Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Quảng Ngãi
Công ty cổ phần VietRAP đầu tư thương mại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu thực nghiệm mô hình liên kết trồng và tiêu thụ Tam thất bắc (Panax notoginseng (Burk FH Chen)) ở một số huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 05/2020/HĐ-ĐTKHCN

5

Tên tổ chức chủ trì: Công ty cổ phần VietRAP đầu tư thương mại

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Quảng Ngãi

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS.Trần Văn Tùng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: KS.Trần Văn Tùng; ThS.Vũ Thị Vân Phượng; KS.Nghiêm Hồng Ninh; TS.Phạm Quang Thắng; KS.Đồng Thị Huế; KS.Nguyễn Thị Quỳnh; KS.Trương Thị Liên; CN.Đặng Quang Trung; ThS.Vũ Thị Hồng Nhung

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1:Khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội 3 huyện (Ba Tơ, Sơn Tây, Trà Bồng) và chọn hộ tham gia xây dựng các mô hình
- Công việc 1: Khảo sát đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình,… và các điều kiện kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu
- Công việc 2. Lấy mẫu và phân tích mẫu đất, mẫu nước tại nơi dự kiến xây dựng mô hình liên kết trồng Tam thất bắc thương phẩm
- Công việc 3. Chọn hộ dân tham gia xây dựng các mô hình liên kết trồng và tiêu thụ Tam thất bắc tại 3 huyện (Ba Tơ, Sơn Tây và Trà Bồng) tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung 2. Xây dựng mô hình liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ Tam thất bắc.
- Công việc 1. Xây dựng quy chế hoạt động của tổ/nhóm hợp tác liên kết trồng và tiêu thụ Tam thất bắc
- Công việc 2.Xây dựng mô hình liên kết trồng Tam thất bắc thương phẩm
(1) Mô hình liên kết trồng Tam thất bắc dưới giàn che
(2) Mô hình liên kết trồng Tam thất bắc trong vườn hộ
(3) Mô hình liên kết trồng Tam thất bắc dưới tán rừng
- Công việc 3. Phân tích chất lượng dược liệu Tam thất bắc tại các mô hình trồng
- Công việc 4. Xây dựng mô hình thu hoạch, sơ chế, chế biến dược liệu Tam thất bắc
- Công việc 5. Hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật canh tác Tam thất bắc trong các điều kiện khác nhau
(1) Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc Tam thất bắc thâm canh dưới giàn che
(2) Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc Tam thất bắc hữu cơ dưới giàn che
(3) Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc Tam thất bắc thâm canh trong vườn hộ
(4) Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc Tam thất bắc hữu cơ trong vườn hộ
(5) Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc Tam thất bắc thâm canh dưới tán rừng
(6) Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc Tam thất bắc hữu cơ dưới tán rừng
(7)Hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, chế biến dược liệu Tam thất bắc
 Nội dung 3. Đào tạo, tập huấn, giới thiệu, quảng bá sản phẩm Tam thất bắc.
 - Công việc 1. Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm trồng, chăm sóc Tam thất bắc tại một số tỉnh phía Bắc
 - Công việc 2. Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở
 - Công việc 3. Tập huấn kỹ thuật cho nông dân
 - Công việc 4.Tổ chứcHội nghị triển khai; Hội nghị đầu bờ
 - Công việc 5. Tham gia hội chợ, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Tam thất bắc
- Công việc 6. Hội nghị tổng kết đề tài.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học y, dược

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1: Khảo sát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội 3 huyện (Ba Tơ, Sơn Tây, Trà Bồng) và chọn hộ tham gia xây dựng các mô hình
Công việc 1: Khảo sát đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình,… và các điều kiện kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu
- Thu thập thông tin thứ cấp, các thông tin cần thu thập:
          + Điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình khu vực nghiên cứu.
          + Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
          + Thực trạng sản xuất nông lâm nghiệp khu vực nghiên cứu.
- Tiến hành thu thập thông tin trên tại các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn các huyện Ba Tơ, Trà Bồng và Sơn Tây.
Công việc 2. Lấy mẫu và phân tích mẫu đất, mẫu nước tại nơi dự kiến xây dựng mô hình liên kết trồng Tam thất bắc thương phẩm
Đất thích hợp trồng Tam thất bắc là đất feralít núi cao, nên chọn vùng đất cao, thoát nước tốt, tầng canh tác sâu dầy, giàu mùn. Trên cơ sở kết quả đánh giá thổ nhưỡng đất trồng cây Tam thất bắc (Panax notoginseng (Burk F.H. Chen)) của HTX Nông nghiệp Cồ Dề Chải tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, sẽ xác định được loại đất (cùng với các chỉ tiêu thổ nhưỡng) tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi phù hợp để trồng cây Tam thất bắc.
Dựa trên bản đồ đất tỉnh Quảng Ngãi do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2006, nhóm tác giả thực hiện đề tài sẽ xác định được loại đất thích hợp với cây Tam thất bắc (trên cơ sở so sánh với loại đất trồng cây Tam thất bắc tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) tại các huyện Ba Tơ, Sơn Tây và Trà Bồng, tiến hành lấy mẫu đất tại các điểm dự kiến lựa chọn xây dựng mô hình để phân tích, mỗi điểm xây dựng mô hình tiến hành lấy 03 mẫu đất
Công việc 3. Chọn hộ dân tham gia xây dựng các mô hình liên kết trồng và tiêu thụ Tam thất bắc tại 3 huyện (Ba Tơ, Sơn Tây và Trà Bồng) tỉnh Quảng Ngãi.
Căn cứ vào sinh thái (khí hậu, đất đai…) của các tiểu vùng/xã thuộc 03 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, các đặc điểm sinh học, yêu cầu sinh thái cây Tam thất bắc, từ đó chọn địa điểm và hộ dân tham gia xây dựng các mô hình.
Nội dung 2: Xây dựng mô hình liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ Tam thất bắc1) Quy mô, địa điểm
Mô hình được thực hiện trong 3 điều kiện canh tác (giàn che, vườn hộ và dưới tán rừng), sử dụng 2 phương thức canh tác (thâm canh và hữu cơ) với quy mô 2.500 m2 tại 3 huyện (Ba Tơ, Trà Bồng và Sơn Tây). Qua tiền khảo sát đề tài của Công ty Cổ phần VietRAP Đầu tư thương mại
Nội dung 3: Đào tạo, tập huấn, giới thiệu, quảng bá sản phẩm Tam thất bắc
- Tổ chức đoàn học hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc Tam thất bắc tại mô hình miền Bắc: gồm 15 người đại diện cho các tổ chức và cá nhân liên quan trực tiếp đến xây dựng, chăm sóc, quản lý, theo dõi và đánh giá các mô hình trồng Tam thất bắc.
- Tổ chức hội nghị: 01 hội nghị triển khai đề tài và 01 hội nghị đầu bờ tại địa phương nhằm giới thiệu, chia sẻ kết quả đề tài. Các hội nghị sẽ mời các cơ quan, đơn vị tại địa phương, các đơn vị chuyên môn, các chuyên gia và cá nhân có liên quan.
- Đào tạo và tập huấn: tổ chức lớp đào tạo, tập huấn trực tiếp tại địa phương, lớp học do các giảng viên có kinh nghiệm, có chuyên môn về cây dược liệu, thị trường dược liệu, đặc biệt là chuyên gia nghiên cứu về Tam thất bắc.      
         + Số lượng: Đào tạo 12 cán bộ kỹ thuật viên và tập huấn cho 150 lượt nông dân.
          + Nội dung: kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và chế biến sản phẩm từ dược liệu Tam thất bắc.
 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Ba Tơ, Trà Bồng và Sơn Tây

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/04/2020 đến 01/10/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 2.45 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1.4 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 500 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 500 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 534/QĐ-UBND ngày 15 tháng Tháng 4 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)