Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Nam Định
Vườn quốc gia Xuân Thủy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Tạo tập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Mật ong rừng Sú Vẹt Vườn quốc gia Xuân Thủy cho sản phẩm mật ong của Vườn quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Vườn quốc gia Xuân Thủy

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Nam Định

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Vũ Quốc Đạt

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Ngô Văn Chiều; Trần Thị Hồng Hạnh; Trần Thị Trang; Trần Thị Thu Hiền; Phan Văn Trường; Trần Văn Hòa

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng Sú Vẹt Vườn quốc gia Xuân Thủy”. Xây dựng hệ thống và mô hình quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng Sú Vẹt Vườn quốc gia Xuân Thủy”.  Xây dựng các phương tiện quảng bá, phát triển thương mại, nâng cao chất lượng cho nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng Sú Vẹt Vườn quốc gia Xuân Thủy”

 

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội khác

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu:
Dự án đồng thời sử dụng các biện pháp chuyên môn sau để đảm bảo kết quả dự án:
- Phương pháp kế thừa: Dự án sẽ nghiên cứu và sử dụng các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan của địa phương và đơn vị khác.
- Phương pháp tiếp cận cơ sở: Dự án tiếp cận và xác định nhu cầu, mong muốn và sự đồng thuận từ chính người dân đang sản xuất và kinh doanh sản phẩm Mật ong rừng Sú Vẹt Vườn quốc gia Xuân Thủy. Sự tham gia của họ vào tất cả các quá trình xây dựng và quản lý NHCN là rất cần thiết, các quy trình kỹ thuật chung phải kết hợp giữa kiến thức bản địa và khoa học kỹ thuật.
- Phương pháp thu thập tư liệu: Dự án thiết lập kế hoạch và triển khai thực hiện thu thập tài liệu, thông tin từ các cơ quan nghiên cứu, các ngành, các cấp tỉnh và chính quyền các cấp;
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng chuyên gia để nghiên cứu đánh giá, phân tích các tài liệu, kết quả phân tích kiểm nghiệm và xác định các tiêu chí cần thiết liên quan đến sản phẩm;
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa được triển khai thông qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu, phân tích trường hợp điển hình, phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (PRA);
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu:
(i) Mẫu sản phẩm Mật ong rừng Sú Vẹt Vườn quốc gia Xuân Thủy sẽ được lấy theo nguyên tắc đại diện. Mẫu sẽ được cố định, có biên bản, được bảo quản đúng theo quy định và gửi đến đơn vị phân tích.
(ii) Mẫu sẽ được phân tích trên cơ sở các trang thiết bị hiện đại của đơn vị phân tích để tìm ra các chỉ tiêu chất lượng lý, hóa của sản phẩm;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê do Tổng cục Thống kê ban hành để thống kê số liệu điều tra;
- Phương pháp xây dựng bản đồ vùng địa lý: Sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), các bản đồ nền, ý kiến của người dân và chuyên gia  để xử lý, biên tập và lưu trữ các loại bản đồ. Bản đồ được xây dựng chi tiết cho khu vực được lựa chọn đăng ký NHCN.
- Phương pháp kiểm tra, giám sát: Định kỳ tổng kết, đánh giá để đảm bảo tiến độ và kết quả dự án, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội thực hiện dự án trên cơ sở các chỉ tiêu được xác định.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

1) Báo cáo hiện trạng khai thác và kinh doanh mật ong rừng Sú Vẹt Vườn quốc gia Xuân Thủy;
          2) Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ NHCN “Mật ong rừng Sú Vẹt Vườn quốc gia Xuân Thủy” (Bao gồm: Tờ khai, bộ tiêu chí chứng nhận sản phẩm, mẫu NHCN, Quy chế quản lý và sử dụng NHCN, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm);
          3) Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng Sú Vẹt VQG Xuân Thủy”;
          4) 01 Quy trình khai thác “Mật ong rừng Sú Vẹt VQG Xuân Thủy” được ban hành;
          5) 01 Quy định quản lý chất lượng “Mật ong rừng Sú Vẹt VQG Xuân Thủy” chế biến sau thu hoạch được ban hành;
          6) 01 Quy định kiểm soát NHCN “Mật ong rừng Sú Vẹt VQG Xuân Thủy” được ban hành;
          7) 01 bộ hồ sơ cấp quyền sử dụng NHCN “Mật ong rừng Sú Vẹt VQG Xuân Thủy” được hoàn thiện và đưa vào sử dụng;
          8) 02 tổ chức/cá nhân được cấp quyền sử dụng NHCN;
          9) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến NHCN được tập huấn nâng cao nhận thức về NHCN. Tổ chức chứng nhận, người sử dụng NHCN hiểu và thực hiện được các nội
dung về trao quyền sử dụng NHCN;
          10) Bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm “Mật ong rừng Sú Vẹt VQG Xuân Thủy” (bao gồm: mẫu chai, hũ, bao bì, tờ gấp, sổ tay, poster) được thiết kế và in ấn;
          11) 01 khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm được hoàn thiện và đưa vào khai thác;
          12) 01 máy hạ thủy phần mật ong được lựa chọn, lắp đặt và vận hành tại  VQG Xuân Thủy;
          13) Báo cáo tổng kết dự án

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Vườn quốc gia Xuân Thủy

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/08/2020 đến 01/11/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 625 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 520 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 105 triệu đồng
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số số 2131/QĐ-UBND ngày 26 tháng Tháng 8 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)