Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) ở Lai Châu và một số tỉnh vùng núi phía Bắc

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Thị Hiền

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các giống/xuất xứ Thảo quả (đặc điểm sinh thái, hình thái, di truyền, thành phần hóa học chính); Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, xác định nguyên nhân suy giảm năng suất, chất lượng sản phẩm Thảo quả gây trồng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn việc suy giảm năng suất chất lượng Thảo quả ở Lai Châu và các tỉnh vùng núi phía Bắc; Nghiên cứu chọn giống, nhân giống Thảo quả có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi ở các tỉnh vùng núi phía Bắc; Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh và cải tạo vườn Thảo quả đã suy giảm năng suất; Nghiên cứu công nghệ thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm quả Thảo quả (đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu); Xây dựng qui trình công nghệ nhân giống, trồng thâm canh, cải tạo vườn Thảo quả suy giảm năng suất, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm Thảo quả.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Lâm sinh

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Kế thừa số liệu: thu thập và kế thừa tài liệu, số liệu hiện có có liên quan từ các báo cáo khoa học, báo cáo thống kê, bản đồ,… của các nhà khoa học, các cơ quan chức năng ở địa phương (Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Kiểm lâm, Trung tâm Khuyến nông, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên,..), số liệu khí tượng thủy văn kế thừa từ các Trạm khí tượng thủy văn gần nhất,...
- Áp dụng phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (RRA), phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRA) với các công cụ như phỏng vấn, thảo luận,.. để thu thập các thông tin cần thiết có liên quan. Cơ quan được điều tra gồm các Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, các Ban quản lý rừng phòng hộ, các Ban quản lý dự án địa phương, các Công ty Lâm nghiệp, Hạt kiểm lâm, cán bộ nông lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn, người trồng rừng,...
- Sử dụng phương pháp chuyên gia để tổng hợp, phân tích và đánh giá các vấn đề có liên quan đến cây Thảo quả.
- Điều tra ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời (OTC), diện tích 500m2 (20m x 25m) được kế thừa trên các mô hình sẵn có trong sản xuất.
- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh thị trường (RMA) để thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến thị trường. Cụ thể, phỏng vấn người sản xuất, cơ sở sơ chế, chế biến, công ty xuất nhập khẩu, khảo sát các siêu thị và chợ kết hợp phỏng vấn về kỹ thuật khai thác, sơ chế, chế biến, nhu cầu tiêu thụ và sử dụng sản phẩm Thảo quả và tinh dầu, tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm Thảo quả,....
- Bố trí thí nghiệm về khảo nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên 3 lần lặp, dung mẫu đủ lớn (n≥ 30).
- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học có sự trợ giúp của các phần mền chuyên dụng trên máy tính như: Excel, SPSS,…

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

1/ Mô hình:
- 02 ha mô hình khảo nghiệm hậu thế kết hợp với làm vườn giống sinh trưởng và phát triển tốt, sau 4 năm ra hoa, quả, sau 7 năm chọn được ít nhất 3 giống có năng suất cao hơn giống đang sản xuất đại trà tại địa phương ít nhất 20% (tương đương với 300 kg quả khô/ha/năm), hàm lượng tinh dầu đạt trên 1,5%, có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi cao.
- 02 ha mô hình cải tạo vườn Thảo quả đạt năng suất cao hơn 20% so với trước khi cải tạo.
- 02 ha mô hình trồng thâm canh Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên có năng suất quả cao hơn 20% so với trồng mới sản xuất đại trà tại địa phương.
- 02 ha mô hình trồng thâm canh Thảo quả dưới tán rừng trồng có năng suất quả cao hơn 20% so với trồng mới sản xuất đại trà tại địa phương.
- 01 mô hình sơ chế Thảo quả khô, công suất đạt ít nhất 500kg quả tươi/mẻ, kết hợp với kỹ thuật bảo quản sau khi sấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; hiệu quả kinh tế vượt 15% so với các mô hình sản xuất đại trà đang có ở địa phương.
2/ Báo cáo/ quy trình
- 01 Báo cáo đặc điểm sinh học của các giống/xuất xứ Thảo quả (đặc điểm sinh thái, hình thái, di truyền, thành phần hóa học chính).
- 01 Báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, xác định nguyên nhân suy giảm năng suất, chất lượng sản phẩm Thảo quả gây trồng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn việc suy giảm năng suất chất lượng Thảo quả ở Lai Châu và các tỉnh vùng núi phía Bắc.
- 01 Báo cáo kết quả chọn giống, nhân giống Thảo quả có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi ở các tỉnh vùng núi phía Bắc
- 01 Báo cáo kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh và cải tạo vườn Thảo quả đã suy giảm năng suất
- 01 Báo cáo kết quả nghiên cứu công nghệ thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm quả Thảo quả (đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu)
- Các quy trình kỹ thuật:
+ Quy trình kỹ thuật nhân giống Thảo quả (cả nhân giống vô tính và hữu tính);
+ Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh các giống đã chọn đạt năng suất cao hơn 20% so với giống sản xuất đại trà, hàm lượng tinh dầu đạt trên 1,5%;
+ Quy trình kỹ thuật cải tạo vườn Thảo quả năng suất cao hơn 20% so với trước cải tạo;
+ Quy trình công nghệ thu hoạch, sơ chế, bảo quản Thảo quả khô đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
3/ Bài báo:
03 bài được đăng trên các tạp chí chuyên ngành

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Phạm vi áp dụng các kết quả của đề tài là 6 tỉnh vùng núi phía Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Cao Bằng.

16

Thời gian thực hiện: 60 tháng (từ 01/09/2019 đến 01/08/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 4000 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 3600 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 400 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 384/QĐ-BKKCN ngày 27 tháng Tháng 2 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)