Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng quy mô nhóm hộ

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Bùi Duy Ngọc

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Xây dựng mô hình trình diễn: Xây dựng 05 mô hình sấy và bảo quản ván bóc tại 04 tỉnh (Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Kạn, Lạng Sơn), 01 mô hình/điểm với công suất 1 mô hình là 10m3/mẻ; trung bình 10 hộ/01 mô hình; mô hình triển khai ở các xã thuộc địa bàn khó khăn và miền núi; Xây dựng 05 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, dịch vụ sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng tại 04 tỉnh (Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Kạn, Lạng Sơn); Hội nghị sơ kết/tổng kết mô hình: tổ chức 04 hội nghị sơ kết mô hình tại 4 tỉnh (mỗi tỉnh tổ chức 01 lần) và 01 hội nghị tổng kết cho toàn dự án.
2. Đào tạo, tập huấn
- Đào tạo, tập huấn trong mô hình: Số lớp đào tạo: 05 lớp (01 lớp/mô hình x 05 mô hình) với số lượng: 50 người (10 người /lớp x 05lớp); Thời gian tập huấn: 02 ngày/lớp; Đối tượng là các hộ dân trực tiếp tham gia xây dựng mô hình tại các điểm triển khai xây dựng mô hình; Nội dung tập huấn kỹ thuật sấy và bảo quản ván bóc từ gỗ rừng trồng;
- Đào tạo tập huấn ngoài mô hình (nhân rộng mô hình): Số lớp đào tạo: 04 lớp/4 tỉnh (01 lớp/tỉnh) với số lượng 120 người (30 người /lớp x 04 lớp); Thời gian là 03 ngày/lớp tại các thành phố/thị trấn trực thuộc tỉnh triển khai dự án; Nội dung tập huấn kỹ thuật bảo quản và sấy ván bóc từ gỗ rừng trồng; nghiệp vụ quản lý tổ dịch vụ...
3. Thông tin tuyên truyền: Hội thảo đầu bờ: Hàng năm tại mỗi mô hình sẽ có tổ chức hội nghị đầu bờ, tổng số 05 hội nghị đầu bờ tại 4 tỉnh trong 3 năm; Xây dựng pano mô hình: tại mỗi mô hình xây dựng 02 pano/mô hình để giới thiệu thông tin về nội dung mô hình, thời gian thực hiện, quy mô mô hình Xây dựng nội dung, thiết kế, in và phát hành tờ gấp về kỹ thuật sấy, bảo quản ván bóc; tờ gấp sẽ được phát cho các tỉnh dự án; Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng: mỗi năm tại mỗi tỉnh đơn vị thực hiện sẽ viết 01 bài về kết quả mô hình đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương.
4. Quản lý dự án: Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng (đơn vị chủ trì); Đơn vị phối hợp thực hiện dự án là các Trung tâm Khuyến Nông địa phương các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Kạn, Lạng Sơn; Đơn vị quản lý là Trung tâm KNQG; Vụ KH&CN; Tổng cục LN; Viện KHLN VN

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Bảo quản và chế biến lâm sản

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Xây dựng mô hình: Bố trí cán bộ kỹ thuật theo dõi, chỉ đạo, đánh giá mô hình; Chọn điểm, chọn hộ xây dựng mô hình; Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; Tổ chức mua sắm và bàn giao thiết bị, vật tư, hóa chất; Tổ chức sản xuất; Theo dõi, đánh giá hiệu quả kinh tế; Tổ chức hội nghị sơ, tổng kết dự án
- Đào tạo, tập huấn: Trong quá trình triển khai dự án, các đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn chi tiết cho từng lớp và triển khai vào thời điểm thích hợp cho từng nội dung tập huấn (trong mô hình và tập huấn nhân rộng).
- Thông tin tuyên truyền: Tổ chức hội thảo đầu bờ, Xây dựng pano mô hình, Tờ rơi/tờ gấp,  Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng
- Quản lý Dự án.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Năm 2021: 01 Mô hình hệ thống thiết bị sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng, công suất của 1 mô hình: 10 m3/ngày đêm
- Năm 2022: 02 Mô hình hệ thống thiết bị sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng, công suất của 1 mô hình: 10m3/ngày đêm
- Năm 2023: 02 Mô hình hệ thống thiết bị sấy và bảo quản ván bóc gỗ rừng trồng, công suất của 1 mô hình: 10m3/ngày đêm

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 04 tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Phú Thọ, Lạng Sơn. Sản lượng ván bóc thành phẩm được sấy và bảo quản đạt trung bình từ 1.000 – 1.500 m3/năm/mô hình

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/04/2021 đến 01/12/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 5735 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 4500 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 1235 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 1125/QĐ-BNN-KHCN ngày 16 tháng Tháng 3 năm 2021

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)