Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Y tế
Trường Đại học Y tế Công cộng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu thực trạng sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật thường dùng chất lượng môi trường và sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả huyện Lục Ngạn

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Y tế Công cộng

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS.DS.Đặng Thế Hưng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: CN.Đỗ Thị Vui, TS.DS.Nguyễn Nhật Hải, PGS.TS.Trần Thị Tuyết Hạnh, BS.CKI. Lâm Văn Tuấn, Ths.BS.Nguyễn Huy Đông, BS.Phạm Yến Như, CN.Nguyễn Phương Thoa, CN.Bùi Quang Tới, ThS.Nguyễn Văn Long, ThS.Vũ Thị Cúc, ThS.Thân Thị Hải Hà

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thường dùng của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân: 160 phiếu dành cho người dân tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật tại 3 xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.
- Báo cáo tổng hợp và phân tích kết qủa về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thường dùng vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn.
- Nghiên cứu chuyên đề 1: Nghiên cứu tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài nước.
2. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn
- Khảo sát thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường khu vực trồng cây ăn quả (xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải): lấy 90 mẫu đất, 90 mẫu nước mặt, 90 mẫu nước ngầm, 90 mẫu không khí.
- Phân tích các mẫu đất, nước, không khí để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường vùng trồng cây ăn quả.
- Nghiên cứu chuyên đề 2: Nghiên cứu đánh giá dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
3. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra về tình hình sức khoẻ của người dân: 160 phiếu dành cho người tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật tại 3 xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, huyện Lục Ngạn; 50 phiếu dành cho người không tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật (Nhóm chứng ở địa bàn Đồi Ngô - Lục Nam).
- Nghiên cứu khám sức khỏe cho 150 người dân: khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa/miễn dịch cho 100 người thuộc nhóm phơi nhiễm trực tiếp với thuốc thuốc bảo vệ thực vật và 50 người thuộc nhóm chứng.
- Nghiên cứu xét nghiệm xác định thuốc bảo vệ thực vật nhiễm trong cơ thể cho 100 người dân thuộc nhóm phơi nhiễm trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật: 100 mẫu máu và 100 mẫu nước tiểu.
- Tổng hợp và phân tích kết quả, tình trạng sức khỏe của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Nghiên cứu chuyên đề 3: Nghiên cứu thực trạng thuốc bảo vệ thực vật phát hiện trong máu của người dân vùng trồng cây ăn quả.
- Nghiên cứu chuyên đề 4: Nghiên cứu thực trạng thuốc bảo vệ thực vật phát hiện trong nước tiểu của người dân vùng trồng cây ăn quả.
 - Nghiên cứu chuyên đề 5: Nghiên cứu thực trạng sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả (khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hóa/miễn dịch).
- Nghiên cứu chuyên đề 6: Xác định, phân tích một số yếu tố nguy cơ, liên quan đến sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
4. Đề xuất nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khoẻ của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn
- Chuyên đề 7: Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
5. Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị tập huấn
- Tổ chức 01 hội nghị tập huấn điều tra.
- Tổ chức 01 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu.
6. Viết báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Y tế

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang
- Đánh giá dư lượng của một số thuốc bảo vệ thực vật thường dùng tại vùng trồng cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn
      - Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu nước
- Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu đất
Được tiến hành theo TCVN  7538-2:2005
- Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu không khí
Mẫu không khí để xác định lượng thuốc BVTV được lấy theo phương pháp của Viện quốc gia về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp Hoa Kỳ (Phương pháp EPA  5600, Method T0-4A, Method TO-10A). Mẫu được lấy bằng phương pháp hấp phụ với thiết bị bơm mẫu lưu lượng lớn hấp thụ các chất cần phân tích trong không khí trên bọt Polyurethan (PUF), ghi nhãn trên ống hấp thụ bảo quản và chuyển về phòng xét nghiệm để phân tích.
- Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn:
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn hóa để thu thập thông tin về tình hình sức khỏe của nhóm phơi nhiễm (n=100) và nhóm không phơi nhiễm (n=50). Tiêu chuẩn loại trừ: người hút thuốc, nghiện rượu, mắc các bệnh mãn tính nền rõ ràng.
- Khám lâm sàng, cận lâm sàng: khám chẩn đoán các chứng, bệnh bao gồm các thăm khám lâm sàng, lấy máu/nước tiểu, bảo quản và vận chuyển mẫu xét nghiệm được thực hiện theo quy trình chuẩn của Bộ Y tế.
- Phương tiện dụng cụ khám bệnh đã được kiểm định: huyết áp kế, đồng hồ nghe, cân đo, thước đo, máy siêu âm.
- Cán bộ y tế là Bác sỹ chuyên khoa, Kỹ thuật viên xét nghiệm có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Bộ Y tế.
- Phương pháp bảo quản và phân tích/xét nghiệm mẫu trong phòng xét nghiệm
- Mẫu môi trường và máu được bảo quản theo tiêu chuẩn ở tủ lạnh thường hoặc âm sâu (-5, -20, -80 oC) trước khi phân tích tại Trung tâm Xét nghiệm-Trường Đại học Y tế công cộng.
- Phương pháp xác định dư lượng thuốc BVTV trong mẫu đất, nước, không khí trong môi trường và trong máu/nước tiểu của người dân được xác định bằng phương pháp sắc ký khí và sắc ký lỏng cao áp tại Trung tâm Xét nghiệm-Trường Đại học Y tế công cộng.
- Phương pháp xác định các chỉ số sinh hóa, huyết học, miễn dịch được xác định bằng máy sinh hóa, huyết học, miễn dịch tại Trung tâm Xét nghiệm- Trường Đại học Y tế công cộng.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Làm sạch số liệu: kiểm tra hàng ngày các số liệu được thu được.
- Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.0.
- Chạy thử phần mềm xử lý số liệu tìm các lỗi do nhập liệu sai hoặc không hợp lệ.
- Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 14.0.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 07 chuyên đề nghiên cứu khoa học.
- Kỷ yếu 01 hội thảo khoa học; 01 hồ sơ tập huấn.
- Báo cáo tình hình sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật thường dùng của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Báo cáo, phân tích thực trạng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường (đất, nước, không khí) vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Báo cáo phân tích, xác định tình trạng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong máu, nước tiểu của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Báo cáo kết quả phân tích tình trạng sức khỏe người dân (khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm) vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Bản kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Các sản phẩm khác: 02 mẫu phiếu điều tra; 160 phiếu điều tra về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; 210 phiếu điều tra về tình trạng sức khỏe người dân; Báo kết quả điều tra; 150 hồ sơ khám sức khỏe; 100 phiếu kết quả xét nghiệm mẫu máu và 100 phiếu kết quả xét nghiệm mẫu nước tiểu (thuộc nhóm phơi nhiễm trực tiếp). Các kết quả phân tích mẫu môi trường (90 mẫu đất, 90 mẫu nước mặt, 90 mẫu nước ngầm, 90 mẫu không khí).
- Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu đề tài (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả đề tài áp dụng tại tỉnh Bắc Giang

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/05/2020 đến 01/05/2022)

17

Kinh phí được phê duyệt: 2000 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 2000 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 942/QĐ-UBND ngày 19 tháng Tháng 5 năm 2020

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)