Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván sàn composite gỗ nhựa bằng phế phụ phẩm sau chế biến gỗ kết hợp với rác thải nhựa HDPE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Trọng Nghĩa

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Tổng quan các phế phẩm sau chế biến gỗ và công nghệ vật liệu WPC từ nhựa HDPE phế thải; Nghiên cứu giải pháp gia công rác thải nhựa có gốc nhựa HDPE, tuyển chọn kích thước bột nhựa và đề xuất quy trình xử lý rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE làm nguyên liệu sản xuất vật liệu composite gỗ nhựa; Nghiên cứu giải pháp gia công, tuyển chọn kích thước bột gỗ từ phế phụ phẩm (phoi bào, mùn cưa, vỏ cây) sau chế biến gỗ và đề xuất quy trình xử lý phế phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu composite gỗ nhựa; Nghiên cứu xác lập tỷ lệ phối trộn bột gỗ, bột nhựa từ rác thải nhựa và chất trợ tương hợp quy mô phòng thí nghiệm; Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số công nghệ (Nhiệt độ ép, thời gian ép, áp suất ép) đến các tính chất cơ vật lý, và độ bền tự nhiên của vật liệu composite gỗ nhựa quy mô phòng thí nghiệm; Nghiên cứu khả năng dán dính, khả năng gia công, khả năng trang sức bề mặt vật liệu composite gỗ nhựa làm ván lát sàn; Kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện và đề xuất quy trình công nghệ tạo vật liệu composite gỗ nhựa từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ và rác thải nhựa có gốc HDPE; Đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng công nghệ sản xuất vật liệu composite gỗ nhựa từ nguồn phế phụ phẩm sau chế biến gỗ kết hợp rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE; Chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm 300m2 ván sàn tại Công ty Cổ phân gỗ dán ECO có đơn đăng ký phối hợp và ứng dụng công nghệ trong phần phụ lục của hồ sơ đăng ký tuyển chọn đề tài.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Bảo quản và chế biến lâm sản

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp kế thừa: là phương pháp kế thừa các thành tựu nghiên cứu về vật liệu composite, vật liêu polymer trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu quá trình sản xuất vật liệu WPC được rút ngắn về thời gian lẫn chi phí vật chất. Các lý thuyết giúp kế thừa trong quá trình nghiên cứu bao gồm: Tính chất vật liệu gỗ và vật liệu polyme; Công nghệ sản xuất vật liệu composite; Công nghệ sản xuất ván sàn WPC.
+ Phương pháp thực nghiệm:
- Khảo sát thực tế sự ảnh hưởng của các yếu tố (chủng loại, kích thước hạt, hàm lượng ẩm trong bột gỗ, chỉ số chảy, nhiệt độ chảy mềm của nhựa HDPE tái chế, chất trợ tương hợp, phụ gia, bột  màu và tỷ lệ thành phần các nguyên liệu chính) đến tính chất vật liệu để thiết lập đơn thành phần nguyên liệu cho WPC
- Khảo sát thực tế ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ (thời gian, áp suất, nhiệt độ) trong quá trình gia công để xây dựng quy trình công nghệ chế tạo WPC
- Thực nghiệm tạo mẫu thử nghiệm tính năng cơ lý hóa bằng phương pháp ép phẳng, gia nhiệt.
- Thực nghiệm chế tạo 300m2 ván sàn composite gỗ nhựa bằng công nghệ ép đùn tạo hạt kết hợp sử dụng máy ép phẳng nhiệt gia nhiệt tạo tấm sau đó thông qua thiết bị tạo thanh cơ sở và hoàn thiện thành phẩm ván lát sàn.
+ Phương pháp phân tích đánh giá kết quả thử nghiệm:
- Xác định nhiệt độ chảy mềm của hạt gỗ-nhựa Nhiệt độ chảy mềm được xác định theo tiêu chuẩn ASTM-D648 được thực hiện trên máy DSC 204 F1 Phoenix – NETZSCH
- Xác định chỉ số chảy (melt flow index) của hạt gỗ nhựa, chỉ số chảy của nhựa được xác định theo tiêu chuẩn ASTM-D1238, được đo trên máy Extrusion Plastomer MP 993 Tinus Olsen.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 01 Quy trình công nghệ xử lý rác thải nhựa có nguồn gốc HDPE thành nguyên liệu đầu vào sản xuất vật liệu composite gỗ nhựa.
- 01 Quy trình công nghệ xử lý phế phụ phẩm sau chế biến gỗ (mùn cưa, phôi bào, vỏ cây) thành nguyên liệu đầu vào sản xuất vật liệu composite gỗ nhựa.
- 01 Quy trình công nghệ công nghệ tạo vật liệu composite từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ kết hợp rác thải nhựa theo quy trình sản xuất hai giai đoạn.
- Báo cáo khoa học tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin phế thải nhựa HDPE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (kèm theo 01 Mẫu phiếu điều tra 30 chỉ tiêu và 03 phiếu điều tra tại doanh nghiệp xử lý rác thải và 55 phiếu điều tra hộ gia đình)
- Báo cáo khoa học về thực trạng và công nghệ chế tạo vật liệu WPC từ nhựa HDPE tái chế và giải pháp xử lý rác thải nhựa trong sinh hoạt
- Bộ hình ảnh thể hiện quá trình phân loại, làm sạch 1.500 kg rác thải nhựa thu thập và Bộ số liệu đo kích thước bột nhựa sau khi thu thập, làm sạch và gia công
- Bộ số liệu xác định độ ẩm nguyên liệu của 2.000 kg phế phụ phẩm sau chế biến gỗ; Bộ hình ảnh thể hiện quá trình nghiền sàng nguyên liệu và Bộ số liệu đo kích thước bột gỗ
- Báo cáo khoa học kết quả xác lập tỷ lệ phối trộn bột gỗ, bột nhựa từ rác thải nhựa và chất trợ tương hợp quy mô phòng thí nghiệm
- Báo cáo khoa học đánh giá ảnh hưởng của thông số chế độ ép đến tính chất cơ học, vật lý và độ bền tự nhiên của ván
- Báo cáo khoa học về kết quả nghiên cứu khả năng dán dính, khả năng gia công, khả năng trang sức bề mặt
- Báo cáo khoa học về đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng công nghệ sản xuất vật liệu composite gỗ nhựa từ phế phụ phẩm sau chế biến gỗ và rác thải nhựa
- 01 Bài báo khoa học trong nước
 

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Công ty Cổ phần Gỗ dán ECO tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/10/2020 đến 01/10/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1374.3 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1374.3 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 357/QĐ-KHCN ngày 01 tháng Tháng 11 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)