10
|
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sử dụng, kinh doanh, quản lý thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Công việc 1: Thống kê thu thập tài liệu về tình hình sản xuất lúa, gạo, các loại rau chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (a) Mục đích: Đánh giá tổng thể tình hình sản xuất lúa, gạo, các loại rau chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (b) Quy mô thực hiện: - Tiến hành thống kê, thu thập tài liệu tình hình sản xuất lúa, gạo và một số loại rau chính tại 13 huyện và thành phố Quảng Ngãi từ các nguồn tài liệu thống kê của các cơ quan quản lý về diện tích sản xuất, qui mô nông hộ, chủng loại rau. (c) Thời gian: 4/2020 - 5/2020. (d) Nhu cầu nguồn lực: - Nhân lực: 04 (Chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). (e) Sản phẩm: Báo cáo cập nhật tình hình sản xuất lúa, gạo, các loại rau chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Công việc 2: Điều tra về quản lý, phân phối và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của hệ thống đại lý và cơ quan quản lý chuyên ngành. (a) Mục đích: Đánh giá tình hình về quản lý, phân phối, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của hệ thống đại lý và cơ quan quản lý chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (b) Quy mô thực hiện: - Điều tra về quản lý: Thu thập thông tin từ cơ quan quản lý chuyên ngành về quản lý kinh doanh thuốc BVTV. Tổng số phiếu: 15 phiếu; (14 phiếu /14 huyện – Thu thập thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT ( Phòng Kinh tế) huyện, Thành phố ) + (1 phiếu thu thập thông tin từ Phòng Thanh tra pháp chế - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh). Các tiêu chí điều tra: Số đại lý thanh kiểm tra, Hành vi vi phạm, Hình thức xử phạt, mức xử phạt, số lớp huấn luyện chuyên môn cấp chứng nhận, số lượng học viên, số lớp tập huấn hướng dẫn nông dân về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, số người tham gia...trong 5 năm gần đây. - Điều tra các đại lý buôn bán, kinh doanh, cung ứng thuốc BVTV trên toàn tỉnh Quảng Ngãi. + Tiến hành lên danh sách các đại lý để điều tra: Tổng số đại lý kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh theo ước tính hiện nay có khoảng 600 đại lý. Tuy nhiên số liệu sẽ chuẩn xác dựa trên kết quả điều tra từ các cơ quan quản lý. + Chọn lọc các đại lí điều tra theo phương pháp phân tầng có hệ thống: 150/600. + Các tiêu chí điều tra: Theo biểu mẫu phụ lục đi kèm -Phiếu điều tra tình hình cung ứng thuốc BVTV. + Tiến hành điều tra và xử lý số liệu. (c) Thời gian: 04/2020 -5/2020. (d) Nhu cầu nguồn lực: - Nhân lực: 08 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính) - Nguyên vật liệu: Bảng mẫu câu hỏi phỏng vấn theo biểu. (e) Sản phẩm: Báo cáo điều tra, đánh giá tình hình về quản lý, phân phối, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của hệ thống đại lý và cơ quan quản lý chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Công việc 3: Điều tra chủng loại, số lượng và phương thức sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của hộ nông dân. (a) Mục đích: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản phẩm lúa, gạo, rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (b) Quy mô thực hiện: * Đối với cây lúa: + Tiến hành lên danh sách các huyện để điều tra, khảo sát: Các huyện trồng lúa trọng điểm gồm 05 huyện đồng bằng: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ. + Phân bố mẫu phiếu tại các huyện: Tổng số phiếu: 250 phiếu, trong đó Mộ Đức: 60 phiếu, Đức Phổ: 60 phiếu, Bình Sơn: 50 phiếu, Tư Nghĩa: 40 phiếu, Sơn Tịnh: 40 phiếu. + Đối tượng lựa chọn điều tra, khảo sát: Tại các hộ theo phương pháp phân tầng. + Các tiêu chí điều tra: Theo biểu mẫu phụ lục đi kèm -Phiếu điều tra nông hộ sản xuất lúa. + Tiến hành điều tra và xử lý số liệu. * Đối với cây rau: + Tiến hành lên danh sách các vùng trồng rau trọng điểm của tỉnh để điều tra, khảo sát (05): huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Thành phố Quảng Ngãi và huyện đảo Lý Sơn. + Phân bố mẫu phiếu tại các huyện: Tổng số phiếu: 400 phiếu, trong đó Thành phố Quảng Ngãi: 120 phiếu, Mộ Đức: 100 phiếu, Bình Sơn: 80 phiếu, Sơn Tịnh: 60 phiếu, Lý Sơn: 40 phiếu. + Đối tượng lựa chọn điều tra, khảo sát: Tại các hộ theo phương pháp phân tầng. + Các tiêu chí điều tra: Theo biểu mẫu phụ lục đi kèm -Phiếu điều tra nông hộ sản xuất rau. + Tiến hành điều tra và xử lý số liệu. (c) Thời gian: 5/2020 - 8/2020. (d) Nhu cầu nguồn lực: - Nhân lực: 08 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính) - Nguyên vật liệu: Bảng mẫu câu hỏi phỏng vấn theo biểu mẫu. (e) Sản phẩm: Báo cáo phân tích, xử lý số liệu về thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất, gạo, rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Công việc 4: Báo cáo chuyên đề về điều tra đánh giá thực trạng sử dụng, kinh doanh, quản lý thuốc BVTV trong sản xuất lúa, rau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (a) Mục đích: Lập báo cáo chuyên đề điều tra đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất lúa và một số loại rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (b) Nhân lực: 06 thành viên (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính) (c) Thời gian: 9/2020-11/2020 (c) Sản phẩm: Báo cáo chuyên đề đáp ứng yêu cầu. Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên các sản phẩm lúa, gạo và các loại rau chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. - Công việc 1: Lấy mẫu, phân tích, đánh giá dư lượng thuốc BVTV trong rau. Số lượng gồm: 4 chủng loại rau mỗi loại 30 mẫu/vụ và 30 mẫu tỏi. Tổng số 30*4*2+30=270 mẫu. (a) Mục đích: Đánh giá mức độ ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV trong rau. (b) Quy mô thực hiện: Lấy mẫu ở 2 vụ và tại thời điểm rau thu hoạch và các hộ đã tham gia thực hiện điều tra khảo sát tại nội dung 1. Chọn hộ tham gia khảo sát theo phương pháp phân tầng. Các chủng loại rau lấy mẫu như sau: - Rau ăn lá: 02 loại (Rau cải, bắp cải) - Rau ăn quả: 01 loại (Dưa leo) - Rau gia vị: Ớt, tỏi Tùy vào kết quả khảo sát thực tế, có thể thay đổi chủng loại rau để lấy mẫu. (c) Thời gian: 08/2020-6/2021. (d) Nhu cầu nguồn lực: - Nhu cầu nhân lực: 10 (Chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính) - Nguyên vật liệu: Dụng cụ lấy mẫu và bảo quản mẫu (e) Sản phẩm: Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong mẫu rau. Công việc 2: Lấy mẫu lúa, gạo, phân tích, đánh giá dư lượng thuốc BVTV trong mẫu gạo. (a) Mục đích: Đánh giá mức độ ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV trong mẫu gạo. (b) Quy mô thực hiện: - Số lượng: 60 mẫu gạo/5 huyện. Lấy mẫu lúa tại thời điểm thu hoạch ở các hộ thực hiện khảo sát ban đầu. Lấy mẫu ở 02 vụ sản xuất (Vụ hè thu và vụ đông xuân). (c) Thời gian: 08/2020-6/2021. (d) Nhu cầu nguồn lực: 10 (Chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính) - Nguyên vật liệu: Dụng cụ lấy mẫu và bảo quản mẫu (e) Sản phẩm: Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong mẫu gạo. Công việc 3: Báo cáo đánh giá mức độ ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV đối với sản phẩm lúa, gạo, rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh và nguy cơ rủi ro sức khỏe người tiêu thụ. (a) Nhu cầu nguồn lực: 06 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính) (b) Thời gian: 04/2021-6/2021. Nội dung 3: Đề xuất giải pháp về: quản lý, kỹ thuật và truyền thông để hạn chế việc lạm dụng và tồn dư thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Công việc 1: Xây dựng dự thảo giải pháp về quản lý nhằm hạn chế việc lạm dụng và tồn dư thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (a1) Mục đích: Xây dựng các giải pháp đối với các cơ quan quản lý: Công tác kiểm tra, giám sát, công tác tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật trong kinh doanh, phân phối thuốc BVTV,... Công việc 2: Xây dựng giải pháp về kỹ thuật nhằm hạn chế việc lạm dụng và tồn dư thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (a2) Mục đích: Xây dựng các giải pháp về kỹ thuật canh tác: Phương thức canh tác, cách sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất của người dân,... Công việc 3: Xây dựng giải pháp về truyền thông nhằm hạn chế việc lạm dụng và tồn dư thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (a3) Mục đích: Xây dựng các giải pháp về công tác truyền thông: Công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho người sản xuất lúa, rau; các đại lý phân phối, kinh doanh buôn bán thuốc BVTV, người tiêu dùng trong lựa chọn sản phẩm an toàn,.... (b) Địa điểm thực hiện 3 công việc trên: Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ngãi. (c) Thời gian thực hiện công việc 1,2 và 3: 01/2021-7/2021. (d) Nguyên vật liệu: Văn phòng phẩm. (e) Nhu cầu nhân lực: 08 (Chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). * Sản phẩm: Dự thảo các giải pháp. Công việc 4: Tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh tham vấn, góp ý hoàn thiện giải pháp. (a) Mục đích: Tham vấn, góp ý hoàn thiện giải pháp. (b) Thành phần tham gia hội nghị: Gồm các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các nhà chuyên môn, Đại diện lãnh đạo huyện/xã; cán bộ phụ trách nông nghiệp và đại diện các doanh nghiệp (50 người). (c) Thời gian: 7/2021 – 8/2021 (d) Địa điểm: Thành phố Quảng Ngãi. (e) Nhu cầu nguồn lực: - Nhân lực: 08 (chủ nhiệm và thành viên chính) - Nguyên vật liệu: Văn phòng phẩm. * Sản phẩm: Kỷ yếu Hội thảo, Biên bản hội thảo góp ý các giải pháp được và thông qua tại Hội thảo. Nội dung 4: Xây dựng mô hình chuyển giao, ứng dụng và tuyên truyền giải pháp kỹ thuật đến cộng đồng người trực tiếp canh tác lúa, rau và các nhà quản lý chính quyền địa phương cũng như chuyên môn liên quan đến thuốc BVTV. Công việc 1: Xây dựng mô hình trồng lúa: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chỉ phun thuốc khi các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng gây hại theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Tuân thủ thời gian cách ly của thuốc. 1.1.Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng lúa (a) Mục đích: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác trên cây lúa theo hướng an toàn sinh học để nông dân áp dụng vào sản xuất. (b) Thời gian: 02/2021-3/2021 (c) Nguồn nhân lực: 06 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính, thành viên) (d) Sản phẩm: 01 hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa theo hướng an toàn sinh học. 1.2.Triển khai thực hiện mô hình trồng lúa (a) Mục đích: Nhằm đưa ra mô hình trồng lúa thực tế để khuyến cáo người nông dân hướng đến sản xuất lúa an toàn. (b) Quy mô thực hiện: Cây lúa: 1 mô hình, 01 vụ (Diện tích 1 ha). - Lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình: Ưu tiên lựa chọn ngẫu nhiên vùng 1ha trồng lúa gần vị trí đi lại để thuận lợi cho việc thăm quan học tập. - Tiến hành triển khai thực hiện mô hình. - Lấy mẫu, phân tích dư lượng tồn dư thuốc BVTV tại thời điểm thu hoạch. - Tổng kết, đánh giá kết quả mô hình. (c) Thời gian: 4 tháng (5/2021-9/2021) (d) Nhu cầu nguồn lực: 5 (Chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). (e) Sản phẩm: Mô hình sau thử nghiệm, kết quả thử nghiệm dư lượng thuốc BVTV trong gạo tại thời điểm thu hoạch. 1.3. Tập huấn thực hiện mô hình (a) Mục đích: Giúp nông dân nắm được các biện pháp canh tác, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa theo hướng sinh học. Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu, bệnh an toàn, hiệu quả. (b) Quy mô thực hiện: 03 đợt đào tạo, tập huấn; 50 người/đợt - Đợt 1: Tập huấn vào lúc trước khi bước vào vụ sản xuất để triển khai công tác làm đất, ngâm ủ giống, bón phân lót, phòng trừ sâu bệnh đầu vụ. - Đợt 2: Tập huấn khi lúa được 20 -22 ngày, tập huấn triển khai công tác bón phân thúc, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh giữa vụ. - Đợt 3: Tập huấn khi lúa khoảng 40-42 ngày để triển khai kỹ thuật bón phân đón đòng, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh cuối vụ. (c) Thời gian: 5/2021-9/2021. (d) Nhu cầu nguồn lực: 4 (chủ nhiệm, thành viên chính, thành viên) (e) Sản phẩm: Nông dân tham gia mô hình và nông dân ngoài mô hình được tập huấn, hướng dẫn các kỹ thuật về canh tác lúa an toàn. 1.4. Tổ chức hội nghị đầu bờ (a) Mục đích: Tổng kết đánh giá nhân rộng mô hình vào sản xuất. (b) Quy mô thực hiện: 01 cuộc hội nghị, 50 đại biểu/hội nghị. (c) Thời gian: 8/2021-9/2021. (d) Nhu cầu nguồn lực: 4 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). (e) Sản phẩm: Báo cáo tổng kết đánh giá mô hình, các biên bản hội nghị, danh sách đại biểu tham dự hội nghị. Công việc 2: Xây dựng mô hình trồng rau dưa leo: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chỉ phun thuốc khi các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng gây hại theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Tuân thủ thời gian cách ly của thuốc. 2.1. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng dưa leo (a) Mục đích: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác trên cây dưa leo theo hướng an toàn sinh học để nông dân áp dụng vào sản xuất. (b) Thời gian: 02/2021-3/2021 (c) Nguồn nhân lực: 06 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính, thành viên) (d) Sản phẩm: 01 hướng dẫn kỹ thuật sản xuất dưa leo theo hướng an toàn sinh học. 2.2. Triển khai mô hình trồng rau dưa leo (a) Mục đích: Nhằm đưa ra mô hình thực tế để khuyến cáo người nông dân hướng đến sản xuất rau dưa leo an toàn. (b) Quy mô thực hiện: diện tích 0.2 ha/mô hình (4 sào). - Lựa chọn hộ thực hiện mô hình: Ưu tiên lựa chọn ngẫu nhiên vùng 0,2ha trồng rau dưa leo gần vị trí đi lại để thuận lợi cho việc thăm quan học tập. - Tiến hành triển khai thực hiện mô hình. - Lấy mẫu: 01 mẫu dưa leo, phân tích dư lượng tồn dư thuốc BVTV tại thời điểm thu hoạch. - Tổng kết, đánh giá kết quả mô hình. (c) Thời gian: 3 tháng (10/2021-02/2022) (d) Nhu cầu nguồn lực: 5 (Chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). (e) Sản phẩm: Mô hình sau thử nghiệm, kết quả thử nghiệm dư lượng thuốc BVTV trong dưa leo tại thời điểm thu hoạch. 2.3. Tập huấn thực hiện mô hình (a) Mục đích: Giúp nông dân nắm được các biện pháp canh tác, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dưa leo theo hướng sinh học. Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu, bệnh an toàn, hiệu quả. (b) Quy mô thực hiện: 03 đợt tập huấn; 50 người/đợt. - Đợt 1: Tập huấn trước khi bước vào vụ sản xuất để triển khai công tác làm đất bón phân lót, phòng trừ sâu bệnh đầu vụ. - Đợt 2 và 3: Tùy điều kiện cụ thể, tình hình sâu bệnh hại cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình làm việc với địa phương để xác định lịch tập huấn phù hợp. (c) Thời gian: 7/2021-10/2021. (d) Nhu cầu nguồn lực: 4 (chủ nhiệm, thành viên chính, thành viên) (e) Sản phẩm: Nông dân tham gia mô hình và nông dân ngoài mô hình được tập huấn, hướng dẫn các kỹ thuật về canh tác rau dưa leo an toàn. 2.4. Tổ chức hội nghị đầu bờ các mô hình (a) Mục đích: Tổng kết đánh giá nhân rộng mô hình vào sản xuất. (b) Quy mô thực hiện: 01 cuộc hội nghị, 50 đại biểu/hội nghị. (c) Thời gian: 9/2021-10/2021. (d) Nhu cầu nguồn lực: 06 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). (e) Sản phẩm: Báo cáo tổng kết đánh giá các mô hình, các biên bản hội nghị, danh sách đại biểu tham dự hội nghị. Công việc 3: Xây dựng mô hình trồng rau bắp cải: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chỉ phun thuốc khi các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng gây hại theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Tuân thủ thời gian cách ly của thuốc. 3.1. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng bắp cải (a) Mục đích: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác trên cây bắp cải theo hướng an toàn sinh học để nông dân áp dụng vào sản xuất (b) Thời gian: 02/2021-3/2021 (c) Nguồn nhân lực: 06 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính, thành viên) (d) Sản phẩm: 01 hướng dẫn kỹ thuật sản xuất bắp cải theo hướng an toàn sinh học. 3.2.Triển khai mô hình trồng rau bắp cải (a) Mục đích: Nhằm đưa ra mô hình thực tế để khuyến cáo người nông dân hướng đến sản xuất rau bắp cải an toàn. (b) Quy mô thực hiện: diện tích 0.2 ha/mô hình (4 sào). - Lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình: Ưu tiên lựa chọn ngẫu nhiên vùng 0,2ha trồng rau bắp cải gần vị trí đi lại để thuận lợi cho việc thăm quan học tập. - Tiến hành triển khai thực hiện mô hình. - Lấy mẫu: 01 mẫu bắp cải, phân tích dư lượng tồn dư thuốc BVTV tại thời điểm thu hoạch. - Tổng kết, đánh giá kết quả mô hình. (c) Thời gian: 3 tháng (10/2021-02/2022) (d) Nhu cầu nguồn lực: 5 (Chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). (e) Sản phẩm: Mô hình sau thử nghiệm, kết quả thử nghiệm dư lượng thuốc BVTV trong bắp cải tại thời điểm thu hoạch. 3.3.Tập huấn thực hiện mô hình (a) Mục đích: Giúp nông dân nắm được các biện pháp canh tác, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây bắp cải theo hướng sinh học. Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu, bệnh an toàn, hiệu quả. (b) Quy mô thực hiện: 03 đợt tập huấn/mô hình; 50 người/đợt. - Đợt 1: Tập huấn trước khi bước vào vụ sản xuất để triển khai công tác làm đất bón phân lót, phòng trừ sâu bệnh đầu vụ. - Đợt 2 và 3: Tùy điều kiện cụ thể, tình hình sâu bệnh hại cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình làm việc với địa phương để xác định lịch tập huấn phù hợp. (c) Thời gian: 10/2021-02/2021. (d) Nhu cầu nguồn lực: 4 (chủ nhiệm, thành viên chính, thành viên) (e) Sản phẩm: Nông dân tham gia mô hình và nông dân ngoài mô hình được tập huấn, hướng dẫn các kỹ thuật về canh tác lúa, rau an toàn. 3.4.Tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình (a) Mục đích: Tổng kết đánh giá nhân rộng mô hình vào sản xuất. (b) Quy mô thực hiện: 01 cuộc hội nghị, 50 đại biểu/hội nghị. (c) Thời gian: 01/2022-02/2022. (d) Nhu cầu nguồn lực: 06 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). (e) Sản phẩm: Báo cáo tổng kết đánh giá các mô hình, các biên bản hội nghị, danh sách đại biểu tham dự hội nghị. Công việc 4: Xây dựng mô hình trồng rau cải: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chỉ phun thuốc khi các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng gây hại theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Tuân thủ thời gian cách ly của thuốc. 4.1. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng rau cải (a) Mục đích: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác trên cây rau cải theo hướng an toàn sinh học để nông dân áp dụng vào sản xuất (b) Thời gian: 02/2021-3/2021 (c) Nguồn nhân lực: 06 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính, thành viên) (d) Sản phẩm: 01 hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau cải theo hướng an toàn sinh học. 4.2.Triển khai mô hình trồng rau cải (a) Mục đích: Nhằm đưa ra mô hình thực tế để khuyến cáo người nông dân hướng đến sản xuất rau cải an toàn. (b) Quy mô thực hiện: diện tích 0.2 ha/mô hình (4 sào). - Lựa địa điểm hộ thực hiện mô hình: Ưu tiên lựa chọn ngẫu nhiên vùng 0,2ha trồng rau cải gần vị trí đi lại để thuận lợi cho việc thăm quan học tập. - Tiến hành triển khai thực hiện mô hình. - Lấy mẫu: 01 mẫu cải, phân tích dư lượng tồn dư thuốc BVTV tại thời điểm thu hoạch. - Tổng kết, đánh giá kết quả mô hình. (c) Thời gian: 2 tháng (8/2021-10/2021) (d) Nhu cầu nguồn lực: 5 (Chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). (e) Sản phẩm: Mô hình sau thử nghiệm, kết quả thử nghiệm dư lượng thuốc BVTV trong rau cải tại thời điểm thu hoạch. 4.3.Tập huấn thực hiện mô hình (a) Mục đích: Giúp nông dân nắm được các biện pháp canh tác, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây rau cải theo hướng sinh học. Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu, bệnh an toàn, hiệu quả. (b) Quy mô thực hiện: 03 đợt tập huấn/mô hình; 50 người/đợt. - Đợt 1: Tập huấn trước khi bước vào vụ sản xuất để triển khai công tác làm đất bón phân lót, phòng trừ sâu bệnh đầu vụ. - Đợt 2 và 3: Tùy điều kiện cụ thể, tình hình sâu bệnh hại cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình làm việc với địa phương để xác định lịch tập huấn phù hợp. (c) Thời gian: 8/2021-10/2021. (d) Nhu cầu nguồn lực: 9 (chủ nhiệm, thành viên chính, thành viên) (e) Sản phẩm: Nông dân tham gia mô hình và nông dân ngoài mô hình được tập huấn, hướng dẫn các kỹ thuật về canh tác rau cải an toàn. 4.4. Tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình (a) Mục đích: Tổng kết đánh giá nhân rộng mô hình vào sản xuất. (b) Quy mô thực hiện: 01 cuộc hội nghị, 50 đại biểu/hội nghị. (c) Thời gian: 9/2021-10/2021. (d) Nhu cầu nguồn lực: 06 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). (e) Sản phẩm: Báo cáo tổng kết đánh giá các mô hình, các biên bản hội nghị, danh sách đại biểu tham dự hội nghị. Công việc 5 Tổ chức Hội đồng chuyên môn đánh giá nghiệm thu các hướng dẫn kỹ thuật (a) Mục đích: Nghiệm thu các mô hình đưa vào sản xuất (b) Quy mô thực hiện: 20 đại biểu (c) Thời gian: 4/2021-5/2021. (d) Nhu cầu nguồn lực: 04 (chủ nhiệm, thư ký và thành viên chính). (e) Sản phẩm: 04 hướng dẫn kỹ thuật được Hội đồng nghiệm thu thông qua
|
13
|
Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sử dụng, kinh doanh, quản lý thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Công việc 1: Thống kê thu thập tài liệu về tình hình sản xuất lúa, gạo, các loại rau chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp về tình hình sản xuất lúa, gạo, các loại rau chính trên địa bàn tỉnh từ các địa phương.
Công việc 2: Điều tra về quản lý, phân phối và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của hệ thống đại lý và cơ quan quản lý chuyên ngành
Phương pháp tiến hành
- Đối với cơ quan quản lý: Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập các thông tin thông qua công cụ là phiếu điều tra..
- Đối với các đại lý, phân phối, kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh:
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn để điều tra thu thập số liệu sơ cấp thông qua công cụ là Phiếu điều tra.
+ Tiến hành điều tra chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu phân tầng có hệ thống.
Công việc 3: Điều tra chủng loại, số lượng và phương thức sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của hộ nông dân.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn (Phiếu điều tra) để điều tra thu thập thông tin số liệu về chủng loại, số lượng và phương thức sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của nông hộ.
- Tiến hành chọn hộ điều tra theo phương pháp chọn mẫu phân tầng.
Công việc 4: Xây dựng báo cáo chuyên đề đánh giá kết quả điều tra, khảo sát
Sử dụng phương pháp phân tích thống kê xử lý số liệu: Các số liệu điều tra đều được xử lý và phân tích bằng phương pháp thống kê, sử dụng phần mềm Microsoft-Excel.
Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên các sản phẩm lúa, gạo và các loại rau chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Công việc 1: Lấy mẫu, phân tích, đánh giá dư lượng thuốc BVTV trong rau. Số lượng gồm: 4 chủng loại rau mỗi loại 30 mẫu và 30 mẫu tỏi. Tổng số 270 mẫu.
Lấy mẫu tại các hộ điều tra và vào thời điểm thu hoạch, vào mùa mưa và mùa khô.
Lấy mẫu theo Quy trình lấy mẫu: theo TCVN 9011:2011 và TCVN 9017:2011.
- Bảo quản mẫu: Phương pháp bảo quản mẫu phải tuân thủ khuyến cáo của TCVN 5139: 2008 “Phương pháp khuyến các lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc BVTV phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa” và các AOAC tương ứng.
- Các hoạt lựa chọn chất phân tích được tiến hành đánh giá dư lượng thuốc BVTV theo quy định tại Thông tư số 50/2016/TT-BYT của Bộ Y trưởng Bộ tế ngày 20/10/2016 quy định giới hạn dư lượng thuốc BVTV tối đa trong thực phẩm.
Công việc 2: Lấy mẫu lúa, phân tích, đánh giá dư lượng thuốc BVTV trong mẫu gạo.
Lấy mẫu tại các hộ điều tra và vào thời điểm thu hoạch. Số mẫu được chia ra 02 vụ. Lấy mẫu lúa, tiến hành làm khô và đem xây xát. Sau đó phân tích dư lượng thuốc BVTV trong mẫu gạo.
- Lấy mẫu lúa theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9027:2001 về ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc.
- Bảo quản mẫu: Phương pháp bảo quản mẫu phải tuân thủ khuyến cáo của TCVN 5139 : 2008 “Phương pháp khuyến các lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc BVTV phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa” và các AOAC tương ứng.
- Các hoạt chất lựa chọn phân tích được tiến hành đánh giá dư lượng thuốc BVTV theo quy định tại Thông tư số 50/2016/TT-BYT của Bộ Y trưởng Bộ tế ngày 20/10/2016 quy định giới hạn dư lượng thuốc BVTV tối đa trong thực phẩm.
Công việc 3: Báo cáo đánh giá mức độ ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV đối với sản phẩm lúa, gạo, rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh và nguy cơ rủi ro sức khỏe người tiêu thụ.
Sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh để xác định mức độ tồn dư thuốc BVTV trong lúa gạo và một số loại rau chính so với MRL quy định.
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp về: quản lý, kỹ thuật và truyền thông để hạn chế việc lạm dụng và tồn dư thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Công việc 1: Xây dựng dự thảo giải pháp về quản lý nhằm hạn chế việc lạm dụng và tồn dư thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Công việc 2: Xây dựng giải pháp về kỹ thuật nhằm hạn chế việc lạm dụng và tồn dư thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Công việc 3: Xây dựng giải pháp về truyền thông nhằm hạn chế việc lạm dụng và tồn dư thuốc BVTV trong canh tác lúa, rau của nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Công việc 4: Hội thảo khoa học cấp tỉnh tham vấn, góp ý hoàn thiện giải pháp.
Phương pháp tiến hành: Tổ chức hội thảo trình bày dự thảo đề xuất giải pháp quản lý, kỹ thuật và truyền thông và tham vấn các ý kiến của chuyên gia, các bên liên quan nhằm hạn chế tồn dư thuốc BVTV trong sản phẩm lúa, gạo, rau.
Nội dung 4: Xây dựng mô hình chuyển giao và tuyên truyền giải pháp kỹ thuật đến cộng đồng người trực tiếp canh tác lúa, rau và các nhà quản lý chính quyền địa phương cũng như chuyên môn liên quan đến thuốc BVTV
Công việc 1: Xây dựng mô hình trồng lúa: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chỉ phun thuốc khi các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng gây hại theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Tuân thủ thời gian cách ly của thuốc.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng lúa
- Triển khai thực hiện mô hình trồng lúa
- Tập huấn triển khai thực hiện mô hình
- Tổ chức hội nghị đầu bờ
Công việc 2: Xây dựng mô hình trồng rau dưa leo: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chỉ phun thuốc khi các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng gây hại theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Tuân thủ thời gian cách ly của thuốc.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng dưa leo
- Triển khai mô hình trồng rau dưa leo
- Tập huấn triển khai thực hiện mô hình
- Tổ chức hội nghị đầu bờ các mô hình
Công việc 3: Xây dựng mô hình trồng rau bắp cải: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chỉ phun thuốc khi các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng gây hại theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Tuân thủ thời gian cách ly của thuốc.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng bắp cải
- Triển khai mô hình trồng rau bắp cải
- Tập huấn triển khai thực hiện mô hình
- Tổ chức hội nghị đầu bờ các mô hình
Công việc 4: Xây dựng mô hình trồng rau cải: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chỉ phun thuốc khi các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng gây hại theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Tuân thủ thời gian cách ly của thuốc.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật theo hướng sinh học cho mô hình trồng rau cải
- Triển khai mô hình trồng rau cải
- Tập huấn triển khai thực hiện mô hình
- Tổ chức hội nghị đầu bờ các mô hình
Phương pháp tiến hành: Làm việc với địa phương chọn địa điểm xây dựng mô hình phù hợp: Thuận tiện đi lại để tham quan học tập, chủ động tưới tiêu, chủ ruộng tích cực trong việc tham gia mô hình.
Cử cán bộ kỹ thuật theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên các mô hình. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi các đối tượng sâu bệnh hại đến ngưỡng gây hại. Sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học, tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” và thời gian cách ly của thuốc. Tại thời điểm thu hoạch lấy mẫu nông sản để kiểm tra các chỉ tiêu dư lượng thuốc BVTV.
Công việc 5 Tổ chức Hội đồng chuyên môn đánh giá nghiệm thu các hướng dẫn kỹ thuật
Phương pháp tiến hành: Tổ chức hội đồng chuyên môn trình bày 04 hướng dẫn kỹ thuật kỹ thuật để Hội đồng cho ý kiến, nghiệm thu các 04 hướng dẫn kỹ thuật đưa vào sản xuất.
|