Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 01/2019/HĐ-ĐTKHCN

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Quảng Ngãi

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh; BS.CKII. Đỗ Văn Diệu; ThS. Đặng Ngọc Dũng; BS.CKII. Nguyễn Thanh Quang Vũ; TS. Lê Mỹ Dung; TS. Nguyễn Thị Hằng Phương; TS. Hà Văn Hoàng; ThS Bùi Thị Thanh Diệu; ThS. Trịnh Thị Nguyệt; ThS. Phạm Thị Kiều Duyên

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1:  Cơ sở lý luận về trầm cảm và can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi
Công việc 1.Viết Báo cáo 1: Tổng quan nghiên cứu về trầm cảm ở người cao tuổi và các giải pháp phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi ở trên thế giới và Việt Nam.
Công việc 2. Viết Báo cáo 2: Lý luận chung về can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh trầm cảm cho người cao tuổi
Công việc 3. Viết Báo cáo 3: Tổng quan mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi và mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm cho người cao tuổi ở nước ngoài và trong nước
Nội dung 2: Đánh giá thực trạng mức độ trầm cảm của người cao tuổi và hiệu quả công tác phòng chống trầm cảm cho người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi
Công việc 1: Lựa chọn và xây dựng công cụ khảo sát đánh giá thực trạng (Phụ lục số 1, 2 và 3)
Công việc 2: Chọn mẫu điều tra, khảo sát
Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi
Công việc1. Đề xuất các giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.
Giải pháp 1: Đề xuất và phối hợp triển khai các văn bản, chính sách can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi thành phố Quảng Ngãi
Giải pháp 2: Xã hội hóa công tác can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi
Giải pháp 3: Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm.
Giải pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo hiệu quả công tác can thiệp phòng chống trầm cảm tại thành phố Quảng Ngãi.
Giải pháp 5: Tăng cường công tác quản lý hoạt động can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm tại thành phố Quảng Ngãi.
Công việc 2: Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia về các giải pháp đề xuất và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện.
+ Hình thức lấy ý kiến chuyên gia: Phiếu xin ý kiến góp ý bản đề xuất các giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.
+ Lập danh sách dự kiến các chuyên gia góp ý bản đề xuất các giải pháp.
Công việc 3: Viết Báo cáo 5: Các giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi
Nội dung 4: Xây dựng và triển khai các chương trình hành động nhằm thực hiện hóa mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi
Công việc 1. Xây dựng các chương trình hành động nhằm thực hiện hóa mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi
- Hoạt động 1: Thiết kế mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.
Công việc 2: Triển khai mô hình thí điểm can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.
Hoạt động 1: Thành lập Tổ dịch vụ chăm sóc sức khỏe về trầm cảm cho người cao tuổi.
Công việc 3. Viết Báo cáo số 6:  Kết quả triển khai mô hình
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Tâm thần học

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:  Cách tiếp cận:
          Để đề xuất được các giải pháp can thiệp cộng đồng nhằm giảm số lượng trầm cảm ở người cao tuổi cũng như xây dựng và triển khai mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh trầm cảm ở người cao tuổi, đề tài sử dụng hướng tiếp cận sau đây:
       - Tiếp cận hệ thống: Có nhiều yếu tố gây nên trầm cảm ở người cao tuổi như đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi, mối quan hệ giữa người cao tuổi với người thân trong gia đình và cộng đồng xã hội,… Hơn nữa, hậu quả của trầm cảm ở người cao tuổi cũng như biểu hiện hàng loạt các yếu tố có tính hệ thống với nhau. Mặt khác, việc xây dựng và triển khai mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi đòi hỏi hệ thống đồng bộ các lực lượng tham gia bao gồm người cao tuổi, các cấp nhà nước thẩm quyền, Hội Người cao tuổi, các tổ chức chính trị, xã hội khác. Do đó, tiếp cận hệ thống sẽ làm rõ thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của trầm cảm, cũng như các các giải pháp giảm thiểu số lượng người bị trầm cảm và hệ thống các lực lượng, các yếu tố tham gia trong việc triển khai mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi.  
     - Tiếp cận lịch sử - phát triển: Tiếp cận lịch sử là một trong những cách tiếp cận quan trọng nhằm đánh giá tiến trình, các giai đoạn của trầm cảm ở người cao tuổi. Đồng thời, việc can thiệp phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi mang tính thường xuyên, liên tục, trải qua các thời kỳ khác nhau. Mặt khác, các giải pháp cũng như mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi cần được xem xét các chiều kích của thời gian, giai đoạn và bối cảnh nhằm phù hợp với nhu cầu xã hội.
      - Tiếp cận liên ngành Y học, Tâm lý học, Công tác xã hội, Xã hội học: Việc tiếp cận liên ngành Y học, Tâm lý học, Công tác xã hội, Xã hội học có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đề tài này. Tiếp cận liên ngành cho phép đánh giá thực trạng, nguyên nhân trầm cảm cũng như các giải pháp giảm thiểu số lượng trầm cảm ở người cao tuổi từ góc độ y học và tâm lý - xã hội. Hơn nữa, để đề xuất và triển khai mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi không thể không tiếp cận hướng Công tác xã hội với lý thuyết sinh thái, thuyết phát triển xã hội và phát triển cộng đồng cũng như dựa trên thế mạnh trong việc kết nối các nguồn lực xã hội, huy động cộng đồng tham gia tích cực vào công tác phòng chống trầm cảm của người cao tuổi.
* Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:      
         Để giải quyết các nội dung nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ sử dụng đồng bộ một tổ hợp các phương pháp khác nhau. Sự bổ sung của các phương pháp sẽ làm tăng độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp trắc nghiệm. Đề tài sẽ sử dụng một số trắc nghiệm chuẩn hóa đã được thích nghi hóa và sử dụng ở Việt Nam để đánh giá mức độ trầm cảm ở người cao tuổi. Phương pháp này cho phép đánh giá định lượng và định tính một cách khách quan, đáng tin cậy các phẩm chất, kĩ năng cần đo đạc trong đề tài này (Phụ lục 1) 
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Trong điều tra/đánh giá định lượng, một số Phiếu trưng cầu ý kiến sẽ được thiết kế để tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến các nội dung nghiên cứu, như: tự đánh giá/đánh giá của người cao tuổi về biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của trầm cảm; về các nhu cầu can thiệp phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi;…..
   Thiết kế Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho người cao tuổi và gia đình người cao tuổi (người thân) (Phụ lục 2, 3)
  Thiết kế Bộ phiếu đánh giá hiệu quả mô hình triển khai. Bộ phiếu sẽ được thiết kế sau khi triển khai mô hình.  
- Phương pháp phỏng vấn: Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu 6 cán bộ quản lý nhằm thu thập các ý kiến về việc xây dựng và triển khai mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi theo phương thức xã hội hóa. Hình thức thực hiện chủ yếu dưới dạng bán cấu trúc (Phụ lục 4) 
- Phương pháp thực nghiệm. Một trong những nội dung nghiên cứu của đề tài là thử nghiệm giải pháp đề xuất là mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi theo phương thức xã hội hóa từ việc xây dựng Tổ dịch vụ can thiệp cộng đồng cho người già trầm cảm tại thành phố Quảng Ngãi. Kết quả của thử nghiệm mô hình sẽ khẳng định tính khả thi giải pháp đề xuất. Mặt khác, trong đề tài này, quá trình thử nghiệm mô hình còn là quá trình tác động vào một phần thực tiễn can thiệp phòng chống trầm cảm cho người cao tuổi trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Điều này đã được đề cập đến ở mục ý nghĩa thực tiễn của đề tài này.
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của đội ngũ chuyên gia có uy tín chuyên môn về hoạt động triển khai nghiên cứu vấn đề trầm cảm ở người cao tuổi, mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm cho người cao tuổ, từ đó có những giải pháp tối ưu, hiệu quả cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học được sử dụng trong đề tài này để xử lí, phân tích, đánh giá định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu, đảm bảo độ tin cậy và tính khách quan trong sai số cho phép. Phần mềm được dùng là SPSS 22.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

  1. 04 Bộ phiếu điều tra xã hội học: 02 phiếu điều tra xã hội học, 01 thang đo đánh giá trầm cảm, 01 phiếu phỏng vấn
  2. Báo cáo kết quả xử lý số liệu điều tra
  3. Báo cáo tổng quan nghiên cứu về trầm cảm ở người cao tuổi và các giải pháp phòng  chống trầm cảm ở người cao tuổi ở trên thế giới và Việt Nam
  4. 05 báo cáo khoa học về kết quả nghiên cứu đề tài
+ Tổng quan nghiên cứu về trầm cảm ở người cao tuổi và các giải pháp phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi ở trên thế giới và Việt Nam.
+ Lý luận chung về can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi."
+ Tổng quan mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi và mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm cho người cao tuổi ở nước ngoài và trong nước
+ Giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.
+ Kết quả triển khai mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi.
  1. Mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh trầm cảm cho người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.
  2. Tổ dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi bị trầm cảm tại thành phố Quảng Ngãi (bao gồm báo cáo kết quả)
  3. Bản kiến nghị chính sách đối với cấp ủy và chính quyền thành phố Quảng Ngãi
  4. Bài báo số 1: Thực trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.
  5. Bài báo số 2: Thực trạng hoạt động phòng chống trầm cảm cho người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi.
  6.  01 bài kỷ yếu hội thảo khoa học.
  7.  Phim tư liệu, phóng sự.
  8.  03 Bộ tài liệu tập huấn :
+ Tài liệu tập huấn điều tra, khảo sát;
+ Bộ tài liệu hướng dẫn quản lý, giám sát và tổ chức thực hiện mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh trầm cảm
+Tài liệu tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng chống trầm cảm cho người cao tuổi (nhận diện, can thiệp và giám sát, đánh giá)
 Tờ rơi về dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi và hoạt động chăm sóc.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Đây là đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý học và lĩnh vực công tác xã hội, có kết quả nghiên cứu cả về lí thuyết lẫn thực tiễn, và chủ yếu là mô hình can thiệp cộng đồng phòng chống bệnh trầm cảm cho người cao tuổi. Vì vậy, đề tài dự định sẽ lựa chọn một số kết quả nghiên cứu, xây dựng thành tài liệu, xuất bản làm tài liệu bồi dưỡng, tham khảo, nghiên cứu cho nhân viên công tác xã hội, cán bộ thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi; sinh viên và học viên ngành tâm lý học và ngành công tác xã hội.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/04/2019 đến 01/04/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 960 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 960 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 510/QĐ-UBND ngày 10 tháng Tháng 4 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)