Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu phát triển bền vững cây Lùng (Bambusa longgissia spnov) phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ở một số tỉnh vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐTĐL.CN-41/19

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Phan Văn Thắng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Lùng (đặc điểm hình thái, giải phẫu, đặc tính tự nhiên của thân cây, đặc điểm di truyền, phân bố, sinh thái, sinh trưởng, sinh khối); Đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường các sản phẩm từ cây Lùng ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung bộ; Nghiên cứu chọn giống và khảo nghiệm giống cây Lùng; Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Lùng; Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh rừng Lùng; Nghiên cứu kỹ thuật phục tráng rừng Lùng thoái hóa; Nghiên cứu kỹ thuật khai thác bền vững rừng Lùng; Nghiên cứu giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả sơ chế, bảo quản, chế biến Lùng; Xây dựng các quy trình nhân giống Lùng, trồng thâm canh, phục tráng, khai thác bền vững rừng Lùng, sơ chế, bảo quản, chế biến nguyên liệu Lùng sau khai thác và mô hình liên kết liên kết chế biến các sản phẩm từ cây Lùng.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Tài nguyên rừng

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Nội dung 1: Sử dụng các phương pháp quan sát, mô tả, phương pháp chuyên gia và kết hợp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình ngoài hiện trường và thu mẫu phân tích, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
- Nội dung 2: Sử dụng các phương pháp kế thừa các tài liệu nghiên cứu đã có từ cấp TW đến địa phương kết hợp với phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (PRA) và điều tra theo ô tiêu chuẩn điển hình hoặc theo tuyến trên hiện trường để thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng phân bố, diện tích, trữ lượng rừng Lùng. Kết hợp sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, bán định hướng các mắt xích trong chuỗi sản xuất và thị trường các sản phẩm từ cây Lùng.
- Nội dung 3: Sử dụng phương pháp phỏng vấn, khảo sát và điều tra rừng cơ bản để xác định lâm phần tuyển chọn và phương pháp cây so sánh để xác định bụi cây mẹ tuyển chọn làm giống theo các chỉ tiêu đã đưa ra. Áp dụng biện pháp kỹ thuật trồng rừng Lùng theo quy trình khảo nghiệm dòng vô tính, kỹ thuật xây dựng vườn giống vô tính kết hợp vườn cung cấp giống với 30-50 dòng. Mật độ trồng Lùng 200 cây/ha.
- Nội dung 4: Bố trí các thí nghiệm nhân giống theo phương pháp 2 nhân tố với khối ngẫu nhiên, mỗi thí nghiệm 9 công thức, cho 2 loại hom là hom thân và hom gốc. Đo đếm thu thập số liệu định kỳ 2 tuần/lần.
- Nội dung 5: Bố trí các thí nghiệm trồng thâm canh rừng Lùng theo phương pháp khối ngẫu nhiên 3 lần lặp, mật độ trồng Lùng từ 200-500 cây/ha. Gồm 4 kỹ thuật liên quan (phương thức trồng, mật độ trồng, tiêu chuẩn cây con đem trồng và kỹ thuật làm đất, phân bón), mỗi kỹ thuật có 1-2 thí nghiệm bố trí 2-3 công thức/thí nghiệm.
- Nội dung 6: Bố trí các thí nghiệm phục tráng rừng Lùng thoái hóa theo phương pháp 1 nhân tố với khối ngẫu nhiên đầy đủ lặp lại 3 lần. Gồm 4 kỹ thuật tác động liên quan (độ ẩm đất, dinh dưỡng, tỉa cây già cỗi, tỉa măng), mỗi kỹ thuật là 1 thí nghiệm với 3-4 công thức.
- Nội dung 7: Bố trí các thí nghiệm khai thác bền vững rừng Lùng theo phương pháp 1 nhân tố với khối ngẫu nhiên đầy đủ lặp lại 3 lần. Gồm 3 yếu tố tác động: tuổi thân khí sinh và cường độ khai thác, thời vụ khai thác và biện pháp khai thác. Mỗi thí nghiệm bố trí 3-5 công thức.
- Nội dung 8: Các thí nghiệm sơ chế, bảo quản nguyên liệu Lùng được bố trí theo phương pháp 2 nhân tố với khối ngẫu nhiên, với 15 -30 công thức, với các nhân tố ảnh hưởng gồm thuốc bảo quản, thời gian xử lý, chế độ sấy. Các thí nghiệm chế biến nguyên liệu Lùng tạo sản phẩm cốt khay đĩa sơn mài được thực hiện tại Trung tâm chuyển giao công nghệ công nghiệp rừng, Viện nghiên cứu công nghiệp rừng với các nhân tố loại keo, chế độ ép và thực nghiệm tạo than hoạt tính
- Nội dung 9: Kế thừa, tổng hợp các kết quả nghiên cứu tại nội dung 4, 5, 6, 7 và 8 để xây dựng các quy trình và xây dựng các tài liệu tập huấn, tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ đến các đối tượng có liên quan trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ Lùng. Xây dựng nhóm liên kết sản xuất, khai thác, chế biến và thu mua các sản phẩm Lùng giữa TTNC Lâm sản ngoài gỗ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người sản xuất, ký cam kết và xây dựng kế hoạch hoạt động. Thúc đẩy xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm thông qua thiết kế mẫu mã và cấp chứng chỉ cho sản phẩm đặc trưng vùng miền, hỗ trợ tổ chức trưng bày tại các hội chợ triển lãm.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Mô hình: 200 bụi cây mẹ có năng suất và chất lượng thân cây cao (Chiều dài lóng trên 80cm, đường kính lóng trên 8cm, vách dày trên 0,6cm); 04 dòng vô tính có năng suất cao hơn 15% so với trung bình của khảo nghiệm; 06 ha mô hình khảo nghiệm dòng vô tính kết hợp vườn cung cấp giống cây Lùng có tỷ lệ sống trên 80%, sinh trưởng và phát triển tốt; 20 ha mô hình trồng thâm canh rừng Lùng có tỷ lệ sống trên 80%, sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất cao hơn 15% so với trung bình trong sản xuất; 30 ha mô hình phục tráng rừng Lùng thoái hóa năng suất cao hơn 20% so với trung bình trong sản xuất hiện tại, số lượng và chất lượng thân khí sinh được nâng cao; 01 Mô hình liên kết sản xuất có quy mô 2 tấn nguyên liệu/ngày;
- Báo cáo/ quy trình: 01 Báo cáo đặc điểm sinh học của cây Lùng; 01 Báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất và thị trường các sản phẩm từ cây Lùng; 01 Báo cáo giải pháp công nghệ nâng cao hiệu quả chế biến Lùng; Qui trình nhân giống (vô tính) cây Lùng; trồng thâm canh, khai thác bền vững, phục tráng rừng Lùng; sơ chế và bảo quản nguyên liệu Lùng sau khai thác;
- Bài báo: 02 Bài báo khoa học.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An; Huyện Quế Phong và Quỳ Châu của tỉnh Nghệ An; huyện Quan Sơn của tỉnh Thanh Hóa; huyện Mai Châu của tỉnh Hòa Bình; huyện Vân Hồ, Mộc Châu của tỉnh Sơn La; Cộng đồng; cá nhân (hộ gia đình) được giao đất khoán rừng...; Công ty TNHH MTV Lâm sản Khánh Tâm, Công ty TNHH Đức Phong, Công ty BWG Mai Châu...

16

Thời gian thực hiện: 60 tháng (từ 01/09/2019 đến 01/08/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 10800 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 8800 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 2000 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 725/QĐ-BKHCN ngày 01 tháng Tháng 4 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)