14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Khoa học pháp lý
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Văn Cương
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Làm rõ cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư (cùng những điểm tương đồng và khác biệt) của các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam về việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp tác với các đối tác đến từ quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Các vấn để pháp luật khác |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu của Đề tài, Ban Chủ nhiệm dự kiến áp dụng các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu như sau: |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Các công việc chuyên môn cụ thể:
Nội dung 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp thương mại và đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư Công việc 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp thương mại và đầu tư, và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư; Công việc 2: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư theo quy định của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Công việc 3: Mối quan hệ giữa Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với các Hiệp định về thương mại và đầu tư đa phương, song phương khác mà Việt Nam đã tham gia. Nội dung 2: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Công việc 1: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Ốt-xtrây-li-a; Công việc 2: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Xing-ga-po; Công việc 3: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Chi-lê; Công việc 4: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Nhật Bản; Công việc 5: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Ma-lai-xi-a; Công việc 6: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Mê-hi-cô; Công việc 7: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Niu Di-lân; Công việc 8: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Ca-na-đa; Công việc 9: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Bru-nây và Pê-ru; Nội dung 3: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Việt Nam Công việc 1: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư bằng các phương thức ngoài tố tụng tòa án ở Việt Nam; Công việc 2: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư bằng phương thức tố tụng tòa án ở Việt Nam; Công việc 3: So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở Việt Nam với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư ở các quốc gia thành viên khác của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Nội dung 4: Đề xuất, kiến nghị, khuyến nghị đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam về việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp trong bối cảnh tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP Công việc 1: Những khuyến nghị đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam về việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư trong bối cảnh tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Công việc 2: Những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư trong bối cảnh tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Công việc 3: Các giải pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). - Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài - Báo cáo tóm tắt kết quả của đề tài - 2 Bài báo khoa học |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu được chuyển giao trước hết cho một số đơn vị trong Bộ Tư pháp, phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và hoàn thiện thể chế, pháp luật về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư… |
16 |
Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/05/2020 đến 01/11/2021) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 450 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 450 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 968/QĐ-BTP ngày 04 tháng Tháng 5 năm 2020 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|