Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ
Viện Dược Liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất kế hoạch bảo tồn phát triển một số loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Bắc Giang

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Dược Liệu

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS.Phạm Thanh Huyền

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS.Nguyễn Quỳnh Nga, PGS.TS.Nguyễn Minh Khởi, ThS.Phan Văn Tưởng, ThS.Phạm Thị Ngọc, ThS.Nguyễn Văn Hiếu, CN.Lại Việt Hưng, ThS.Từ Quốc Hiệu, ThS.Ngô Hoàng Diệp, ThS.Nguyễn Thị Hà Ly, ThS.Trương Đức Đáng, BSCKI.Trần Quang Thi

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Điều tra đánh giá thực trạng các loài cây thuốc trên đại bàn tỉnh Bắc Giang
1.1 Điều tra xác định sự phân bố, thành phần các loài cây thuốc
- Xây dựng 01 mẫu phiếu và tổ chức điều tra với 315 phiếu/105 xã, điều tra, xác định phân bố, thành phần, số lượng loài cây thuốc. Đối tượng điều tra: kiểm lâm viên, thầy lang, các hộ gia đình trồng cây thuốc và cơ sở chế biến dược liệu.
- Triển khai điều tra thực địa, điều tra tập trung tại 06 huyện: Sơn Động, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng, Việt Yên và điều tra nhanh tại 04 huyện: Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang để xác định sự phân bố, thành phần, số lượng các loài cây thuốc tự nhiên trên địa bàn.
 - Nghiên cứu chuyên đề 1: Báo cáo tổng thuật tài liệu có liên quan trên cơ sở kế thừa các dữ liệu điều tra về cây thuốc.
- Nghiên cứu chuyên đề 2: Điều tra phân bố và xác định thành phần các loài cây thuốc tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu chuyên đề 3: Điều tra đánh giá hiện trạng và công tác bảo tồn cây thuốc tại tỉnh Bắc Giang.
1.2 Điều tra đánh giá về tình hình khai thác, trồng trọt và sử dụng cây thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 
- Điều tra 105 xã trên tổng số 209 đơn vị cấp xã của tỉnh, tập trung vào các xã có rừng, các xã có trồng cây thuốc và cơ sở chế biến dược liệu.
- Thiết kế 03 mẫu phiếu điều tra, tiến hành điều tra với 315 phiếu, điều tra về thành phần, số lượng các loài cây thuốc tự trồng dành cho đối tượng là các thầy lang, các hộ gia đình trồng trọt và sử dụng cây thuốc; 125 phiếu về tình hình khai thác, sử dụng, tiềm năng và các biện pháp quản lý dược liệu dành cho đối tượng là cán bộ các cơ sở y tế, phòng nông nghiệp, cơ quan y tế cấp huyện; 315 phiếu nhu cầu và tình hình sử dụng cây thuốc (bài thuốc) trong cộng đồng dành cho các đối tượng là các thầy lang, các hộ gia đình, các cơ sở y tế, hội đông y, các nhà thuốc đông y.
- Nghiên cứu chuyên đề 4: Đánh giá hiện trạng trồng, khai thác và sử dụng cây thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1.3 Xây dựng Danh lục các loài cây thuốc, các loài cây thuốc cần bảo tồn và danh lục các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác
* Thu thập, xử lý và bảo quản tiêu bản cây thuốc
- Thu thập tiêu bản của các loài cây thuốc phân bố và trồng trọt trên địa bàn tỉnh, trong đó mỗi loài thu thập ít nhất 3 tiêu bản. Dự kiến thu thập 1.000 tiêu bản.
- Xử lý và bảo quản tiêu bản: ép, sấy, khâu trên bìa cứng, dán nhãn và bảo quản.
* Xác định tên khoa học của các loài cây thuốc thu được
- Thông qua điều tra thực địa thu thập các mẫu dựa vào đặc điểm hình thái, ảnh chụp và tiêu bản mẫu vật, đối chiếu với các khóa phân loại và bản mô tả trong các bộ thực vật chí của từng họ thực vật để xác định tên khoa học cho các loài cây thuốc.
* Xây dựng Danh lục các loài cây thuốc, Danh lục các loài cây thuốc cần được bảo tồn và Danh lục các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác
- Tên gọi khác theo tiếng dân tộc ở các địa phương (nếu có); tên khoa học, họ thực vật (hợp danh pháp); bộ phận dùng, công dụng làm thuốc; nơi phân bố; hiện trạng khai thác; khả năng khai thác/sản lượng trồng trọt; hiện trạng bảo tồn.
2. Xây dựng bản đồ phân bố các loài cây thuốc quý hiếm cần bảo vệ, cây thuốc có tiềm năng khai thác và trồng trọt
- Dựa trên các lớp bản đồ nền: bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng. Các dẫn liệu về tọa độ phân bố điểm được ghi nhận bởi GPS, trên các tuyến điều tra.
- Sử dụng công nghệ GIS với các phần mềm chuyên dụng MapInfo, Arc View, Arc/Ifo,... để số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng các loại đất loại rừng, phân tích tổng hợp các thông tin và biên tập bộ bản đồ phân bố các loài cây thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Bản đồ số, tỷ lệ 1/100.000), bao gồm:
+ Bản đồ các loài cây thuốc quí hiếm cần bảo vệ ở tỉnh Bắc Giang;
+ Bản đồ các loài cây thuốc có khả năng khai thác ở tỉnh Bắc Giang;
+ Bản đồ các loài cây thuốc trồng ở tỉnh Bắc Giang.
3. Nghiên cứu đề xuất kế hoạch bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Bắc Giang
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có tác động đến xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu của tỉnh Bắc Giang.
+ Nghiên cứu chuyên đề 5: Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng đến xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển cây thuốc của tỉnh Bắc Giang.
+ Nghiên cứu chuyên đề 6: Phân tích, đánh giá các điều kiện môi trường, đất đai, nguồn nước tại một số điểm phục vụ xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao tại Bắc Giang.
- Đề xuất kế hoạch bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Bắc Giang.
+ Nghiên cứu chuyên đề 7: Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn, khai thác có hiệu quả và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc tỉnh Bắc Giang.
+ Xây dựng bản đề xuất: “Kế hoạch bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao đến năm 2025, định hướng 2030 tỉnh Bắc Giang”.
4. Tổ chức tập huấn, hội thảo
- Tổ chức 01 lớp tập huấn công tác điều tra;
- Tổ chức 02 hội thảo khoa học;

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học y, dược khác

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin và mẫu ở ngoài thực địa
2. Xử lý mẫu, làm tiêu bản
3. Phân tích mẫu, thẩm định tên khoa học
4. Phương pháp vẽ bản đồ
5. Phương pháp xây dựng kế hoạch
6. Phương pháp kế thừa tài liệu
7. Phương pháp đánh giá vùng sinh thái thích nghi
8. Phương pháp chuyên gia

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 07 chuyên đề nghiên cứu khoa học;
- Danh lục các loài cây thuốc của tỉnh Bắc Giang, Danh lục các loài cây thuốc cần được bảo tồn và Danh lục các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác
- Bộ tiêu bản (dự kiến 1.000 tiêu bản) cây thuốc;
- Bộ bản đồ phân bố các loài cây thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Bản đồ số, tỷ lệ 1/100.000) gồm: Bản đồ các loài cây thuốc quí hiếm cần bảo vệ ở tỉnh Bắc Giang; Bản đồ các loài cây thuốc có khả năng khai thác ở tỉnh Bắc Giang
- Bản đề xuất kế hoạch bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Bắc Giang.
- Kỷ yếu 02 hội thảo khoa học; 01 lớp tập huấn.
- Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu đề tài (Báo cáo chính và Báo cáo tóm tắt).
- Các sản phẩm khác: 04 mẫu phiếu điều tra; 1.070 phiếu điều tra điền đầy đủ thông tin; 02 báo cáo kết quả điều tra đánh giá thực trạng các loài cây thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả đề tài áp dụng tại tỉnh Bắc Giang

16

Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 01/05/2020 đến 01/05/2023)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1100 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1100 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 953/QĐ-UBND ngày 20 tháng Tháng 5 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)