Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Bắc Giang
Trường cao đẳng Ngô Gia Tự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Mô hình hoá một số nội dung giảng dạy môn Toán cấp Trung học cơ sở

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường cao đẳng Ngô Gia Tự

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Bắc Giang

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS.Đỗ Thúy Hòa

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: CN.Đỗ Văn Long, ThS.Ngô Quốc Đường, ThS.Lê Thế Tùng, ThS.Hoàng Quốc Hụy, ThS.Hoàng Văn Thanh, ThS.Đặng Thị Hậu, ThS.Nguyễn Thị Viển

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực mô hình hóa của học sinh trung học cơ sở
Nghiên cứu các vấn đề chung về mô hình hoá, dạy-học Toán theo phương pháp mô hình hoá và năng lực mô hình mô hình hoá của học sinh trung học cơ sở.
Nghiên cứu chuyên đề 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học mô hình hoá toán học.
2. Điều tra, đánh giá, phân tích thực trạng dạy - học Toán gắn với thực tế và dạy - học mô hình hoá ở trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Xây dựng 03 mẫu phiếu điều tra, tổ chức điều tra 970 phiếu về thực trạng hoạt động dạy học toán gắn với thực tế và dạy học mô hình hoá cho 03 đối tượng: 70 phiếu dành cho cán bộ quản lý giáo dục cấp THCS; 200 phiếu dành cho giáo viên giảng dạy môn Toán cấp THCS; 700 phiếu dành cho đối tượng học sinh cấp THCS tại thành phố Bắc Giang, huyện Lục Ngạn, huyện Lạng Giang, huyện Tân Yên.
      - Nghiên cứu chuyên đề 2: Thực trạng dạy và học Toán gắn với thực tế ở trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
     3. Nghiên cứu thiết kế tài liệu mô hình hoá một số nội dung giảng dạy môn Toán cấp Trung học cơ sở
- Xây dựng tài liệu mô hình hoá toán học ở mỗi nội dung số học, đại số, hình học tương ứng kiến thức ở khối lớp 6, 7, 8, 9: 05 nội dung Số học – Hình học lớp 6; 05 nội dung Số học - Đại số - Hình học lớp 7; 05 nội dung Đại số - Hình học lớp 8; 04 nội dung Đại số - Hình học lớp 9.
- Xây dựng 16 bài giảng (04 bài giảng/01 khối) theo phương pháp mô hình hoá toán học ở mỗi mạch nội dung số học, đại số, hình học tương ứng kiến thức ở khối lớp 6, 7, 8, 9. Mỗi bài giảng được thiết kế dựa trên tài liệu mô hình hoá, đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. 
- Xây dựng một số mô phỏng trên máy tính để phục vụ bài giảng theo phương pháp mô hình hoá toán học.
- Xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm theo mỗi đơn vị kiến thức. Trong đó có hệ thống phương pháp giải kèm các ví dụ mẫu điển hình cùng với các phân tích, bình luận cần thiết. Hệ thống các bài tập thực tế các khối lớp 6,7,8,9 phù hợp với đối tượng người học, kèm theo hướng dẫn hoặc đáp số.
- Nghiên cứu chuyên đề 3: Mô hình hóa toán học trong dạy học giải quyết vấn đề.
- Nghiên cứu chuyên đề 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mô hình hóa toán học ở trung học cơ sở.
- Nghiên cứu chuyên đề 5: Kiểm tra đánh giá trong dạy học mô hình hoá toán học cấp Trung học cơ sở
4. Xây dựng mô hình thực nghiệm sư phạm một số bài giảng dựa trên tài liệu mô hình hoá
4.1 Xây dựng mô hình dạy thực nghiệm
- Tổ chức dạy thực nghiệm nội dung mô hình hóa toán học ở 04 trường trung học cơ sở trên các địa bàn: thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang, huyện Lục Ngạn và huyện Tân Yên trên các khối lớp 6, 7, 8, 9. Các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở mỗi trường cùng một giáo viên dạy cùng một đơn vị kiến thức.
- Mỗi trường chọn 02 lớp ở mỗi khối 6, 7, 8, 9 có chất lượng tương đương, một lớp dạy thực nghiệm và một lớp dạy đối chứng, tổng cộng 16 lớp tham gia thực nghiệm và 16 lớp tham gia đối chứng. Mỗi khối lớp 6, 7, 8, 9 dạy thực nghiệm 04 bài/lớp.
- Ở lớp thực nghiệm giáo viên dạy bài học trong hệ thống bài giảng theo phương pháp mô hình hóa toán học, học sinh được làm bài tập tương ứng trong hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm; Ở lớp đối chứng giáo viên dạy bài học tương ứng theo sách giáo viên, học sinh luyện tập bài tập theo sách giáo khoa và sách bài tập.
- Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trước và sau thực nghiệm.
4.2 Khảo sát, đánh giá mô hình dạy thực nghiệm
- Tiến hành khảo sát đánh giá ở 04 trường (đã dạy thực nghiệm) tại: Thành phố Bắc Giang; Huyện Lục Ngạn; Huyện Lạng Giang; Huyện Tân Yên.
- Lập 02 mẫu phiếu khảo sát về: Phương pháp dạy học mô hình hoá toán học với 800 phiếu:  200 phiếu dành cho giáo viên giảng dạy môn Toán, 600 phiếu dành cho học sinh.
- Phân tích, đánh giá các số liệu khảo sát và báo cáo kết quả dạy thực nghiệm.
5. Nghiên cứu và đề xuất nhóm giải pháp đồng bộ trong dạy học mô hình hoá toán học
Đề xuất nhóm giải pháp đồng bộ trong dạy học mô hình hoá toán học dựa trên một số nguyên tắc như sau: Nguyên tắc phù hợp với mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức kỹ năng; nguyên tắc làm rõ tính ứng dụng của toán học trong thực tiễn; nguyên tắc bảo đảm tính khả thi và tính vừa sức nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các phẩm chất năng lực của người học.
- Nghiên cứu chuyên đề 6: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học số học thông qua mô hình hóa.
- Nghiên cứu chuyên đề 7: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học đại số thông qua mô hình hóa.
- Nghiên cứu chuyên đề 8: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học hình học thông qua mô hình hóa.
- Nghiên cứu chuyên đề 9: Giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn toán của học sinh trung học cơ sở thông qua mô hình hóa.
6. Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị tập huấn
- Tổ chức lớp tập huấn cho giáo viên dạy môn Toán để hướng dẫn các bài giảng theo phương pháp mô hình hoá toán học.
- Tổ chức hội thảo khoa học về hoạt động dạy-học Toán gắn với thực tế và dạy học mô hình hoá ở trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
7. Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu đề tài

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,..

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản pháp lý và tài liệu, thông tin liên quan trực tiếp đến đề tài.
-  Phương pháp điều tra, quan sát: Thiết kế mẫu phiếu điều tra, quan sát thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm bài giảng theo phương pháp mô hình hoá toán học được xây dựng trên tài liệu mô hình hoá toán học ở các trường THCS trên địa bàn 04 huyện của tỉnh.
- Phương pháp phân tích số liệu thống kê: Sử dụng các phần mềm thống kê toán học như Excel, R để thống kê mô tả và phân tích số liệu điều tra thực tế và kết quả thực nghiệm sư phạm.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 09 chuyên đề nghiên cứu khoa học.
- Tài liệu mô hình hóa: 05 nội dung Số học - Hình học lớp 6; 05 nội dung Số học - Đại số - Hình học lớp 7; 05 nội dung Đại số - Hình học lớp 8; 04 nội dung Đại số - Hình học lớp 9.
- 16 bài giảng (04 bài giảng/01 khối) theo phương pháp mô hình hoá toán học ở mỗi mạch nội dung số học, đại số, hình học tương ứng kiến thức ở khối lớp 6, 7, 8, 9.
- 01 clip chứa một số mô phỏng trên máy tính phục vụ bài giảng theo phương pháp mô hình hóa toán học (đĩa DVD).
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học, 01 hồ sơ tập huấn.
- 01 bộ tài liệu bài tập toán gắn với thực tế của 4 khối lớp 6,7,8,9.
- Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu đề tài (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt);
- Các sản phẩm khác: 05 Mẫu phiếu điều tra, 1770 phiếu điều tra đầy đủ thông tin, 02 báo kết quả điều tra, báo cáo kết quả thực hiện mô hình dạy thực nghiệm.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Toàn quốc

16

Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ 01/04/2020 đến 01/09/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 300 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 300 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)