Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Bình Thuận
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Tân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Ứng dụng mô hình trồng cây Chùm ngây trên địa bàn huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Tân

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Bình Thuận

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ:

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Trồng thử nghiệm cây trồng mới - cây Chùm ngây vào sản xuất trên địa bàn huyện, nhằm từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Trồng trọt

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Đất trồng:
+ Chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, tiến hành làm líp, lên luống cao 20-25cm, rãnh rộng 25cm, mặt luống rộng 80cm.
+ Bón phân chuồng + vôi với tỷ lệ 120-100kg/0,3 ha để cải tạo đất nếu đất bị bạc màu, khô cằn.
- Chuẩn bị hố trồng cây:
+ Đào hố, phơi ải, rắc vôi diệt khuẩn, bón lót phân trước khi trồng 7-10 ngày.
+ Kích thước hố: 30 x 30 x 30 cm; hoặc 50 x 40 x 40 cm nếu sử dụng phân chuồng hoại mục.
+ Liều lượng phân bón/hố: Bón phân hữu cơ theo tỷ lệ 120kg/0,3 ha.
- Mật độ, khoản cách trồng:
+ Khoảng cách 1mx1,5m (cây cách cây 01m, hàng cách hàng 1,5m).
+ Mật độ 2.000 cây/0,3 ha.
- Tiến hành trồng:
+ Cách trồng: Dùng cuốc xới đều dưới hố trộn đều phân bón và đất, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ém đất xung quanh, lắp theo hình nón úp  đề cây không bị úng nước về mùa mưa cây sẽ bị chết nhiều.
+ Cắm cọc buộc cho cây khỏi đổ ngã.
+ Xung quanh gốc cây nên phủ lớp nilon đen hoặc phủ lớp rơm rạ hoặc trồng cỏ lạc để trừ cỏ dại và giữ ẩm cho gốc cây.
- Chăm sóc:
+ Phân bón:
Bón lót: Bón phân hữu cơ theo tỷ lệ 120kg/0,3 ha.
Bón thúc: Đào rãnh xung quanh gốc cây, đường kính rãnh vuông góc theo hình chiếu của tán lá, rãnh sâu 15cm, rộng 20cm, bón phân xong lấp đất và tưới đẫm nước. Liều lượng 99kg/0,3 ha ure + 99kg/0,3 ha lân + 75kg/0,3 ha Kali, kèm với phân bón lá hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng kịp thời. Khoảng cách thời gian mỗi lần bón là 3 tháng, và ngay sau thu hoạch.
+ Nước tưới: Việc tưới nước tùy theo thời tiết, tưới nhiều vào mùa khô, tưới vừa đủ ẩm đất, cách 4-5 ngày lần tưới.
+ Tạo tán: Khi cây cao 1,5m thì tiến hành cắt ngọn tạo tán, để lại 2-3 cành cấp 1, 5-7 cành cấp 2, khống chế chiều cao của cây từ 1,2 đến 1,5m.
+ Làm cỏ: Làm cỏ thường xuyên kết hợp với xới xáo quanh gốc và bón phân cho cây. Mỗi lần làm cỏ, bón phân xong cần phủ lại nilon hoặc rơm rạ xung quanh. Nếu có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để hạn chế cỏ dại.
- Thu hoạch và bảo quản:
+ Thu hoạch 40-45 ngày/lần, thu lá già và lá vừa.
+ Năng xuất: Tùy theo đầu tư, trung bình 500-900gram lá tươi/cây.
+ Bảo quản: Lá sau khi thu hoạch tiến hành phơi khô 01 nắng, bảo quản nơi thoáng khí, cung cấp cho đơn vị thu mua.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

900 kg lá khô/2.000 cây.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Địa chỉ: Thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân. Quy mô: 0,3ha

16

Thời gian thực hiện: 10 tháng (từ 01/05/2015 đến 01/02/2016)

17

Kinh phí được phê duyệt: 58 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 41 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 17 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 728/QĐ-UBND ngày 25 tháng Tháng 5 năm 2015

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)