1
|
Tên nhiệm vụ: Điều tra đánh giá nguồn lợi và đề xuất giải pháp bảo vệ phát triển và khai thác bền vững Nhum sọ ở tỉnh Quảng Ngãi
|
2
|
|
3
|
|
4
|
Mã số nhiệm vụ (nếu có): 04/2019/HĐ-ĐTKHCN
|
5
|
Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lý Sơn
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6
|
Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Quảng Ngãi
|
7
|
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Phi Uy Vũ - KS. Phạm Văn Tuấn
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8
|
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Phi Uy Vũ; KS. Phạm Văn Tuấn; CN. Trần Công Thịnh; ThS. Nguyễn Đình Trung; KS.Đặng Thị Thúy; CN. Nguyễn Hoàng Thái; ThS. Nguyễn Thu Hồng; ThS. Lê Thị Thu Thảo; KS. Bùi Đức Lỉnh; KS. Huỳnh Ngọc Dũng.
|
9
|
Mục tiêu nghiên cứu:
|
10
|
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Đánh giá nguồn lợi, hiện trạng khai thác và bảo vệ Nhum biển tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi Công việc 1: Điều tra, khảo sát hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi Nhum biển tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi (gồm: phương thức/ngư cụ, sản lượng, kích thước và mùa vụ khai thác,...). Công việc 2: Khảo sát phân bố, mật độ và ước tính trữ lượng tức thời của Nhum sọ ở tỉnh Quảng Ngãi. Công việc 3: Xác định thành phần loài Nhum biển ở vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. Công việc 4: Xây dựng bản đồ phân bố Nhum biển ở vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái của Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi Công việc 1: Xác định vị trí phân loại, mô tả đặc điểm hình thái của Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. Công việc 2: Khảo sát điều kiện môi trường sinh thái và sinh cảnh khu vực Nhum sọ phân bố tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi (sinh cảnh, chất đáy, các yếu tố môi trường,...). Công việc 3: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng và thức ăn của Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. Nội dung 3: Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi Công việc 1: Nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình nuôi Nhum sọ tại vùng biển huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Công việc 2: Nghiên cứu lựa chọn kích thước giống Nhum sọ thả nuôi và mật độ nuôi thích hợp tại vùng biển huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Công việc 3: Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm Nhum sọ tại vùng biển huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - Mô hình nuôi giàn/lồng: Giàn bè có kích thước 50m². - Thời gian nuôi: Khoảng 10 tháng. - Sản lượng ước đạt khoảng 1.200 con (dự kiến tỷ lệ sống khoảng 60%). Công việc 4: Đào tạo và tập huấn kỹ thuật nuôi Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. - Biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi Nhum sọ. - Tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi Nhum sọ cho 180 hộ dân tại tỉnh Quảng Ngãi. - Tổ chức hội thảo Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi Công việc 1: Đánh giá tác động của các hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lợi Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. Công việc 2: Xây dựng bản đồ phân vùng bảo vệ, phát triển Nhum sọ tại tỉnh Quảng Ngãi. Công việc 3: Đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi (gồm: giải pháp về kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp cơ chế chính sách,...).
|
11
|
Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý và khai thác thuỷ sản
|
12
|
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:
|
13
|
Phương pháp nghiên cứu: a) Phương pháp đánh giá nguồn lợi, hiện trạng khai thác và bảo vệ Nhum biển
- Điều tra theo phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia cộng đồng - PRA (Participatory Rapid Appraisal) để thu thập các số liệu về tình hình kinh tế xã hội, tình hình khai thác và sử dụng nguồn lợi. Đánh giá cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản, cơ cấu nghề khai thác thủy sản, mùa vụ khai thác của các nghề và sản lượng khai thác thủy sản.
- Áp dụng phương pháp điều tra nghề cá của FAO, thực hiện hai hình thức điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu ở cấp xã, huyện, thành phố và điều tra các hộ khai thác thủy sản.
- Tiến hành 04 chuyến khảo sát phân bố và sinh thái của Nhum sọ bằng phương pháp lặn SCUBA, áp dụng kỹ thuật mặt cắt ngang (Line Intercept Transect - LIT) theo tài liệu của English et al, 1997. Đồng thời kết hợp với phương pháp dùng camera và máy chụp ảnh dưới nước ghi lại toàn bộ tình trạng nền đáy phục vụ cho việc phân tích, đánh giá một cách chi tiết hơn.
Khảo sát mặt rộng: Phối hợp với ngư dân khảo sát các khu vực đánh bắt nhum biển ở các khu vực Lý Sơn, Bình Sơn và Đức Phổ.
Khảo sát mặt cắt: Mỗi khu vực khảo sát 3 mặt cắt, mỗi mặt cắt 200m bằng phương pháp lặn, tần suất lặp lại theo mùa và thời điểm chuyển giao mùa.
b) Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, và sinh thái của Nhum sọ
- Thu mẫu vật nhum sọ nghiên cứu sinh học sinh trường và sinh sản được thu thập định kỳ hàng tháng theo pháp của King (2001). Sau khi thu , mẫu được cố định ngay bằng formol 10 % và đưa về phòng thí nghiệm để phân tích. Thời gian thu mẫu 12 tháng.
- Cân , đo mẫu bằng cân bàn và thước kẹp Betty có độ sai số 0,1mm .
- Đo các chỉ tiêu hình thái vỏ theo McEdward (1984).
- Xác định các giai đoạn phát triển tuyển sinh dục bằng cách giải phẫu và quan sát dưới kính hiển vi Olympus có độ phóng đại từ 100 đến 400 lần.
- Đánh giá các giai đoạn phát triển của tuyển sinh dục theo thang 4 bậc của Fuji (1960) , Yakovlev (1976) và Phạm Thị Dự (2001) [4].
- Xác định chỉ số sinh dục (GI) theo công thức của Devauchelle & Mingrant ( 1991) và của Phạm Thị Dư (2001).
Trong đó: GI – Chì số sinh dục; W – Trọng lượng tuyến sinh dục (g); D – Đường kính vỏ (mm)
- Tỷ lệ đực cái trong quần thể nhum so được xác định trong tổng số mẫu thu ngẫu nhiên trong 12 tháng
- Xác định kích thước thành thục lần đầu: Dựa vào kích thước nhỏ nhất bắt gặp cá thể có tuyến sinh dục giai đoạn IV.
- Sức sinh sản tuyệt đối được tính trên cơ sở đếm số lượng trứng của buồng trứng giai đoạn IV (giai đoạn chín muồi) của từng cá thể nhum sọ.
- Nghiên cứu thành phần thức ăn trong ruột của nhum sọ. Xác định phổ thức ăn theo phương pháp đếm điểm (Nikolsky, 1963).
Mẫu được bảo quản trong dung dịch formalin (trong nước biển) với nồng độ 4-6% và được đưa về phòng thí nghiệm Viện Hải dương học.
- Tiến hành 03 chuyến khảo sát điều kiện sinh thái và môi trường ở những nơi nhum sọ phân bố. Tiến hành thu mẫu tại 3 vùng biển (Lý Sơn, Đức Phổ, Bình Sơn), mỗi vùng 3 vị trí thu mẫu, mỗi vị trí thu 2 tầng (tầng mặt, tầng đáy)
- Nhiệt độ, độ mặn: Thực hiện bằng phương pháp đo hiện trường: đo bằng máy đa năng theo kế hoạch khảo sát định kỳ. Mỗi trạm đo theo tầng thuộc vào độ sâu. Khai thác dữ liệu ảnh viễn thám theo thang trung bình tháng.
- Vật chất lơ lửng: Lọc qua màng GF/F sau đó sấy ở 105⁰C đến trọng lượng không đổi.
- Vật chất lơ lửng, nhiệt độ tầng mặt,… còn được bổ sung dữ liệu từ nguồn ảnh viễn thám. Khai thác dữ liệu ảnh viễn thám với cấp độ dữ liệu là cấp 1. Sau đó xử lý và phân tích để đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu.
- Thu mẫu sinh vật phù du bằng là bathomet và lưới thu mẫu sinh vật phù du theo phương pháp của Phillips và Rimmer (1975).
c) Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm Nhum sọ tại vùng biển Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi
- Dựa trên tài liệu tổng quan và điều kiện sống, khảo sát phân bố của Nhum sọ tại vùng biển Quảng Ngãi, xây dựng tiêu chí và tiến hành khảo sát chọn địa điểm xây dựng mô hình nuôi Nhum sọ phù hợp, ưu tiên tại huyện Lý Sơn.
- Khảo sát nguồn giống tự nhiên và nhân tạo, lựa chọn kích thước giống Nhum sọ thả nuôi. Đồng thời căn cứ vào điều kiện môi trường ở vùng lựa chọn triển khai mô hình, xác định mật độ nuôi thích hợp.
- Xây dựng mô hình nuôi Nhum sọ: Lựa chọn hộ dân có nguyện vọng tham gia mô hình để phối hợp thực hiện mô hình, có nguồn nhân lực đủ để vận hành mô hình, tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn và triển khai mô hình nuôi Nhum sọ.
- Mô hình nuôi giàn/lồng: Giàn bè có kích thước 50m² (chiều dài 10 m, rộng 10m), cách 1,0 m treo một lồng nuôi, mỗi lồng nuôi là 1 khung nuôi hình chữ nhật gồm 2 tầng, có kích thước 40 cm x 60 cm x 25cm.
- Mật độ thả giống: Giai đoạn đầu, trên mỗi tầng khung nên thả 30- 40 con có kích cỡ 2- 3 cm. Sau 1-2 tháng nuôi, theo dõi sinh trưởng của nhum sọ và tiến hành san thưa.
- Thời gian nuôi >10 tháng, sản lượng ước đạt khoảng 1.200 con (dự kiến tỷ lệ sống khoảng 60%)
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu, kết quả thực hiện mô hình nuôi Nhum sọ, biên soạn tài liệu Hướng dẫn hướng dẫn kỹ thuật nuôi Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi Nhum sọ cho 180 hộ dân tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm mô hình nuôi Nhum sọ tại Lý Sơn.
d) Phương pháp xây dựng giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi
- Thu thập thông tin từ các hoạt động kinh tế xã hội, sinh kế người dân, kết hợp với số liệu điều tra về hiện trạng khai thác nguồn lợi Nhum biển. Sử dụng phương pháp phân tích logic thông tin, phân tích trọng số và phương pháp chuyên gia để đánh giá tác động của các hoạt động trên đến nguồn lợi Nhum biển tại vùng biển Quảng Ngãi.
- Từ kết quả phân tích hiện trạng nguồn lợi, đặc điểm môi trường sinh thái, qui luật phân bố của Nhum biển, cùng với qui luật xuất hiện con giống vùng khai thác và thời gian khai thác và bảo vệ sẽ được đề xuất. Dựa trên kết quả phân tích hiện trạng nguồn lợi, nguồn giống, sản lượng Nhum biển xác định phân vùng khai thác hợp lý theo quan điểm bền vững.
- Ứng dụng công nghệ GIS, xây dựng bộ bản đồ/sơ đồ phân vùng khác thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Dựa trên các đặc điểm sinh học và phân bố của Nhum sọ, đề xuất các giải pháp về thời gian khai thác, kích thước khai thác, mùa vụ khai thác, sản lượng tối đa khai thác.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên cùng với (1) các quy định pháp lý về bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản; (2) kết quả tổ chức tham vấn cộng đồng về các giải pháp khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi Nhum sọ; (3) tham khảo ý kiến chuyên gia thông qua các cuộc hội thảo đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi Nhum sọ. Đề xuất giải pháp tổng hợp về khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn lợi Nhum sọ tại vùng biển Quảng Ngãi.
|
14
|
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
- Mô hình nuôi thử nghiệm nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi
- Nhum sọ thương phẩm.
- Báo cáo chuyên đề Đánh giá nguồn lợi, hiện trạng khai thác Nhum biển tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Báo cáo kết quả phân bố, mật độ và ước tính trữ lượng tức thời của Nhum sọ ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Báo cáo thành phần loài Nhum biển ở vùng biển tỉnh Quảng Ngãi
- Báo cáo chuyên đề Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái của Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Báo cáo Vị trí phân loại, mô tả đặc điểm hình thái của Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Báo cáo Điều kiện môi trường sinh thái và sinh cảnh khu vực Nhum sọ phân bố tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Báo cáo Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, sinh dưỡng và thức ăn của Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Báo cáo chuyên đề xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi Nhum sọ.
- Bản đồ phân bố Nhum biển tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Bản đồ phân vùng bảo vệ, phát triển Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Báo cáo đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Phim tư liệu về về các hoạt động đề tài (15 phút).
- 01 bài báo công bố trên tạp chí chuyên ngành trong nước.
- 10 Kỹ thuật viên cơ sở.
180 người dân được tập huấn.
|
15
|
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
|
16
|
Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/07/2019 đến 01/07/2021)
|
17
|
Kinh phí được phê duyệt: 1610 triệu đồng trong đó:
- Từ ngân sách nhà nước: 1610 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18
|
Quyết định phê duyệt: số 907/QĐ-UBND ngày 26 tháng Tháng 6 năm 2019
|
19
|
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970
|