguồn lợi và đề xuất giải pháp bảo vệ phát triển và khai thác bền vững cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 03/2019/HĐ-ĐTKHCN

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lý Sơn

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Quảng Ngãi

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Đình Trung; TS. Huỳnh Minh Sang

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Đình Trung; TS. Huỳnh Minh Sang; ThS. Phan Minh Thụ; KS. Phạm Văn Tuấn; KS. Đặng Thị Thuý; CN. Nguyễn Thị Trang; ThS. Hồ Sơn Lâm; ThS. Nguyễn Trung Kiên; ThS. Nguyễn Phi Uy Vũ; KS. Huỳnh Ngọc Dũng.

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1. Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi, tình hình khai thác và tái tạo nguồn lợi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn.
Công việc 1: Khảo sát mật độ phân bố của cua Dẹp và ước tính trữ lượng tức thời của cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn.
Công việc 2: Đánh giá hiện trạng khai thác và các hoạt động tái tạo nguồn lợi nguồn lợi cua Dẹp tại Lý Sơn (bao gồm mùa vụ khai thác, dụng cụ khai thác, kích thước khai thác, sản lượng khai thác).
Nội dung 2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái của cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn.
Công việc 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cua Dẹp tại Lý Sơn (tăng trưởng kích thước, khối lượng, tương quan kích thước và khối lượng).
Công việc 2: Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cua Dẹp tại Lý Sơn (Các giai đoạn phát triển sinh dục, mùa vụ sinh sản, kích thước thành thục lần đầu, tỷ lệ đực – cái, sức sinh sản).
Công việc 3: Khảo sát điều kiện sinh thái khu vực cua Dẹp phân bố (Sinh cảnh, thành phần cơ học đất khu vực phân bố, độ ẩm đất và độ ẩm không khí).
Nội dung 3. Xây dựng bản đồ phân bố, phân vùng bảo vệ và phát triển nguồn lợi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn.
Công việc 1: Xây dựng bản đồ phân bố cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn.
Công việc 2: Xây dựng các bản đồ bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi), vùng đệm (vùng phát triển), vùng khai thác và quy hoạch vùng bảo vệ cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn.
Nội dung 4. Thử nghiệm mô hình nuôi cua Dẹp tại Lý Sơn (mô hình nuôi ngoài tự nhiên và mô hình nuôi thương phẩm trong bể).
Công việc 1: Nghiên cứu mật độ nuôi thích hợp cho cua Dẹp ở 2 mô hình tự nhiên và nuôi trong bể.
Công việc 2: Nghiên cứu thức ăn thích hợp cho nuôi cua Dẹp ở 2 mô hình tự nhiên và nuôi trong bể.
Công việc 3: Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua Dẹp tại Lý Sơn (nuôi ngoài tự nhiên và nuôi trong bể).
Công việc 4: Đào tạo kỹ thuật nuôi cua Dẹp cho 20 KTV và tập huấn kỹ thuật nuôi cua Dẹp cho 100 ngư dân tại Lý Sơn.
Công việc 5: Thử nghiệm mô hình nuôi cua Dẹp thương phẩm trong bể tại Lý Sơn (qui mô: diện tích 20 m2/bể, năng suất 2 kg/m2, thời gian nuôi 8 tháng).
Công việc 6: Thử nghiệm mô hình nuôi cua Dẹp ngoài tự nhiên tại Lý Sơn (qui mô: diện tích 500 m2, năng suất 1 kg/m2, thời gian nuôi 8 tháng).
Công việc 7: Tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh.
Nội dung 5. Đề xuất giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững nguồn lợi cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn.
Công việc 1: Đánh giá tác động của hiện trạng khai thác đến nguồn lợi cua Dẹp ở Lý Sơn.
Công việc 2: Đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi cua Dẹp ở Lý Sơn (giải pháp quản lý, qui hoạch và kỹ thuật).
Công việc 3: Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lợi cua Dẹp ở Lý Sơn.

  •             Tham quan học tập các mô hình ở các tỉnh khác.
        Kiến nghị các giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững cua dẹp tại huyện Lý Sơn.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý và khai thác thuỷ sản

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp thực hiện nội dung 1: Điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi, khai thác và tái tạo nguồn lợi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn
- Điều tra theo phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia cộng đồng - PRA (Participatory Rapid Appraisal) để thu thập các số liệu về tình hình kinh tế xã hội, tình hình khai thác và sử dụng cua Dẹp ở Lý Sơn. Áp dụng phương pháp điều tra nghề cá của FAO, thực hiện hai hình thức điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu ở cấp xã. Xây dựng 02 phiếu điều tra xã hội học với khoảng 30 thông số. Thực hiện phỏng vấn 100 phiếu điều tra cộng đồng và 5 phiếu điều tra cán bộ.
-Thực hiện 1 đợt khảo sát mặt rộng và tham vấn cộng đồng để xác định địa điểm thu mẫu cua Dẹp, xác định mật độ cua Dẹp. Dự kiến 20 mặt cắt điểm được xác định đại diện cho hiện trạng nguồn lợi cua Dep ở Lý Sơn được khảo sát chi tiết về mật độ nhằm xây dựng bản đồ phân bố ở Lý Sơn theo 2 đợt trong năm (1 đợt mùa khô, 1 đợt mùa mưa). Ước tính trữ lượng tức thời theo phương pháp của English (1994). Sản lượng và kích thước đánh bắt chủ yếu của cua Dẹp ở Lý Sơn được xác đinh theo phương pháp điều tra nghề cá của FAO (2010)
2. Phương pháp thực hiện nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái của cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn
a. Đặc điểm phân loại: được xác định theo phương pháp của Saika (1976)
b. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản: Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của cua Dẹp tại Lý Sơn được thực hiện theo phương pháp của King (2001). Mẫu được thu hàng tháng liên tục trong 12 tháng với số lượng tối thiểu 30 cá thể/tháng. Mẫu cua được cố định trong formol và chuyển về phòng thí nghiệm tại Viện hải dương học để phân tích sinh học sinh trưởng và sinh sản: Đặc điểm sinh trưởng bao gồm: Kích thước, khối lượng, tương quan kích thước khối lượng; Đặc điểm sinh sản: Tỷ lệ đực cái, các giai đoạn thành thục sinh dục, sức sinh sản, mùa vụ sinh sản, kích thước thành thục sinh dục lần đầu.
Mỗi cá thể được đo chiều rộng và chiều dài mai cua và cân khối lượng; giải phẩu xác định xác định các giai đoạn của tinh sào và buồng trứng; Cân khối lượng buồng trứng và xác định giai đoạn phát triển của trứng và tinh trùng theo thang 5 bậc. Mẫu buồng trứng và tinh trùng được mô tả bằng phương pháp phân tích mô học.
+ Thu số liệu và phân tích số liệu:
Mùa vụ sinh sản: Là thời điểm mà đa số cá thể có tuyến sinh dục ở giai đoạn thành thục. 
Kích thước thành thục lần đầu: Kích thước tại đó, có ít nhất 50% cá thể thành thục sinh dục trong mùa sinh sản.
Tỷ lệ đực cái: Thống kê số lượng cá thể đực và cá thể cái thu thập được trong mỗi tháng. Xác định tỷ lệ đực cái theo công thức sau: Tỷ lệ cá thể đực = (a/c) x 100(%)
Tỷ lệ cá thể cái = (b/c) x 100(%)
Tỷ lệ đực cái = (a/b):1
Trong đó:   a: số cá thể đực thu được.
b: số cá thể cái thu được.
c: tổng số mẫu thu được.
Hệ số thành thục (Gonado Somatic Index) là tỷ lệ phần trăm của khối lượng tuyến sinh dục trên khối lượng cua, được xác định dựa theo phương pháp của Qasim (1973).  Hệ số thành thục được tính theo công thức:

Trong đó: 
GW: Khối lượng tuyến sinh dục (g)
BW: Khối lượng cua (g)
Sức sinh sản: Xác định số lượng trứng của 30 buồng trứng ở giai đoạn thành thục bằng cách lấy 3 mẫu ở 3 phần khác nhau (đầu, giữa, cuối) của buồng trứng với khối lượng ≤ 0.12g/mẫu. Tách trứng ở 3 mẫu sau đó hòa chung 3 mẫu vào 10ml nước, khuấy đều mẫu, khi trứng đang đảo đều thì dùng ống hút, hút lấy 1ml bỏ vào buồng đếm, đếm tất cả các trứng ở giai đoạn III, IV có trong mẫu. Đếm 3 lần mỗi mẫu rồi ta lấy giá trị trung bình của mỗi lần đếm. Kết quả này dùng để tính sức sinh sản tuyệt đối và tương đối.
+ Sức sinh sản tuyệt đối (Absolute fecundity – F): là tổng số trứng ở giai đoạn thành thục trong buồng trứng, được xác định theo phương pháp Laurence & Briand (1990), được tính theo công thức:
Trong đó:F: Sức sinh sản tuyệt đối; G: Khối lượng buồng trứng; g: Khối lượng của mẫu trứng được lấy ra để đếm.n: Số trứng của mẫu trứng được lấy ra để đếm.
+ Sức sinh sản tương đối = sức sinh sản tuyệt đối / khối lượng cua.
c. Đặc điểm sinh thái:  Đặc điểm sinh thái của cua Dẹp ở Lý Sơn được xác định cùng với các đợt khảo sát mặt rộng và chi tiết. Dự kiến 20 điểm, nơi có cua Dẹp phân bố được thu mẫu xác định độ ẩm đất và không khí theo TCVN (2000) và thành phần cơ học của đất theo phương pháp của Flok (1964). Sinh cảnh sống của cua Dẹp cũng được mô tả tại hiện trường.
3. Phương pháp thực hiện nội dung 3: Xây dựng bản đồ phân bố, phân vùng bảo vệ và  phát triển nguồn lợi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn
Dựa trên nền tảng công nghệ GIS, xây dựng bản đồ trên phần mềm Mapinfo, theo hệ quy chiếu VN2000 như sau:
a.  Xây dựng bản đồ phân bố cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn:

  • Số hóa, xây dựng bản đồ nền vùng nghiên cứu, tỷ lệ 1/25.000
  • Số hóa số liệu thu thập được về phân bố
  • Sử dụng thuật toán phân bố để biểu diễn số liệu theo vùng.
  • Vẽ các lớp bản đồ thể hiện vùng phân bố theo tháng, mùa và năm.
  • Tích hợp xuất ra các bản đồ chuyên đề về phân bố cua Dẹp với tỷ lệ 1/25.000.
b. Xây dựng bản đồ phân vùng bảo vệ và phát triển nguồi lợi cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn:  Dựa trên cơ sở các đặc điểm sinh học, điều kiện sinh thái, môi trường sống,… xây dựng các bản đồ bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi), vùng đệm (vùng phát triển) và vùng khai thác cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn.
- Số hóa các lớp bản đồ về đặc điểm sinh thái, phân vùng giới hạn để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cua Dẹp
- Vẽ các lớp bản đồ vùng lõi, vùng đệm, vùng khai thác cua Dẹp
- Tích hợp các lớp bản đồ thành bản đồ chuyên đề thể hiện phân vùng bảo vệ và phát triển nguồi lợi cua Dẹp
-Xác định các điểm mốc (kinh độ, vĩ độ) theo tọa độ VN2000.
4. Xây dựng mô hình nuôi và hướng dẫn nuôi cua Dẹp tại Lý Sơn
a. Tìm hiểu kỹ thuật: Thực hiện tham vấn các hộ dân về hiện trạng kỹ thuật nuôi tự phát cua Dẹp tại vùng huyện đảo Lý Sơn. Tìm hiểu tài liệu về kỹ thuật nuôi giáp xác nói chung, cua nói riêng.
b. Thực hiện thí nghiệm bổ sung: Bố trí các thí nghiệm xác định mật độ nuôi thích hợp và thức ăn thích hợp cho cua Dẹp.
- Thí nghiệm mật độ được thực hiện với các nghiệm thức: 1 con/m2; 3 con/m2; 5 con/m2, 7 con/m2  và 9 con/m2.
- Thí nghiệm về thức ăn thích hợp cho nuôi cua Dẹp: Áp dụng mật độ thích hợp từ thí nghiệm trên tiến hành thí nghiệm về thức ăn thích hợp được thực hiện với 5 nghiệm thức:
NT1: Thức ăn tự chế 1: 100% thực vật (rau muống, rau lang, vỏ dưa, bầu, bí, bắp rang dả nhỏ, cơm nguội...)
NT2: Thức ăn tự chế 2: 50% thực vật (rau muống, rau lang, vỏ dưa, bầu, bí, bắp rang dả nhỏ, cơm nguội...) + 50% động vật (tôm cá tạp)
NT3: Thức ăn công nghiệp (là thức ăn sử dụng cho nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu CP)
NT4: Hỗn hợp 50% thức ăn công nghiệp và 50% thức ăn tự chế 1.
NT5: Hỗn hợp 50% thức ăn công nghiệp và 50% thức ăn tự chế 2.
Cua giống 20-30 gram/cá thể được thu từ tự nhiên cho thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành trong các ô xây tường bằng gạch kiên cố trên diện tích 3 x 3m2/ô, có bỏ đá tảng là nơi trú ẩn của cua. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Thời gian thí nghiệm là 3 tháng. Theo dõi tỷ lệ sống và tăng trưởng của cua nuôi.
d. Xây dựng mô hình nuôi cua Dẹp ngoài tự nhiên và nuôi thương phẩm trong bể:
Mô hình nuôi cua Dẹp ngoài tự nhiên: Lựa chọn 01 hộ dân có đầy đủ tiêu chí tối thiểu: Có đủ diện tích nuôi 500m2; có nguồn nhân lực đủ để vận hành mô hình (1-2 lao động); có nguyện vọng tham gia mô hình để phối hợp thực hiện mô hình. Qui trình đã được soạn thảo được áp dụng để nuôi của Dẹp trong mô hình triển khai. Sau 8 tháng nuôi, cua được thu hoạch. Hiệu quả kinh tế của mô hình được đánh giá sau khi kết thúc nuôi; Các vấn đề kỹ thuật của qui trình được nhóm thực hiện tổ chức thảo luận rút kinh nghiệm. Hình thức này được thực hiện bởi việc hỗ trợ 50% chi phí con giống và thức ăn để nuôi cua Dẹp trong vụ đầu. Các vụ sau, hộ dân này sẽ thực hiện bằng nguồn vốn tái sản xuất của vụ đầu.
Mô hình nuôi thương phẩm trong bể: Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lý Sơn sẽ triển khai mô hình nuôi thương phẩm trong bể với diện tích 100 m2. Toàn bộ kinh phí con giống và thức ăn được hỗ trợ từ đề tài, mô hình sẽ là điểm trình diễn về nuôi cua Dẹp ở Lý Sơn.
Dựa trên kết quả của mô hình và đúc kết kỹ thuật từ việc triển khai mô hình, hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cua Dẹp được điều chỉnh để tối ưu hóa về hiệu quả.
d. Soạn thảo hướng dẫn kỹ thuật: Kết hợp kinh nghiệm kỹ thuật thu được từ tham vấn kỹ thuật với người dân, và kết quả thí nghiệm. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cua Dẹp được soạn thảo.
e. Đào tạo nhân lực: Đào tạo kỹ thuật nuôi dựa trên hướng dẫn đã được chuẩn hóa cho 20 KTV và tập huấn kỹ thuật nuôi cua Dẹp cho 100 hộ gia đình tại Lý Sơn.
5. Phương pháp thực hiện nội dung 5: Đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn
a. Đánh giá tác động đến nguồn lợi cua Dẹp ở Lý Sơn: Thu thập thông tin từ các hoạt động du lịch, nuôi kết hợp với số liệu điều tra về hiện trạng khai thác nguồn lợi và khai thác nguồn lợi cua Dẹp. Sử dụng phương pháp phân tích logic thông tin, phân tích trọng số và để đánh giá tác động của các hoạt động trên đến nguồn lợi cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn
b. Đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi cua Dẹp: Đề xuất các giải pháp dựa trên các cơ sở sau:
+ Từ kết quả phân tích hiện trạng nguồn lợi, khai thác nguồn lợi
+ Dựa trên các đặc điểm sinh học và phân bố của cua Dẹp
+ Dựa trên kết quả về phân tích tác động đến nguồn lợi cua Dẹp
+ Dựa trên kết quả hiệu quả triển khai mô hình nuôi
+ Dựa trên các quy định pháp lý về bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản;
 + Kết quả tổ chức tham vấn cộng đồng về các giải pháp khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông ven biển;
+ Tham khảo ý kiến chuyên gia thông qua các cuộc hội thảo đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản đề xuất các giải pháp về thời gian khai thác, kích thước khai thác, mùa vụ khai thác, sản lượng tối đa khai thác.
Trên cơ sở đó, các nhóm giải pháp về: Quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp qui hoạch, giải pháp kỹ thuật sẽ được đề xuất với mục tiêu: Bảo vệ, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

  1. Cua Dẹp thương phẩm.
  2. Báo cáo kết quả phân bố mật độ của cua Dẹp và ước tính trữ lượng tức thời của cua Dẹp tại huyện đảo Lý Sơn.
  3. Báo cáo Hiện trạng các hoạt động tái tạo nguồn lợi nguồn lợi cua Dẹp tại Lý Sơn.
  4. Báo cáo chuyên đề tổng hợp: Hiện trạng nguồn lợi, hiện trạng khai thác và tái tạo nguồn lợi cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn.
  5. Báo cáo đặc điểm sinh trưởng của cua Dẹp tại Lý Sơn (tăng trưởng kích thước, khối lượng, tương quan kích thước và khối lượng).
  6. Báo cáo đặc điểm sinh sản của cua Dẹp tại Lý Sơn (Các giai đoạn phát triển sinh dục, mùa vụ sinh sản, kích thước thành thục lần đầu, tỷ lệ đực – cái, sức sinh sản).
  7. Báo cáo điều kiện sinh thái khu vực cua Dẹp phân bố (Sinh cảnh, thành phần cơ học đất khu vực phân bố, độ ẩm đất và độ ẩm không khí).
  8. Báo cáo chuyên đề tổng hợp: Đặc điểm sinh học và sinh thái của cua Dẹp ở Lý Sơn.
  9. Bản đồ phân bố và qui hoạch bảo vệ và phát triển cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn.
  10. Báo cáo Nghiên cứu mật độ nuôi thích hợp cho cua Dẹp ở 2 mô hình tự nhiên và nuôi trong bể.
  11. Báo cáo Nghiên cứu thức ăn thích hợp cho nuôi cua Dẹp ở 2 mô hình tự nhiên và nuôi trong bể.
  12. Báo cáo Thử nghiệm mô hình nuôi cua Dẹp thương phẩm trong bể tại Lý Sơn.
  13. Báo cáo Thử nghiệm mô hình nuôi cua dẹp ngoài tự nhiên tại Lý Sơn.
  14. Các Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua Dẹp ở Lý Sơn (nuôi ngoài tự nhiên và nuôi trong bể).
  15. Báo cáo đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi cua Dẹp ở huyện đảo Lý Sơn.
  16. Kỷ yếu Hội thảo.
  17. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ.
  18. Phim tư liệu.
  19. 01 bài báo công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước.
  20. 01 bản tin đăng trên Tập san KH tỉnh.
Đào tạo, tập huấn.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: UBND huyện Lý Sơn. 2. Các hộ dân ở Lý Sơn và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nông lâm ngư có nhu cầu chuyển giao công nghệ. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4. Chi cục Thủy sản. 5. Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh Quảng Ngãi. 6. Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ngãi. 7. Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi. 8. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Lý Sơn.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2019 đến 01/07/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1530 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1376 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 150 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 907/QĐ-UBND ngày 26 tháng Tháng 6 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)