Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện Hải dương học Nha Trang

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Thử nghiệm sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ phế phẩm xương cá của các nhà máy chế biến thủy sản ở Khánh Hòa quy mô phòng thí nghiệm

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): ĐT-2019-40699-ĐL1

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Hải dương học Nha Trang

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Lê Hồ Khánh Hỷ

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: TS.NCVC. Lê Hồ Khánh Hỷ - Chủ nhiệm đề tài - Viện Hải dương học ThS. Nguyễn Phương Anh - Thư ký khoa học - Viện Hải dương học TS. NCVCC. Đào Việt Hà - Thành viên thực hiện chính - Viện Hải dương học TS. NCVC. Phạm Xuân Kỳ - Thành viên thực hiện chính - Viện Hải dương học ThS. Phan Bảo Vy - Thành viên thực hiện chính - Viện Hải dương học Ks. Đoàn Thị Thiết - Thành viên - Viện Hải dương học CN. Trần Ngọc Nhơn - Thành viên chính - Viện Vắc xin và Sinh Phẩm y tế ThS. Lâm Thị Huế - Thành viên - Viện Vắc xin và Sinh Phẩm y tế

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1 : Nghiên cứu khảo sát điều kiện tách chiết phù hợp và các đặc tính hóa lý của các dạng canxi hydroxyapatit từ xương cá ngừ và cá chẽm

  • Thu nhận và nghiên cứu xử lý phế phẩm xương cá ngừ và xương cá chẽm từ các nhà máy chế biến thủy hải sản
  • Xác định hàm lượng kim loại nặng của nguyên liệu bột xương cá
  • Nghiên cứu khảo sát điều kiện tách chiết các dạng canxi hydroxyapatit từ xương cá ngừ và xương cá chẽm theo phương pháp gia nhiệt và phương pháp thủy phân kiềm
  • Phân tích các đặc tính hóa lý của các dạng canxi hydroxyapatit được chiết xuất từ xương cá ngừ và cá chẽm như cấu trúc, kích thước, hình dạng tinh thể, tỉ lệ mol Ca/P, hàm lượng kim loại nặng
Nội dung 2:  Xây dựng qui trình công nghệ sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ phế phẩm xương cá ngừ (hoặc cá chẽm) của các nhà máy chế biến thủy sản ở Khánh Hòa quy mô phòng thí nghiệm
  • Chọn lựa 01 nguyên liệu xương cá phù hợp nhất từ 2 loại xương cá ngừ và cá chẽm
  • Thử nghiệm lựa chọn các điều kiện chiết tách khác nhau để điều chế nano canxi hydroxyapatit từ xương cá
  • Xác định các thông số tối ưu của nhiệt độ, thời gian, nồng độ kiềm lên hàm lượng và kích thước của nano canxi điều chế
  • Xây dựng qui trình sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ xương cá ở quy mô phòng thí nghiệm
Nội dung 3 : Sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ xương cá ở quy mô phòng thí nghiệm
  • Sản xuất 1 kg bột nano canxi hydroxyapatit
Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở nano canxi hydroxyapatit

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học kỹ thuật và công nghệ

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Đề tài thực hiện có 3 nội dung nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng cho từng nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
Nội dung 1 : Nghiên cứu khảo sát điều kiện tách chiết phù hợp và các đặc tính hóa lý của các dạng canxi hydroxyapatit từ xương cá ngừ và cá chẽm

  • Tiến hành thu mẫu : Xương cá ngừ vằn Katsuwonus pelamis và xương cá chẽm Lates calcarifer được thu mua tại các nhà máy chế biến thủy sản ở Khánh Hòa, sau đó được bảo quản lạnh trong các thùng xốp đem về phòng thí nghiệm.
  • Xử lí xương cá theo Venkatesan và cs. (2011; 2015) với một số thay đổi nhỏ. Mẫu xương cá từng loài (3kg) được xử lý riêng lần lượt như sau: Xương được cắt thành các mảnh nhỏ hơn sử dụng búa và dao cắt. Xương cá được đun sôi trong nước 3h để loại bỏ thịt và da cá, có thể thêm nước để tiếp tục đun sôi loại bỏ phần mô cơ còn sót lại. Sau đó xương cá được rửa lại thật kỹ, tiếp tục đun sôi thêm với acetone (tỉ lệ 1:50 trong nước) và 2% NaOH trong 1 h để loại bỏ để loại bỏ protein, lipit, dầu và các tạp chất hữu cơ khác (tỉ lệ xương và dung dịch lỏng là 1:50). Sau đó, xương được rửa với nước, tiếp tục thay nước nhiều lần sao cho pH nước trở về trung tính. Tiếp theo xương được sấy ở 60°C đến khối lượng không đổi (24 giờ), nghiền nhỏ bằng chày và cối, trộn đều để chuẩn bị cho các thí nghiệm tiếp theo.
  • Nghiên cứu khảo sát điều kiện tách chiết các dạng canxi hydroxyapatit từ xương cá ngừ và xương cá chẽm theo phương pháp gia nhiệt và phương pháp thủy phân kiềm
  • Phân tích các đặc tính hóa lý của các dạng canxi hydroxyapatit được chiết xuất từ xương cá ngừ và cá chẽm như cấu trúc, kích thước, hình dạng tinh thể, tỉ lệ mol Ca/P, hàm lượng kim loại nặng:
+ Phân tích cấu trúc vật liệu bằng phương pháp nhiễu xạ tia X – XRD: Dữ liệu được thu thập trong khoảng 2θ từ 5° đến 40°. Xác định các pha trong mẫu bằng cách so sánh phổ nhiễu xạ của mẫu với phổ tiêu chuẩn HAp ICDD (International Centre for Diffraction Data).
+ Phương pháp đo dao động các nhóm chức khi phân tử hấp thu tia hồng ngoại bằng phổ hấp thụ hồng ngoại (FTIR) (bằng máy Bruker Equinox 55 với độ phân giải 16 cm‾¹ trong 32 lần quét sử dụng chất nền KBr). (Buitinguiza và cs., 2012; Venkatesan và cs. (2011; 2015).
+ Xác định hình dạng và kích thước của tinh thể canxi hydroxyapatit bằng kính hiển vi điện tử quét SEM. Kích thước trung bình tinh thể canxi được tính toán dựa vào phần mềm Image J1.48V với thanh thước tỉ lệ trong hình chụp.
+ Xác định hàm lượng nguyên tố Canxi và Phốtpho, các kim loại nặng như Pb, Hg, Cd, As bằng phương pháp đo quang phổ phát xạ ICP-MS (máy Agilent 7700x- LC-ICP-MS), từ hàm lượng Ca, P tính toán tỉ lệ mol Ca/P.
+ Xác định hiệu suất điều chế: Phân tích hàm lượng tổng các dạng canxi hydroxyapatit theo các phương pháp khảo sát theo nhiệt độ và thời gian khác nhau: 3 mẫu được cân (độ chính xác 0,001 g) trước và sau khi nung, sau đó tính toán để lấy giá trị trung bình của hàm lượng tổng canxi hydroxyapatit
Nội dung 2: Xây dựng qui trình công nghệ sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ phế phẩm xương cá ngừ (hoặc cá chẽm) của các nhà máy chế biến thủy sản ở Khánh Hòa quy mô phòng thí nghiệm
  • Chọn lựa 01 nguyên liệu xương cá phù hợp nhất từ 2 loại xương cá ngừ và cá chẽm
Tiêu chí lựa chọn : ngoài các tiêu chí hóa lý phù hợp, xương cá được lựa chọn có nguồn nguyên liệu dồi dào, ưu tiên nguồn gốc từ các nhà máy chế biến thủy hải sản ở Khánh Hòa
  • Thử nghiệm điều chế nano canxi hydroxyapatit từ xương cá nguyên liệu theo các điều kiện đã được khảo sát
  •  Xương cá nguyên liệu với số lượng khoảng 10 kg được loại bỏ các tạp chất, mô mềm và xử lý thành bột xương thô theo công việc 1.2. Sau đó, bột xương thô (300g) được :
+ Điều chế theo phương pháp gia nhiệt với các yếu tố nhiệt độ và thời gian thích hợp đã được khảo sát theo nội dung 1 (n=3)
+ Điều chế theo phương pháp thủy phân kiềm với các yếu tố nhiệt độ và thời gian thích hợp đã được khảo sát theo nội dung 1 (n=3)
  • Xác định các thông số tối ưu của nhiệt độ, thời gian nung lên hàm lượng và kích thước của nano canxi điều chế        
Các thí nghiệm xác định thông số tối ưu được bố trí theo phương pháp đáp ứng bề mặt.
  • Xây dựng qui trình sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ xương cá ở quy mô phòng thí nghiệm
Tiến hành chọn lựa các thông số tối ưu nhất (nhiệt độ, thời gian, nồng độ kiềm) dựa trên phương trình tối ưu hóa bề mặt và xây dựng qui trình sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ xương cá ở quy mô phòng thí nghiệm.
Nội dung 3: Sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ xương cá ở quy mô phòng thí nghiệm
  • Sản xuất 1 kg bột nano canxi hydroxyapatit: Ứng dụng qui trình công nghệ sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ phế phẩm xương cá ngừ (hoặc cá chẽm) quy mô phòng thí nghiệm để sản xuất 1 kg sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit. 1 kg bột nano canxi hydroxyapatit phải đáp ứng những tiêu chuẩn về độ tinh sạch, độ an toàn qua độc tính cấp và bán trường diễn và các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
+ Phân tích các chỉ tiêu về độ tinh sạch, kích thước, độ an toàn của bột nano HAp thông qua độc tính cấp và độc tính bán trường diễn
* Độ ẩm, độ tinh sạch, kích thước, kim loại nặng của HAp và các khoáng chất cần thiết (Mg, Na, K, Cu, Zn, I, Fe, Se) trong 1 kg bột canxi (số mẫu = 3) được xác định và đánh giá thông qua phổ nhiễu xạ tia X XRD và phương pháp ICP-MS.
* Các chỉ tiêu về Vi sinh vật, vi nấm (kết quả được tính trung bình theo kết quả 3 mẫu bột nano HAp khác nhau) (Tổng số vi sinh vật hiếu khí, E.coli, S.aureus, Cl.perfringens, V. Parahaemolyticus, Tổng số bào tử nấm men và nấm mốc) được xác định thông qua kỹ thuật đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch trong môi trường agar chuyên biệt cho từng nhóm vi sinh vật.
+ Nghiên cứu độ an toàn của bột nano HAp thông qua độc tính cấp và độc tính bán trường diễn
* Độc tính cấp của nano canxi:
60 chuột khoẻ mạnh được chia làm 6 lô (10 chuột/lô), và bị bỏ đói hoàn toàn 16 h trước khi cho uống nano canxi. Bột nano canxi được cho uống một lần duy nhất ở các ở 6 nồng độ 500, 1000, 1500, 2000, 2500 và 3000 mg/kg thể trọng (kgP) tương ứng với 6 lô thí nghiệm. Sau khi cho uống 1-2 giờ, chuột được nuôi dưỡng bình thường trở lại (cho ăn, uống tự do) và theo dõi liên tục trong 72 giờ để xác định số chuột chết trong từng lô sau khi cho uống nano canxi và tính giá trị LD50 (Abraham, 1978).
* Độc tính bán trường diễn của nano canxi
Nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian 1 tháng, độc tính được đánh giá thông qua biểu hiện bên ngoài của động vật thí nghiệm, sự tăng khối lượng chuột thí nghiệm, sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học, chỉ tiêu sinh hoá máu từ đó đánh giá chức năng gan, thận.
21 con thỏ khoẻ mạnh được chia làm 3 lô (7 thỏ/lô). Lô 1 đối chứng cho uống nước lọc. Lô 2 cho uống nano canxi với hàm lượng 20 mg/kgP. Lô 3 cho uống nano canxi với hàm lượng 40 mg/kgP. Thời gian cho uống là 1 tháng với thể tích uống là 5 ml/con với hàm lượng bột nano canxi khác nhau, hàng ngày theo dõi thỏ, đồng thời cân khối lượng thỏ thí nghiệm 5 ngày/lần để theo dõi quá trình tăng khối lượng và qua đó đánh giá được độc tính khi cho uống bán trường diễn 1 tháng. Thỏ trước và sau khi cho uống nano canxi bán trường diễn 1 tháng được lấy máu. Mẫu máu sẽ được lấy ở tĩnh mạch tai. Máu được thu khoảng 3 ml bằng các xiranh đã phủ heparin. Plasma được tách nhờ ly tâm lạnh 4oC trong 15 phút ở 3000 vòng/phút và giữ ở -35oC để làm các xét nghiệm sinh hoá máu gồm các chỉ tiêu huyết học và sinh hóa để đánh giá chức năng gan, thận theo phương pháp của Bergmeyer (1974) và theo phương pháp ELISA theo quy trình được mô tả của nhà sản xuất bộ KIT.
Các chỉ số huyết học bao gồm: số lượng bạch cầu (WBC), tỷ lệ bạch cầu trung tính (N), bạch cầu lympho (L), bạch cầu đơn nhân (M), bạch cầu ưa a xít (E), bạch cầu ưa ba zơ (B), số lượng hồng cầu (RBC) , huyết sắc tố (Hb), tỷ lệ hồng cầu trên thể tích máu toàn phần (HCT), thể tích trung bình hồng cầu (MCV), số lượng hemoglobin trung bình trong 1 hồng cầu (MCH), nồng độ hemoglobin trung bình trong 1 hồng cầu (MCHC), số lượng tiểu cầu (PLT) và thể tích trung bình tiểu cầu (MPV). Chỉ tiêu huyết học này được phân tích bao gồm 42 mẫu máu thỏ (trước và sau khi cho uống nano canxi bán trường diễn).
Các chỉ số sinh hóa đánh giá hoạt độ các enzym sau: Aspartate aminotransferase (AST, còn được gọi là SGOT), Alanine aminotransferase (ALT, còn được gọi là SGPT), Gamma-glutamyl transferase (GGT), Creatinine (CREA). Chỉ tiêu này được đánh giá theo phương pháp ELISA theo quy trình được mô tả của nhà sản xuất bộ KIT.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- 13 cuốn báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “Thử nghiệm sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ phế phẩm xương cá của các nhà máy chế biến thủy sản ở Khánh Hòa quy mô phòng thí nghiệm” trong đó có 05 cuốn in bìa cứng mạ vàng, ảnh màu;
- 13 cuốn báo cáo chuyên đề: Quy trình công nghệ sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ phế phẩm xương cá (cá ngừ hoặc cá chẽm) của các nhà máy chế biến thủy sản ở Khánh Hòa quy mô phòng thí nghiệm: Qui trình ổn định, có tính khả thi cao, có thể áp dụng để tạo ra sản phẩm nano canxi hydroxyapatit đáp ứng tiêu chuẩn về kích thước nano (≤ 100 nm), độ tin sạch (≥95%) và tính tương thích sinh học (an toàn về mặt độc tính cấp và bán trường diễn);
-13 Bộ tiêu chuẩn cơ sở nano canxi hydroxyapatit trích ly từ xương cá (cá ngừ hoặc cá chẽm): đáp ứng tiêu chuẩn về kích thước nano (≤ 100 nm), độ tin sạch (≥95%) và tính tương thích sinh học (an toàn về mặt độc tính cấp và bán trường diễn);
- 01 kg bột nano canxi hydroxyapatit từ xương cá (cá ngừ hoặc cá chẽm): Đạt các tiêu chuẩn chất lượng (theo mức chất lượng của sản phẩm Dạng I đã nêu trong đề cương đề tài); có thành phần khoáng chất tự nhiên như: Fe, Cr, Ni, Mn, Na, K, Mg, Zn và Cu có lợi cho sức khỏe.
- 13 Tập số liệu và kết quả phân tích mẫu của toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, gồm: Bảng dữ liệu về hàm lượng kim loại nặng trong nguyên liệu xương cá; Số liệu về đặc tính hóa lý của các dạng canxi hydroxyapatit được chiết xuất từ xương cá ngừ vằn Katsuwonus pelamis  và xương cá chẽm Lates calcarifer; Dữ liệu về đặc tính hóa lý của bột nano canxi hydroxyapatit theo các thông số thay đổi bao gồm nhiệt độ, thời gian, nồng độ kiềm theo phương pháp tối ưu hóa bề mặt; Kết quả Phân tích các chỉ tiêu về độ tinh sạch, độ an toàn của bột nano HAp thông qua độc tính cấp và độc tính bán trường diễn.
- 25 bản báo cáo tóm tắt kết quả đề tài;
- Có 02 bài báo (tóm tắt về kết quả thực hiện đề tài) được đăng trên các tạp chí chuyên ngành khác trong nước.
- Báo cáo kết quả xử lý thống kê, phân tích số liệu thu mẫu, theo dõi, đánh giá (01 bản chính và 02 bản photo);
- Kỷ yếu hội thảo khoa học kết quả triển khai thực hiện đề tài;
- Bộ số liệu gốc về kết quả phân tích mẫu có liên quan (01 bản chính và 02 bản photo);
- 13 đĩa CD-ROM chứa toàn bộ báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề; báo cáo tóm tắt, số liệu phân tích và các tài liệu liên quan;
- Bộ số liệu gốc của đề tài; sổ nhật ký đề tài (01 bộ gốc và 03 bản sao).

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả của đề tài sau khi được nghiệm thu thành công sẽ được chuyển giao cho các cơ sở ứng dụng để khảo nghiệm, đánh giá khả năng ứng dụng và nhận chuyển giao quy trình sản xuất bột nano canxi hydroxyapatit từ xương cá - Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Cam Ranh - Công ty Yến Sào Khánh Hòa - Công ty Dược phẩm Khánh Hòa - Các xí nghiệp dược phẩm, hóa mỹ phẩm, hóa thực phẩm trong nước

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 01/12/2019 đến 01/12/2021)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1061.49 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 1061.49 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 3831/QĐ - UBND ngày 23 tháng Tháng 12 năm 2019

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)