Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình tăng trưởng xanh cho tỉnh Đồng Nai

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): DTT2018-05-D

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Minh Hà và ThS. Nguyễn Hữu Nguyên

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: - Ths. Quan Minh Quốc Bình, Ths. Hồ Văn Hà, ThS. Thái Thanh Tuấn, ThS. Phạm Thị Ngọc Sương, TS. Lê Thanh Tùng, NCS. Ngô Thành Trung,Ths. Trình Văn Anh

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:  a) Lược khảo các lý thuyết và các nghiên cứu trước về tăng trưởng xanh nhằm xác định được khung phân tích cho tăng trưởng xanh cho cấp độ tỉnh Đồng Nai nói chung, ở cấp độ các ngành kinh tế cấp một là công nghiệp và nông nghiệp.
b) Xác định các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng xanh cho các thành tố trong khung phân tích tăng trưởng xanh cho tỉnh Đồng Nai ở cấp độ tỉnh nói chung, ở cấp độ các ngành kinh tế cấp một là công nghiệp và nông nghiệp.
c) Đánh giá tăng trưởng xanh cho tỉnh Đồng Nai ở cấp độ tỉnh nói chung, ở cấp độ các ngành kinh tế cấp một là công nghiệp và nông nghiệp qua các thành tố/chỉ tiêu liên quan đến khung phân tích tăng trưởng xanh; từ đó tìm ra hiện trạng tăng trưởng xanh của tỉnh ở cấp độ vùng/ngành làm cơ sở cho việc xác định mô hình tăng trưởng xanh của Tỉnh trong giai đoạn sắp tới.
(d) Định hướng các chính sách hướng đến mô hình tăng trưởng xanh cho tỉnh

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế học; Trắc lượng kinh tế học; Quan hệ sản xuất kinh doanh

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: 17.2.1  Phương pháp phân tích thống kê: Nhóm nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê các Tỉnh, các tổ chức quốc tế có uy tín như World Bank, Liên Hiệp Quốc, UNDP để đánh giá hiện trạng tăng trưởng xanh ở Đồng Nai, đồng thời phân tích thực trạng tăng trưởng xanh trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể.
17.2.2 Phương pháp phân tích xu thế thực nghiệm: dựa theo Statistics Netherlands (2011) áp dụng phân tích xu thế từng cặp chỉ số (index) tiêu chí tăng trưởng kinh tế và tiêu chí liên quan tăng trưởng xanh (các tiêu chí liên quan đến năng suất sử dụng tài nguyên và môi trường) để từ đó đánh giá ba mức độ tăng trưởng xanh của Đồng Nai là no decoupling (không cải thiện tăng trưởng xanh), relative decoupling (cải thiện tăng trưởng xanh tương đối), và absolute decuopling (cải thiện tăng trưởng xanh tuyệt đối).
17.2.3 Phương pháp nghiên cứu định tính:
17.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu hiện tượng: Thông qua việc tham khảo lý thuyết, nghiên cứu trước và tài liệu nhằm i) hoàn thiện cơ sở lý thuyết, ii) Kinh nghiệm của các quốc gia, vùng và thành phố ở nước ngoài có đặc tính giống tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh thành trong nước để rút ra kinh nghiệm về tăng trưởng xanh cho tỉnh Đồng Nai.
17.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study): Nhóm nghiên cứu tiến hành một số nghiên cứu tình huống về các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp. Từ đó giới thiệu các mô hình tăng trưởng xanh hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn khu vực tỉnh Đồng Nai và cả nước.
17.2.3.3. Phương pháp chuyên gia: Nhóm nghiên cứu tham khảo ý kiến tư vấn các chuyên gia có uy tín trong các lĩnh vực môi trường, năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp, phát triển đô thị để phân tích thực trạng tăng trưởng xanh trong từng lĩnh vực và đưa ra các kiến nghị chính sách có ý nghĩa thực tiễn cao để “xanh hóa” kinh tế tỉnh Đồng Nai.
17.2.3.4. Phương pháp phân tích định lượng: Xây dựng mô hình về tăng trưởng xanh trong công nghiệp, trong nông nghiệp và hộ gia đình. Từ đó phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng xanh trong công nghiệp, nông nghiệp và hành vi tiêu dùng của hộ gia đình, trên cơ sở đó, đưa các các định hướng chính sách cho tăng trưởng xanh trong công nghiệp, nông nghiệp và hộ gia đình

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

1. Bảng báo cáo tổng kết đề tài NCKH “Mô hình tăng trưởng xanh cho tỉnh Đồng Nai” đáp ứng đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu sản phẩm khoa học; thực hiện đúng đề cương thuyết minh đã được phê duyệt.
2. Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài phản ảnh cô đọng nội dung báo cáo tổng kết đề tài.
3. Khung phân tích và các tiêu chí đánh giá mô hình tăng trưởng xanh cho tỉnh Đồng Nai tổng kết các tiêu chí đánh giá mô hình tăng trưởng xanh phù hợp tỉnh Đồng Nai.
4. Bản khuyến nghị lựa chọn chính sách và nhóm giải pháp nguyên tắc để thúc đẩy mô hình tăng trưởng xanh của tỉnh Đồng Nai cung cấp các kiến nghị chính sách có tính phù hợp với điều kiện đặc thù  để thúc đẩy tăng trưởng xanh cho tỉnh. Dự kiến đơn vị nhận khuyến nghị chính sách: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
5. Bài báo khoa học về mô hình tăng trưởng xanh tỉnh Đồng Nai có giá trị khoa học được đăng trên tạp chí thuộc hội đồng chức danh giáo sư.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/08/2019 đến 01/05/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 639.04 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 639.04 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 241/QĐ-SKHCN ngày 06 tháng Tháng 8 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)