Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh An Giang
Trạm Khuyến Nông huyện Chợ Mới

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi vào thức ăn lên năng suất chất lượng thân thịt của vịt siêu nạc Grimaud

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trạm Khuyến Nông huyện Chợ Mới

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh An Giang

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Võ Minh Trí

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS. Nguyễn Thế Thao; ThS. Nguyễn Thị Thúy Hậu

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Xây dựng chuồng trại chăn nuôi vịt siêu thịt Grimaud theo hướng bán công nghiệp (chuồng kẽm, sàn lưới, núm uống tự động và máng ăn bán tự động, có gắn thiết bị kiểm tra nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi, phân vịt dưới sàn được thu gom và ủ tạo phân hữu cơ bón cho cây trồng). Con giống là vịt siêu thịt Grmaud (Pháp) của Công ty cổ phần Chăn nuôi CP với chất lượng tốt và độ đồng đều cao. Tiến hành bổ sung bột tỏi vào khẩu phần thức ăn của vịt và ghi nhân số liệu các chỉ tiêu theo dõi.
Nội dung 1: Xây dựng chuồng trại, phân ô theo các nghiệm thức thí nghiệm và chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
- Chuồng trại: Chuồng được xây dựng bằng gỗ tạp với diện tích 7x12 m, mái chuồng được làm bằng tole, có vách che bằng bạt và có thể cuốn lên hay phủ xuống khi cần thiết để tránh mưa tạt, gió lùa.
+ Ở giai đoạn 1 (từ 0 – 3 tuần tuổi): Vịt Grimaud 1 ngày tuổi sau khi bắt về được nuôi úm trong 15 quây, mỗi quây úm có diện tích 1 m2 gồm có 40 con vịt, đáy quây lót trấu, bên trong lồng úm có hệ thống đèn hồng ngoại sưởi ấm và máng ăn, máng uống cho vịt con.
+ Ở giai đoạn 2 (từ 4 – 8 tuần tuổi): Vịt sau giai đoạn úm vẫn được đưa vào nuôi trên nền được phủ một lớp cát dày khoảng 20 cm và có sử dụng trấu để làm chất độn. Bên trong chuồng được ngăn lô thành 30 ô với diện tích 2 m2/ô, mỗi ô chuồng nuôi 16 con vịt ở 4 tuần tuổi. Vách ngăn giữa các ô được làm bằng lưới sắt bọc nhựa và căng vững chắc để tránh trường hợp vịt đi qua lại giữa các ô chuồng. Máng ăn cho vịt lớn và hệ thống đường ống lớn làm máng uống được bố trí bên trong chuồng.
Dụng cụ thí nghiệm
Các dụng cụ sẽ sử dụng trong thí nghiệm gồm có: Cân tiểu li, cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 2kg và 5kg, máng ăn vịt con, bình nước uống vịt con, máng ăn vịt lớn, đường ống uống nước vịt lớn, thau trộn thức ăn, bút lông, bình tiêu độc sát trùng, thước dây, thước kẹp, dao, kéo, máy đo pH, ... khi mổ vịt lúc kết thúc thí nghiệm để khảo sát các đặc điểm về năng suất và chất lượng thịt của vịt thí nghiệm. Ngoài ra, còn sử dụng các dụng cụ phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu sinh hóa, sinh lý máu, phân tích phân và sấy mẫu.
Nội dung 2: Chăm sóc, nuôi dưỡng vịt (kỹ thuật chăn nuôi vịt) và thu thập số liệu về các chỉ tiêu theo dõi
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột tỏi đến khả năng tăng trưởng của vịt: Ghi nhận khối lượng ban đầu và ở mỗi tuần thí nghiệm đối với khối lượng cơ thể.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột tỏi đến tiêu tốn thức ăn (TA), hệ số chuyển hóa TA qua các tuần tuổi: Tính toán dựa trên lượng TA ăn vào và lượng TA thừa được cân và ghi nhận hàng ngày.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột tỏi đến tỷ lệ loại thải và tỷ lệ chết của vịt thí nghiệm: Theo dõi và ghi chép hằng ngày về tỷ lệ loại thải, tỷ lệ chết của vịt thí nghiệm.
- Mổ khảo sát chất lượng thân thịt.
- Phân tích các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu.
- Khảo sát mật số E. Coli trong phân vịt.
- Tính hiệu quả kinh tế khi dùng bột tỏi nuôi vịt: Do vịt thí nghiệm được nuôi trong cùng một điều kiện nên không chú ý đến các chi phí về chuồng trại, công nhân, điện nước…Vì vậy khi so sánh hiệu quả kinh tế được đưa vào trên sự chênh lệch thu chi giữa tiền bán vịt thịt với tổng chi phí thức ăn của các nghiệm thức.
Nội dung 3: Tổng hợp, phân tích số liệu, viết báo cáo và báo cáo kết quả nhiệm vụ
Nội dung 4: Hội thảo chuyển giao kết quả để nhân rộng

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

-  Thí nghiệm 1 (giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi)

Vịt ở  giai đoạn úm (0 -  3 tuần tuổi) được bố  trí vào thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức (NT) và 3 lần lặp lại (15 đơn vị thí nghiệm). Mỗi đơn vị  thí nghiệm là 1 ô lồng úm gồm 40 con vịt 1 ngày tuổi. Tổng cộng có 15 ô chuồng úm thí nghiệm nuôi 600 con vịt giai đoạn từ 0 - 3 tuần tuổi.
Các nghiệm thức sẽ được bố trí thí nghiệm như sau: 5 nghiệm thức
+ ĐC: Thức ăn hỗn hợp (TAHH) (đối chứng)
+ KS: TAHH + Kháng sinh: T-T-S
+ T0,25: TAHH + Bột tỏi 0,25 %
+T0,5: TAHH + Bột tỏi 0,5 %
+ T1: TAHH + Bột tỏi 1 %
Thức ăn được cho ăn tự do, bột tỏi được trộn vào thức ăn trước khi cho ăn, với liều lượng là 0,25%; 0,5% và 1%. Ở nghiệm thức KS: Kháng sinh T-T-S với dược chất chính là Tylosin tartrate 0,4% và Sulfamidine 0,4% được bổ sung với liều sử dụng 10g/10kg thể trọng. Kháng sinh bổ sung cách 5 ngày và trộn đều vào thức ăn.

- Thí nghiệm 2 (giai đoạn 4 - xuất chuồng)

Thí nghiệm 2 được thực hiện tiếp theo giai đoạn 1. Thí nghiệm bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố, trong đó nhân tố thứ nhất là các mức độ bổ sung bột tỏi vào khẩu phần (5 mức độ), nhân tố thứ hai là giới tính (trống - mái). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 1 ô chuồng nuôi khoảng 16 con vịt ở  4 tuần tuổi. Tổng cộng có 30 ô chuồng nuôi khoảng 480 con vịt tương ứng với 30 đơn vị thí nghiệm.
Nhân tố A có 5 mức độ
+ ĐC: Thức ăn hỗn hợp (TAHH) (đối chứng)
+ KS: TAHH + Kháng sinh: T-T-S
+ T0,25: TAHH + Bột tỏi 0,25 %
+ T0,5: TAHH + Bột tỏi 0,5 %
+ T1: TAHH + Bột tỏi 1 %
Nhân tố B có 2 mức độ
+ B1: Vịt trống
+ B2: Vịt mái

* Chăm sóc, nuôi dưỡng vịt

 
Đối với úm vịt con: Trong 3 tuần tuổi đầu tiên, vịt sẽ được sưởi ấm. Tuần tuổi đầu úm vịt ở mức nhiệt độ từ 35°C, sau giảm dần nhiệt độ úm xuống cho phù hợp với độ tuổi của vịt thông qua việc quan sát sự thoải của vịt, cứ sau 01 tuần nhiệt độ giảm xuống trung bình khoảng 02 – 030C. Nhiệt độ chuồng nuôi sẽ được đảm bảo ổn định suốt ngày đêm. Sang tuần tuổi thứ 4 trở đi giữ mức nhiệt ổn định trong đời sống của vịt thịt. Dụng cụ úm vịt là bóng đèn nóng sáng thông thường để úm, treo trên đầu quây úm, nhiệt tỏa ra sẽ được chụp úm bức xạ xuống diện tích úm, cung cấp nhiệt úm cho vịt con. Quây úm giữ vịt trong diện tích cần úm và giúp tránh gió lùa, giới hạn vịt con không đi ra khỏi nơi úm, dễ tiếp cận với máng ăn và máng uống trong ít ngày đầu. Ngăn riêng 1 phần chuồng làm diện tích úm bằng các tấm ngăn chắc chắn. Bố trí đủ diện tích cho số lượng vịt cần úm. Tùy theo nhiệt độ môi trường, có thể sẽ bật đèn úm trước khi đưa vịt về úm, kiểm tra đúng mức nhiệt cần úm và trải đều dưới đèn úm. Trong quá trình úm luôn quan sát chặt chẽ sự thoải của vịt để điều chỉnh nhiệt độ kịp thời.
Sau giai đoạn úm, tháo quây và phân bố vịt vào các ô, khoảng 300 con/ô. Hàng ngày quan sát tổng thể đàn xem có biểu hiện gì khác thường hay không, nếu thấy con nào có biểu hiện bất thường thì đánh dấu để theo dõi. Dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, khu vực xung quanh chuồng nuôi. Hàng tuần phun xịt thuốc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng.
Nguồn nước uống sạch và mát sẽ được cung cấp đầy đủ và thường xuyên trong suốt đời sống của vịt. Đàn vịt được cho ăn tự do, với một lượng vừa đủ để tránh vịt làm rơi vãi thức ăn, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu của vịt. Chế độ chiếu sáng đối với vịt ở giai đoạn nuôi úm thắp sáng đèn 24/24 giờ; đối với vịt ở giai đoạn từ 4 tuần tuổi - xuất bán, chiếu sáng 23 giờ một ngày đêm, kể cả ánh sáng tự nhiên trong chuồng hở. Cường độ chiếu sáng trong tuần đầu 20 lux cho mỗi m2 để kích thích vịt ăn uống nhiều và sinh trưởng nhanh hơn trong những ngày đầu. Sang tuần 2 trở đi giảm cường độ sáng xuống khoảng 10 lux.
Hàng ngày quan sát tổng thể đàn xem có biểu hiện gì khác thường hay không, nếu thấy con nào có biểu hiện bất thường thì đánh dấu để theo dõi. Sau đó, gom và cân lượng thức ăn thừa trong máng, cân lượng thức ăn mới cho vịt ăn. Ghi chép số liệu vào sổ theo dõi. Dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, khu vực xung quanh chuồng nuôi. Hàng tuần phun xịt thuốc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng.
Vịt hay làm ướt nền chuồng và phân của vịt rất lỏng và thải nhiều lần càng làm cho chất độn chuồng mau dơ bẩn, do đó trong quá trình nuôi sẽ sử dụng đệm lót sinh học với chất độn thật là trấu và men là men Balasa N01.
Nguồn nước uống sạch và mát sẽ được cung cấp đầy đủ và thường xuyên trong suốt đời sống của vịt. Đàn vịt thí nghiệm được cho ăn tự do, với một lượng vừa đủ để tránh vịt làm rơi vãi thức ăn, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu của vịt. Chế độ chiếu sáng đối với vịt ở giai đoạn nuôi úm thắp sáng đèn 24/24 giờ; đối với vịt ở giai đoạn từ 4 tuần tuổi - xuất bán, chiếu sáng 23 giờ một ngày đêm, kể cả ánh sáng tự nhiên trong chuồng hở.
Trong quá trình nuôi, vịt được tiêm phòng đầy đủ vaccine đối với các bệnh nguy hiểm.
* Các chỉ tiêu theo dõi
a) Đối với thí nghiệm 1: Thu thập số liệu các chỉ tiêu sau:
 
Tăng khối lượng  =
KL bình quân cuối TN – KL bình quân đầu TN
Số ngày TN
* Tăng khối lượng (g/con/ngày) 
 
 
* Tiêu tốn thức ăn (FI) (g/con/ngày)
 
Tiêu tốn thức ăn  =
KL TA cho ăn/ô/ngày  – KL TA thừa/ô/ngày
Số vịt TN/ô
 
 
  
 
 

* Hệ số chuyển hoá thức ăn (HSCHTA) (Kg TĂ/ Kg TT)
HSCHTA   =
Tổng KL TA cho sử dụng (kg)
Tổng tăng KL vịt TN (kg)
 
 
* Tỷ lệ bệnh (%)
Tỷ lệ bệnh   =
Số lượng vịt TN mắc bệnh
Số lượng vịt đầu TN
X 100
 
 
* Tỷ lệ hao hụt (%)
 
Tỷ lệ hao hụt   =
Số lượng vịt đầu TN – Số lượng vịt cuối TN
Số lượng vịt đầu TN
X 100
 
 
  
 

* Mật số E. coli  trong phân: Lấy mẫu phân đem phân tích ở giai đoạn úm để xác định mật số E. coli trong phân.
b) Đối với thí nghiệm 2: Ngoài các chỉ tiêu theo dõi như thí nghiệm 1 bao gồm: Tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hoá thức ăn, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ hao hụt, thí nghiệm 2 còn thu thập thêm số liệu các chỉ tiêu sau:
* Các chỉ tiêu mổ khảo sát gồm: Khối lượng sống, khối lượng thân thịt, khối lượng và tỷ  lệ  thịt của đùi và ức, khối lượng tim, gan, mề và chất lượng thịt (pH15, pH24, tỷ lệ mất nước bảo quản và chế biến, tỷ lệ mất nước tổng).
* Các chỉ tiêu sinh lý – hóa máu: Hồng cầu, hemoglobin, hematorit, bạch cầu, tiểu cầu, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm, tế bào Lympho và bạch cầu đơn nhân được xác định bằng máy huyết học tự động. Các thành phần lipid máu như cholesterol, triglycerides, HDL-cholesterol và LDL- cholesterol.
c) Tính hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được tính dựa vào chi phí tiêu tốn thức ăn cho vịt, con giống,… của từng nghiệm thức (được tính theo giá tại thời điểm nuôi) và tổng thu được từ việc bán vịt (được tính theo giá thị trường vào thời điểm nuôi). Các thí nghiệm đều được nuôi dưỡng trong cùng một trại nên các khoản chi phí khác như điện, nước, công nhân, kháng sinh… là như nhau.

Cách thu thập số liệu và lấy mẫu

- Tăng khối lượng: Trước tiên cân khối lượng của tất cả vịt trong các ô chuồng khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm, tất cả vịt thí nghiệm được cân mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn để xác định tăng trọng.
- Thức ăn tiêu thụ: Lượng thức ăn ăn vào hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn trước khi cho vịt ăn và cân lại khối lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau. Từ đó tính được mức tiêu thụ thực sự mỗi ngày.
- Ghi nhận vịt bệnh: Vịt bệnh là vịt bị rút cổ, lông xù, mắt lim dim như buồn ngủ, một số con có triệu chứng cảm cúm, sổ mũi và khó thở, tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh, co giật, quay đầu, ngoẹo cổ… Hằng ngày quan sát, ghi nhận số lượng vịt bệnh và tính tỷ lệ bệnh.
- Định lượng E. coli trong phân vịt: Được theo dõi ở giai đoạn úm. Mẫu phân được lấy vào cuối giai đoạn úm, mỗi mẫu lấy 5g phân của vịt ngẫu nhiên trong mỗi ô chuồng thí nghiệm và lấy trực tiếp bằng cách dùng cao su lót dưới nền hứng phân vịt ngay sau khi thải ra để hạn chế tối đa tạp nhiễm. Phân vịt đã hứng được bảo quản trong hộp nhựa chưa qua sử dụng để đưa về phòng Thí nghiệm phân tích vi sinh trường Đại học An Giang để tiến hành đếm khuẩn lạc E. coli.
Mẫu phân vịt sau khi thu thập về sẽ được phân tích trong ngày. Cân 1 g phân vịt cho vào ống nghiệm chứa 9 ml nước muối sinh lý 9‰. Lắc đều bằng máy lắc Vortex. Khi đó ta có độ pha loãng 10-1. Dùng Micropipet hút 1 ml dung dịch trên cho vào ống nghiệm có chứa 9 ml nước muối sinh lý 9‰, trộn đều bằng Vortex ta có độ pha loãng 10-2. Tiếp tục pha loãng như trên ta được các độ pha loãng tiếp theo đến khi đạt được độ pha loãng cần thiết. Mỗi lần chuyển từ nồng độ này sang nồng độ khác cần phải thay đầu cole vô trùng.
Mẫu được pha loãng từ 10-3 đến 10-6, cấy 0,2 ml trên môi trường MC (Mac Conkey Agar) ủ ở 44oC trong 24 giờ, đếm các khuẩn lạc có hình dạng đặc trưng của E. coli. Khẳng định các khuẩn lạc đã đếm là E. coli bằng thử nghiệm sinh hóa IMViC.
Nuôi cấy và phân lập E. coli bằng phương pháp định lượng theo TCVN 5155- 90. Sau khi pha loãng mẫu, chọn 2 độ pha loãng liên tiếp sao cho có 25 - 300 tế bào vi khuẩn trong 1 ml. Dùng ống hút vô trùng hút 0,1 ml dung dịch vào đĩa môi trường MC. Tương ứng mỗi nông độ pha loãng lặp lại 2 đĩa, dùng que chan đều mặt thạch, ủ ấm 37oC trong 24 giờ. Trên môi trường MC, khuẩn lạc E. coli giả định có màu hồng đỏ, tròn, lồi, rìa gọn, bóng không nhầy. Sau đó chọn 5 khuẩn lạc đặc trưng cấy chuyển sang môi trường NA, ủ 37oC trong 24 giờ, tiếp tục kiểm tra các phản ứng sinh hóa IMViC để khẳng định E. coli.
Môi trường Trypton dùng để kiểm tra tính sinh Indol của vi khuẩn. Nhỏ vài giọt thuốc thử Kovacs lên bề mặt môi trường rồi quan sát thấy: phản ứng dương tính thì trên bề mặt môi trường xuất hiện một lớp màu đỏ. Phản ứng âm tính thì bề mặt môi trường không đổi màu.
Môi trường MR dùng để kiểm tra tính sử dụng đường của vi khuẩn. Nhỏ lên bề mặt môi trường vài giọt thuốc thử Methyl Red, phản ứng dương tính sẽ có vòng đỏ xuất hiện trên bề mặt môi trường. Phản ứng âm tính thì môi trường vẫn giữ nguyên màu vàng.
Môi trường VP dùng để kiểm tra tính di động và tính sinh aceton của vi khuẩn. Vi khuẩn có khả năng di động sẽ làm đục môi trường. Trên môi trường VP, sau khi cho thuốc thử VP1, VP2 vào nếu trên bề mặt môi trường có vòng đỏ thì chứng tỏ vi khuẩn có khả năng sinh aceton. Ngược lại, nếu trên bề mặt môi trường không xuất hiện vòng đỏ thì vi khuẩn không có khả năng sinh aceton.
Môi trường Simmons citrate dùng để kiểm tra khả năng sử dụng citrate thay nguồn carbon của vi khuẩn. Trên môi trường này, vi khuẩn cho kết quả dương tính khi màu của môi trường chuyển từ xanh lục sang xanh dương nếu không thay đổi màu thì vi khuẩn âm tính.
Số lượng E. coli trong 1g phân được tính dựa vào công thức sau:
 
N(CFU/g) =
ƩC
V(n1 + 0,1 n2)d
x R
 
 
  
 

N: Tổng số vi khuẩn E.coli.
ƩC: Tổng số khuẩn lạc ở 2 nồng độ.
V: Thể tích mẫu cấy lên 1 đĩa (ml).
n1: Số đĩa ở nồng độ thứ nhất.
n2: Số đĩa ở nồng độ thứ hai.
d: Nồng độ tương ứng với độ pha loãng thứ nhất.
R: Số khuẩn lạc dương tính so với tổng số khuẩn lạc làm sinh hóa.
- Lấy máu: Mẫu máu được lấy trước khi kết thúc thí nghiệm hai tuần để phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu, triglycerides và Cholesterol. Máu được lấy ở tỉnh mạch trong cánh của 03 con vịt trong mỗi ô chuồng thí nghiệm, lấy máu vào lúc sáng sớm, chưa cho vịt ăn và vịt không vận động. Các dụng cụ lấy máu: ống nghiệm, bơm tiêm, kim tiêm, ống tiêm, chai lọ đựng máu được tiệt trùng và khô. Dụng cụ chứa máu có sẵn 10% dung dịch chống đông máu (dung dịch Citrat Natri 5%). Vị trí lấy máu sẽ được sát khuẩn cẩn thận bằng cồn, vuốt nhẹ cho mạch máu nổi rõ trước khi đâm kim vào. Kim tiêm đã được tráng qua dung dịch kháng đông. Trong vòng 2 giờ sau khi lấy máu, mẫu máu sẽ được gửi phân tích các chi tiêu sinh lý tại bệnh xá thý y trường Đại học Cần Thơ.
Các chỉ tiêu sinh lý - hóa máu: Hồng cầu, hemoglobin, hematorit, bạch cầu, tiểu cầu, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm, tế bào Lympho và bạch cầu đơn nhân được xác định bằng máy huyết học tự động. Các thành phần lipid máu như cholesterol, triglycerides, HDL-cholesterol và LDL- cholesterol được gửi định lượng bằng máy phân tích sinh hóa tự động.

- Phương pháp mổ khảo sát

Để đánh giá khả năng sản xuất thịt của gia cầm tại thời điểm kết thúc thí nghiệm. Tiến hành mổ khảo sát theo phương pháp của Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011) như sau: Cuối giai đoạn thí nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm chọn 2 vịt có khối lượng trung bình của đơn vị thí nghiệm để mổ khảo sát. Như vậy, số vịt được mổ khảo sát là 60 con. Nhốt riêng vịt đã chọn, không cho ăn (khoảng – 18 giờ) nhưng vẫn uống nước bình thường. Phương pháp mổ và cân đo các chỉ tiêu theo trình tự sau:
Khối lượng sống (g): Cân khối lượng vịt sau khi nhịn đói (khoảng 12 – 18 giờ) trước khi cắt tiết và tiến hành mổ khảo sát.
Khối lượng thân thịt (g): Tiến hành cắt tiết và nhúng vào nước nóng 70 –80oC, sau đó vặt lông. Cắt chân ở khớp khủy, cắt đầu ở khớp xương chẩm và xương atlase, rạch bụng, bỏ ống tiêu hóa, cơ quan sinh dục, khí quản, thực quản, lá lách. Để lại thận và phổi. Lấy túi mật ra khỏi gan, lấy thức ăn cùng màng sừng ra khỏi mề, phần còn lại nhét vào bụng vịt.
 
Tỷ lệ thân thịt   =
KL thân thịt
KL sống
X 100
Tỷ lệ thân thịt (%) 
 
Khối lượng đùi (g): Cắt dọc cơ liên sườn ở phía sau. Tháo khớp đùi để xác định khối lượng đùi.
 
Tỷ lệ thịt đùi   =
KL thịt đùi trái x 2
KL thân thịt
X 100
Tỷ lệ thịt đùi (%): Tách đùi + cẳng trái ra khỏi thân thịt, bỏ da. Rạch dọc theo đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác cùng xương bánh chè và sụn ra. 
 
 
Khối lượng ức (g): Cắt từ bờ mép trên của khớp xương bả vai, cắt tất cả các phần cơ bám trên thân mình, lóc đến khớp vai kể cả xương đòn gánh, xương mỏ quạ và xương ức để lấy khối lượng ức.
 
Tỷ lệ thịt ức   =
KL thịt ức trái x 2
KL thân thịt
X 100
Tỷ lệ thịt ức (%): Rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương, cân. 
 
Tỷ lệ mỡ bụng (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối lượng sống hoặc tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối lượng thân thịt.
 
Tỷ lệ mỡ bụng   =
KL mỡ bụng
KL thân thịt
X 100
 
 
  
 

Độ pH: Cách xác định pH cơ ngực bằng bút đo pH thịt: Cắm trực tiếp đầu dò pH thịt FC232D (máy đo pH thịt Hanna HI99163) vào cơ ngực trái để xác định giá trị pH vào thời điểm 15 phút (pH15) sau khi giết thịt và tại thời điểm 24 giờ (pH24) bảo quản trong nhiệt độ 2 – 40C ở cơ ngực phải. Phần thân thịt bên phải được bảo quản trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 2 – 40C trong 24 giờ để sử dụng xác định màu sắc và giá trị pH24.
Tỷ lệ mất nước bảo quản (sau 24 giờ): Sau khi đo pH15, lóc cơ ngực trái, cân khối lượng (khối lượng trước bảo quản) và bảo quản trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 2 – 40C trong thời gian 24 giờ. Sau bảo quản, mẫu cơ ngực trái được làm khô bằng giấy mềm và cân lại khối lượng (khối lượng sau bảo quản).
Tỷ lệ mất nước chế biến: Tiếp tục đưa mẫu vào túi nhựa chịu nhiệt và cho vào bể ổn nhiệt Waterbath hoặc tủ sấy ở nhiệt độ 85oC trong 25 phút. Sau khi hấp, túi được lấy ra và làm mát dưới vòi nước chảy ngoài túi mẫu 30 phút. Làm khô mẫu thịt bằng giấy mềm và cân khối lượng mẫu sau chế biến. Tỷ lệ mất nước tổng là tổng tỷ lệ mất nước bảo quản và mất nước chế biến.

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu của cả hai thí nghiệm được xử lý sơ bộ trên phần mềm Excel. Các số liệu thống kê mô tả và phân tích phương sai theo chương trình Minitab 16. So sánh sự khác biệt giữa các trung bình của nghiệm thức bằng kiểm định Tukey của chương trình Minitab 16.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Là báo cáo phân tích, tổng kết: Xác định được mức độ bổ sung bột tỏi thích hợp nhất trong chăn nuôi vịt có thể tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng thịt tốt. Từ đó, tạo dữ liệu có cơ sở khoa học, phục vụ trong công tác chuyển giao cho người chăn nuôi giúp nông dân hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi (theo Khuyến cáo của Việt Nam và các nước trên thế giới), nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Kết quả dự kiến sẽ được đăng trên công thông tin điện tử Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh An Giang.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Địa bàn huyện Chợ Mới và có thể nhân rộng trên toàn tỉnh An Giang.

16

Thời gian thực hiện: 8 tháng (từ 01/12/2019 đến 01/07/2020)

17

Kinh phí được phê duyệt: 169 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 60 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 109 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 341/QĐ-SKHCN ngày 21 tháng Tháng 11 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)