Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Công ty cổ phần VietRAP đầu tư thương mại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình trồng bảo tồn và phát triển cây dược liệu Bảy lá một hoa (Thất diệp nhất chi hoa) (Paris polyphilla) tại 3 huyện (Ba Tơ Sơn Tây và Trà Bồng) tỉnh Quảng Ngãi

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 04/2020/HĐ-ĐTKHCN

5

Tên tổ chức chủ trì: Công ty cổ phần VietRAP đầu tư thương mại

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Quảng Ngãi

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Phạm Quang Thắng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Phạm Quang Thắng; KS.Trần Văn Tùng; TS.Vũ Thị Liên; KS.Nghiêm Hồng Ninh; KS.Nguyễn Thị Thùy Dung; KS.Trương Thị Liên; ThS.Vũ Văn Thuận; ThS.Phạm Đôn; KS.Diệp Xuân Tuấn; ThS.Vũ Thị Hồng Nhung

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1:Khảo sát, đánh giá và xác định vùng trồng Bảy lá một hoa
- Công việc 1.Khảo sát đặc điểm phân bố, điều kiện lập địa và trữ lượng loài Bảy lá một hoa
- Công việc 2. Lấy mẫu và phân tích mẫu đất tại nơi Bảy lá một hoa phân bố tự nhiên và mẫu đất, mẫu nước tại nơi dự kiến xây dựng mô hình trồng Bảy lá một hoa thương phẩm.
- Công việc 3.Mô tả đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh tháiloài Bảy lá một hoa
 - Công việc 4. Phân loại thực vật, định danh loài/phân loài Bảy lá một hoa
 - Công việc 5.Lập phiều và điều tra thực trạng khai thác, sử dụng và gây trồng loài Bảy lá một hoa
- Công việc 6.Chọn hộ dân tham gia xây dựng các mô hình liên kết trồng, bảo tồn và phát triển cây Bảy lá một hoa tại 3 huyện (Ba Tơ, Sơn Tây và Trà Bồng) tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung 2: Xây dựng vườn sưu tập bảo tồn, vườn giốngBảy lá một hoa
- Công việc 1. Xây dựng vườn sưu tập bảo tồn loài/phân loài Bảy lá một hoa
(1) Thu thập nguồn gen Bảy lá một hoa có xuất xứ tại Quảng Ngãi
(2) Trồng, chăm sóc, theo dõi, đánh giá vườn sưu tập bảo tồn loài/phân loài Bảy lá một hoa
(3) Xây dựng báo cáo kết quả xây dựng vườn sưu tập bảo tồn
- Công việc 2. Xây dựng vườn giống loài Bảy lá một hoa có giá trị tại Quảng Ngãi
(1) Chọn lọc cá thể của loài/phân loài Bảy lá một hoa có giá trị để làm giống
(2) Trồng, chăm sóc, theo dõi, đánh giá vườn giống Bảy lá một hoa
(3) Xây dựng báo cáo kết quả xây dựng vườn giống
- Công việc 3. Hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật vườn bảo tồn và vườn giống Bảy lá một hoa
(1) Hướng dẫn kỹ thuật vườn bảo tồn Bảy lá một hoa
(2) Hướng dẫn kỹ thuật vườn giống Bảy lá một hoa
Nội dung 3:Xây dựng mô hình liên kết trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ Bảy lá một hoa thương phẩm
- Công việc 1. Xây dựng quy chế hoạt động của tổ/nhóm hợp tác liên kết trồng và tiêu thụ Bảy lá một hoa
- Công việc 2.Xây dựng mô hình liên kết trồng Bảy lá một hoa thương phẩm
(1) Mô hình liên kết trồng Bảy lá một hoa trong vườn hộ
(2) Mô hình liên kết trồng Bảy lá một hoa dưới tán rừng
- Công việc 3. Phân tích chất lượng dược liệu Bảy lá một hoa tại các mô hình trồng
- Công việc 4. Hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật canh tác Bảy lá một hoa trong các điều kiện khác nhau
(1)Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế Bảy lá một hoa thâm canh trong vườn hộ
(2)Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế Bảy lá một hoa hữu cơ trong vườn hộ
(3)Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế Bảy lá một hoa thâm canh dưới tán rừng
(4)Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế Bảy lá một hoa hữu cơdưới tán rừng
Nội dung 4: Đào tạo, tập huấn, giới thiệu, quảng bá sản phẩm Bảy lá một hoa
- Công việc 1.Tổ chứcHội nghị triển khai đề tài
- Công việc 2. Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở
- Công việc 3. Tập huấn kỹ thuật cho nông dân
- Công việc 4. Tổ chức hội nghị đầu bờ
- Công việc 5. Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Bảy lá một hoa

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học y, dược

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1: Khảo sát, đánh giá và xác định vùng trồng Bảy lá một hoa
- Sử dụng phương pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) bằng phiều điều tra(xem Phụ lục 1) để thu thập thông tin có liên quan đến việc khai thác, sử dụng và gây trồng Bảy lá một hoa như: giá trị sử dụng, trữ lượng tiềm năng, các hoạt động khai thác, gây trồng, chế biến, bảo quản và buôn bán. Số lượng phiếu điều tra dự kiến khoảng 35 phiếu cho mỗi huyện (105 phiếu/3 huyện).
- Điều tra theo tuyến để khảo sát tính đa dạng thành phần loài Bảy lá một hoa. Tùy vào điều kiện thực tế, số lượng tuyến và chiều dài các tuyến điều tra sẽ được bố trí đi qua các kiểu sinh cảnh, kiểu rừng khác nhau ở các khu vực nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp bố trí ô tiêu chuẩn (ÔTC) để đánh giá trữ lượng loài Bảy lá một hoa, sinh thái, phân bố... Các ÔTC điển hình có diện tích 100 m2(10 m x 10 m) sẽ được bốtrí ngoài thực với sự tham gia của người dân bản địa để xác định thành phần loài, mật độ, trữ lượng… Số lượng ÔTC thiết lập sẽ thay đổi tùy thuộc vào kiểu sinh cảnh rừng, các đai cao độ địa hình so với mực nước biển và giao động từ 3-5 ÔTC/sinh cảnh/tuyến khảo sát.
Tại mỗi ô tiêu chuẩn có phân bố, lấy một mẫu đất để phân tích các chỉ tiêu lý, hóa học của đất. Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp chuyên ngành và mẫu đất được phân tích tại phòng phân tích đủ điều kiện theo quy định. Số lượng mẫu đất phân tích dự kiến: 9 ÔTC x 01 mẫu = 9 mẫu. Phân tích các chỉ tiêu: Độ pH; Hàm lượng tổng số (N, P2O5, K2O, OM); Hàm lượng dễ tiêu (NH4+, NO3-, P2O5, K2O).
  - Phương pháp thu mẫu tiêu bản:mẫu tiêu bản các cá thể Bảy lá một hoa thu thập theo “các phương pháp nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Mỗi loài thu ít nhất 02 mẫu tiêu bản với đầy đủ các bộ phận của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản: (rễ) củ, thân (giả), cụm hoa, quả (bao gồm hạt)...Mẫu tiêu bản khi thu thập ngoài thực địa được định danh sơ bộ, ghi nhân các thông tin liên quan đến mẫu vật như: số hiệu mẫu, thời gian thu mẫu, địa điểm thu mẫu, vị trí thu mẫu (tọa độ GPS), người thu mẫu, mô tả sơ bộ các đặc điểm nhận dạng về hình thái, ghi nhận các giá trị sử dụng dân gian… Chụp hình và ghi chú chi tiết các đặc điểm màu sắc các bộ phận cơ quan dinh dưỡng và sinh sản khó quan sát được trên mẫu tiêu bản khô trong phòng thí nhiệm. Các mẫu tiêu bản này được gắn nhãn có đánh số hiệu, ép trong báo và tẩm cồn 96̊ ngoài thực địa để bảo quản tạm thời, sau đó được xử lý và sấy khô trong phòng thí nghiệm.
- Phương pháp thu mẫu tiêu bản sống: Thu thập các cá thể Bảy lá một hoa để làm bộ sưu tập mẫu sống trồng tại vườn bảo tồn. Thông tin mẫu sống được quản lý theo số hiệu các tập đoàn mẫu/giống, và nhãn tiêu bản mẫu cây sống được đánh số theo số thứ tự của tập đoàn giống tương ứng. Đây là nền tảng để cho nghiên cứu và bảo tồn.
- Phương pháp đánh giá nguồn gen
- Mô tả đặc điểm hình thái cây Bảy lá một hoa
- Đánh giá mẫu cây thông qua các chỉ tiêu:
        + Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đầu mút cao nhất của lá
        + Đường kính thân khí sinh (mm): Đo bằng thước panme, cách gốc 3 cm
        + Kích thước lá kép (đo lá trưởng thành): mỗi cây đo 02 lá
        + Chiều dài lá (cm): Đo từ gốc cuống lá đến ngọn lá dài nhất
        + Chiều rộng lá (cm): Đo vị trí rộng nhất giữa các lá chét
        + Khối lượng hạt (nếu có)
- Phương pháp định danh tên loài và xây dựng danh lục: Dựa vào phương pháp hình thái so sánh, giải phẩu, và các tài liệu chuyên ngành như: Thực vật chí Đông Dương, Thực vật chí Trung Hoa, Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Từ điển Cây thuốc Việt Nam… Các tiêu bản được so sánh, đối chiếu với các mẫu trong Bảo tàng thực vật như E, HN, P, SING, VNM. Tên loài/phân loài được kiểm tra, chỉnh sữa theo the plantlist, IPNI, và World Checklist of Vascular Plants. Danh lục loài/phân loài Bảy lá một hoa được xây dựng và sắp xếp theo APG III, IV (2009, 2016).
- Khảo sát, lựa chọn hộ dân xây dựng vườn bảo tồn và mô hình trồng Bảy lá một hoa
        + Thu thập và phân tích điều kiện sinh thái, khí hậu.
         + Thu thập và phân tích mẫu đất, mẫu nước sử dụng để tưới tại điểm xây dựng các mô hình của 3 huyện (Ba Tơ, Sơn Tây và Trà Bồng) theo TCVN: Lấy mẫu đất để phân tích các chỉ tiêu lý, hóa học của đất tương ứng với các chỉ tiêu phân tích mẫu đất tại nơi phân bố tự nhiên. Phương pháp lấy mẫu được thực hiện theo phương pháp chuyên ngành và mẫu đất được phân tích tại phòng phân tích đủ điều kiện theo quy định. Kết quả dùng để so sánh, đánh giá và thiết kế các mô hình phù hợp, gần với điều kiện tự nhiên nhất. Mỗi vùng phân tích 3 mẫu, tổng 9 mẫu đất.
Nội dung 2: Xây dựng vườn sưu tập bảo tồn, vườn giống Bảy lá một hoa
Công việc 1. Xây dựng vườn sưu tập bảo tồn loài Bảy lá một hoa
1) Bố trí vườn bảo tồn
          Phương pháp bảo tồn chuyển vị (ex-situ) các loài/phân loài thuộc chi Bảy lá một hoa: Sưu tập các cá thể Bảy lá một hoa phân bố tự nhiên tại Quảng Ngãi về trồng bảo tồn tại Vườn.
Vườn sưu tập bảo tồn có diện tích 300 m2 được xây dựng tại huyện Sơn Tây và Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
2) Thời gian thực hiện: từ 4/2020-9/2022
3) Kỹ thuật áp dụng tại vườn bảo tồn:
- Mật độ trồng: 22.000 cây/ha;
Nội dung 3: Xây dựng mô hình liên kết trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ Bảy lá một hoa thương phẩm
1) Quy mô, địa điểm          
Mô hình được thực hiện trong 2 điều kiện canh tác (trong vườn hộ và dưới tán rừng) với quy mô 1600 m2 tại 3 huyện (Ba Tơ, Sơn Tây và Trà Bồng), sử dụng 2 kỹ thuật canh tác (thâm canh và hữu cơ). Qua tiền khảo sát đề tài của Công ty Cổ phần VietRAP Đầu tư thương mại

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

16

Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ 01/04/2020 đến 01/12/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 2.535 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1.7 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 500 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 335 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 534/QĐ-UBND ngày 15 tháng Tháng 4 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)