Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ
Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Đề xuất giải pháp nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 định hướng 2030

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Trần Hậu Ngọc

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Nguyễn Đức Trường; Đỗ Viết Tuấn; Trịnh Quang Thế; Nguyễn Thị Như Quỳnh;Phạm Hồng Quách; Phạm Văn Chỉnh; Đỗ Thị Minh Trang; Nguyễn Thanh Tú; Nguyễn Quỳnh Nga; Phùng Gia Nguyên

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 6.1. Khảo sát, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp nhóm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Xây dựng 01 bộ mẫu phiếu điều tra (trên 40 chỉ tiêu).
- Điều tra, khảo sát tại 200 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Xây dựng báo cáo phân tích số liệu kết quả điều tra.
6.2. Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm dạng website (trực tuyến), đảm bảo các thông tin dữ liệu luôn được cập nhật, chế độ báo cáo theo đúng quy định và đặc thù của tỉnh.
- Thiết lập, xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm dạng website, hệ thống tính toán điểm số đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất; cài đặt, kiểm thử phần mềm ((Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm theo hồ sơ thiết kế được thẩm định và phê duyệt).
6.3. Xây dựng các báo cáo phân tích, đánh giá hiện trạng trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp nhóm ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu chuyên đề 1: Báo cáo phân tích, so sánh: giữa các thành phần công nghệ (T-E-O-R-I) và Hệ số đồng bộ (TĐB) của nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nghiên cứu chuyên đề 2: Báo cáo phân tích, so sánh: giữa các thành phần công nghệ (T-E-O-R-I) và Hệ số đồng bộ (TĐB) của nhóm ngành Chế biến nông - lâm sản.
- Nghiên cứu chuyên đề 3: Chuyên đề 3: Báo cáo phân tích, so sánh: giữa các thành phần công nghệ (T-E-O-R-I) và Hệ số đồng bộ (TĐB) của nhóm ngành chế biến thực phẩm.
- Nghiên cứu chuyên đề 4: Báo cáo phân tích, so sánh: giữa các thành phần công nghệ (T-E-O-R-I) và Hệ số đồng bộ (TĐB) của nhóm ngành dệt - may, da giày.
- Nghiên cứu chuyên đề 5: Báo cáo phân tích, so sánh: giữa các thành phần công nghệ (T-E-O-R-I) và Hệ số đồng bộ (TĐB) của nhóm ngành cơ khí, chế tạo máy.
- Nghiên cứu chuyên đề 6: Báo cáo phân tích, so sánh: giữa các thành phần công nghệ (T-E-O-R-I) và Hệ số đồng bộ (TĐB) của nhóm ngành thiết bị điện - điện tử.
6.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, các nhóm ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.
- Các nhóm giải pháp nhằm nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.
6.5. Tổ chức hội thảo khoa học; chuyển giao phần mềm
- Tổ chức 01 hội thảo thảo khoa học về thực trạng trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang.
- Tổ chức 01 hội nghị tập huấn chuyển giao phần mềm.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Địa lý kinh tế và xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Nguồn thông tin có liên quan tới công nghệ, đánh giá công nghệ, đổi mới công nghệ có thể tìm kiếm từ Cục Thống kê tỉnh và của các bộ/ngành, internet, cơ sở dữ liệu, thư viện quốc gia, thư viện của các trường đại học trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu,…và các tài liệu đã công bố ở dạng bản cứng và bản mềm.
Phương pháp khảo sát thực địa: Được thực hiện kết hợp cả ba kỹ thuật:  Nghiên cứu tình huống, khảo sát đại trà bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu.
 Phương pháp điều tra: Áp dụng 2 phương pháp điều tra trực tiếp và gián tiếp:
            - Điều tra trực tiếp:  Điều tra viên xuống trực tiếp đơn vị điều tra để phỏng vấn ghi vào phiếu điều tra.
- Điều tra gián tiếp: Hướng dẫn cho các doanh nghiệp về cách ghi phiếu điều tra (hoặc điền phiếu trực tuyến) để đơn vị tự ghi và nộp về cho cơ quan điều tra. 
Tham vấn ý kiến nghiên cứu sẽ thực hiện các tham vấn về nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu với các nhà khoa học  tại các sinh hoạt khoa học, các hội nghị, và hội thảo trong nước. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm nghiên cứu cũng sẽ tham vấn các nhà hoạch định chính sách, quản lý nhà nước (Bộ/Sở khoa học và Công nghệ,…), các nhà quản lý doanh nghiệp có kiến thức và kinh nghiệm về quản lý các hoạt động đổi mới công nghệ, đánh giá công nghệ, nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Các phương pháp thu thập thông tin trên sẽ được vận dụng một cách linh hoạt và đan xen nhau.
Kỹ thuật phân tích: Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật chính bao gồm kỹ thuật thông kê, mô tả để đánh giá tổng thể về hiện trạng, kỹ thuật phân tích đa nhân tố (để phân tích đánh giá các yếu tố tác động trong mối quan hệ nhân quả), và kỹ thuật so sánh để xác định các yếu tố giống và khác về khả năng và động lực có ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đánh giá công nghệ phục vụ cho đổi mới công nghệ của doan nghiệp
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng trình độ và năng lực công nghệ sản xuất. Bằng phương pháp này đề tài có thể mô tả được những yếu tố ảnh hưởng, vai trò công nghệ tại doanh nghiệp….
Việc sử dụng các kỹ thuật trong phân tích thống kê để làm rõ ý nghĩa của các số liệu định lượng được thu thập trong quá trình điều tra khảo sát. Các phân tích trong thống kê sẽ gồm có việc phân tích về giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, các tần suất của các yếu tố được thống kê và mối tương quan hai biến, đa biến để qua đó mô tả được thực trạng trình độ và năng lực công nghệ sản xuất.
Phương pháp phân tích so sánh: Từ việc phân tổ thống kê theo các tiêu chí phân tổ, nhóm, sẽ tiến hành so sánh các nhóm với nhau về thực trạng, điều kiện và khả năng, nhu cầu... Trên cơ sở đó phân tích được mức độ tác động, nguyên nhân của hạn chế giữa các vùng, các nhóm. So sánh giữa các vùng, các nhóm trong việc nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất.
- Phương pháp phân tích định tính: Phân tích các dữ liệu định tính được tiến hành qua việc sử dụng phần mềm phân tích thông tin đặc thù để tìm hiểu và phân tích các thông tin có chiều sâu. Dựa vào nguồn số liệu phóng vấn sâu, để phân tích định tính các vấn đề liên quan đến thực trạng trình độ năng lực công nghệ sản xuất.
- Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT: được áp dụng nhằm so sánh và tìm ra những ưu điểm, hạn chế của các chính sách, mô hình đầu tư, đổi mới phát công nghệ. Kết hợp với việc đánh giá các cơ hội và thách thức trong điều kiện phát triển của địa phương hiện nay, phương pháp SWOT còn có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các mô hình đầu tư, nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp trong những năm tới.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Hệ thống cơ sở dữ liệu 200 doanh nghiệp về trình độ và năng lực sản xuất.
- Hệ thống phần mềm dạng website dùng cho quản lý và tính toán, đánh giá hiện trạng trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp và ngành sản xuất (kèm theo các hướng dẫn, phương pháp tính toán điểm số đánh giá trình độ và năng lực công nghệ) theo Đề cương và dự toán chi tiết “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, phần mềm tính toán điểm số đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang”.
- Quy chế hoạt động; hướng dẫn sử dụng; Quy trình đánh giá trình độ và năng lực doanh nghiệp theo phần mềm đã xây dựng.
- Báo cáo phân tích đánh giá trình độ và năng lực của doanh nghiệp theo quy định của Bộ KH&CN và đặc thù của tỉnh Bắc Giang
- Báo cáo đề xuất giải pháp nhằm nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.
- 06 chuyên đề nghiên cứu khoa học.
- Hồ sơ Hội thảo khoa học;
- Hồ sơ hội nghị tập huấn chuyển giao phần mềm.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).
- Các sản phẩm khác: mẫu phiếu điều tra; 200 phiếu điều tra doanh nghiệp; Báo cáo phân tích kết quả điều tra.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/12/2020 đến 01/05/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 700 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 700 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số số 1257/QĐ-UBND ngày 31 tháng Tháng 12 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)