Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại Học Cần Thơ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng quy trình công nghệ của trường đại học cần thơ để sản xuất nước uống từ trái cây tươi

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): DA01.2018

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại Học Cần Thơ

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Nguyễn Phú Son

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: PGS.TS Lý Nguyễn Bình; TS. Phan Thị Thanh Quế; ThS. Lê Văn Dễ; ThS. Phạm Thành Lợi; CN. Lê Bửu Minh Quân; CN. Phan Huyền Trang; CN. Đặng Thị Huyền Trinh; KS. Lê Duy Nghĩa; ThS. Mai Cát Duyên

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung  1 : Ứng dụng kết quả nghiên cứu để sản xuất 3 loại nước ép: Thanh long ruột đỏ, mãng cầu xiêm và xoài quy mô phòng thí nghiệm.
Nội dung  2 : Phân tích hiệu quả tài chính của 3 loại sản phẩm nước ép trái cây trên;
Nội dung  3 : Trắc nghiệm  thị trường cho sản phẩm nước uống từ trái Thanh long ruột đỏ, mãng cầu xiêm và xoài;
Nội dung  4 : Thực hiện đầu tư thiết bị sản xuất  và thương mại hóa sản phẩm.
 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Giai đoạn 1 : Sản xuất thử nghiệm và trắc nghiệm thị trường
Lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu và nhà đầu tư tiềm năng

  • Dò tìm vùng có nguyên liệu tiềm năng cụ thể đối với sản phẩm Mãng cầu xiêm, dự kiến sẽ khảo sát tại huyện Ngã Năm ( Sóc Trăng ) và huyện Tân Phú Đông ( Tiền Giang ); đối với sản phẩm Thanh Lonh ruột đỏ dự kiến sẽ khảo sát tại Long An và Tiền Giang; đối với sản phẩm xoài, dự kiến sẽ khảo sát tại Đông Tháp, Cần Thơ và Tiền Giang. Tiêu chuẩn lựa chọn các vùng nguyên liệu là : có diện tích tập trung, sản xuất theo quy trình an toàn và đối tượng cung cấp là trang trại, tổ hợp tác hoặc HTX;
  • Khảo sát và lựa chọn nhà vườn tiềm năng có năng lực cung cấp nguyên liệu theo yêu cầu của dự án;
  • Thương thảo và ký hợp đồng với các nhà vườn;
  • Tiếp cận và trao đổi với những nhà đầu tư tiềm năng
Sản xuất 03 loại nước ép
  • Dựa vào quy trình đã được nghiên cứu với quy mô phòng thí nghiêm bởi trường ĐHCT, dự án sẽ tiến hành sản xuất  thử trong phòng thí nghiệm, mang những sản phẩm được sản xuất từ quy mô này để trắc nghiệm thị trường, nhằm lấy ý kiến đóng góp của người tiêu dung và những người buôn bán sỉ, lẻ trên thị trường về các đặc điểm của sản phẩm, nhằm mục đích thực hiện bước kế tiếp trong dự án nghiên cứu.
Phân tích kinh doanh
Dựa vào kết quả sản xuất thử của các sản phẩm để dự toán và phân tích một số chi tiêu hiệu quả tài chính của sản phảm như: Doanh thu/Chi phí, Lợi nhuận/Doanh thu, Lợi nhuận/Chi phí, hệ số hoàn vốn nội bộ - IRR, giá trị hiện tại thuần – NPV.
Hoàn thiện sản phẩm
Dựa trên cơ sở kết quả trắc nghiệm thị trường, các đặc điểm của sản phẩm sẽ được hoàn thiện; ( trạng thái, màu sắc, mùi vị, mức độ chấp nhận của người tiêu dung…) đến các yếu tố về hình thức bên ngoài như kiểu dáng chai, thiết kế nhãn mác, bao bì… Đồng thời điều chỉnh và bổ sung các đặc điểm them vào của sản phẩm ( hình thức phân phối, hình thức thanh toán, bảo hành v.v..)
Giai đoạn 2 : Sản xuất đại trà
Đầu tư sản xuất đại trà
Sau khi có được các báo cáo từ nội dụng trước, dự án sẽ tiến hành đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng để sản xuất đại trà. Quy mô đầu tư sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường và tham khảo năng lực vốn của các nhà đầu tư tiềm năng. Cụ thể như sau:
  • Liên hệ với nhà cung cấp thiết bị để thiết kế hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất nước ép và đặt hành đối với nhà cung cấp hệ thống sản xuất
  • Lắp đặt và chạy thử hệ thống
  • Sản xuất sản phẩm
Trong bước này, việc sản xuất đại trà sẽ được phối hợp với cơ sở của ông Phạm Văn Hiếu.
Thương mại hóa sản phẩm
Để tiến hành bước này, nhóm tư vấn sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm. Tại đó chỉ ra thị trường mục tiêu cho từng sản phẩm, giá cả sản phẩm, địa điểm và hình thức phân phối và các hình thức chiêu thị sẽ được áp dụng trong quá trình thương mại hóa. Với hoạt động cụ thể như sau:
  • Xây dựng chiến lượn marketing cho sản phẩm
  • Triển khai các hoạt động thương mại hóa
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả phân phối
Chuyển giao công nghệ cho doanh nhgieejp/hộ sản xuất kinh doanh
Áp dụng nhiều hình thức khác nhau để tìm đối tác chuyển giao. Dự kiến sẽ tổ chức 01 cuộc hội thảo tại trường ĐHCT để giới thiệu sản phẩm; đăng trên trang wed của Trung tâm và các trường ĐHCT. Sau đó, sẽ tiến hành thương thảo với đối tác để chuyển giao. Các hoạt động có thể thực hiện như:
  • Chuyển giao hoặc chuyển nhượng công nghệ
  • Bảo hành cho doanh nghiệp/hộ sản xuất kinh doanh nhận chuyển giao/ chuyển nhượng công nghệ

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

  • Nước uống thanh long, xoài và mãng cầu xiêm đóng chai PET.
  • Sổ tay hướng dẫn sản xuất sản phẩm nước uống từ trái thanh long ruột đỏ, xoài và mãng cầu xiêm
  • Báo cáo phân tích hiệu quả tài chính của sản phẩm nước uống từ trái thanh long, xoài và mãng cầu xiêm.
  • Báo cáo phân tích phản ứng của thị trường
  • Báo cáo tổng kết

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Công ty TNHH MTV Chế biến trái cây Năm Hiếu. Địa chỉ: 26, đường B3, KDC Tổ 3A, Khu vực 5, phường An BInh, quận Ninh Kiều, TPCT

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/12/2019 đến 01/11/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1660.112 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1191.505 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 468.607 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 1931/QĐ-UBND ngày 26 tháng Tháng 3 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)