Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN


Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm chứa nano bạc phòng trừ bệnh hại và làm tăng năng suất trên một số loại rau tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản:

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Chu Trung Kiên

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Chu Trung Kiên; TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung; ThS. Nguyễn Hiếu Hạnh; ThS. Đặng Thị Thúy Hà; ThS. Lê Thị Thanh; KS. Nguyễn Phú Quân; KS. Hồ Thị Thanh Huyền; KS. Trần Anh Tuấn; ThS. Nguyễn Văn Hùng; ThS. Phạm Thanh Sơn; Ông Nguyễn Tiến Dũng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất rau ăn quả tại các huyện trồng rau chủ lực của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ, và huyện Xuyên Mộc)
  • Điều tra hiện trạng sản xuất rau ăn quả tại huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ, và huyện Xuyên Mộc
  • Điều tra thành phần bệnh hại và mức độ gây hại của các bệnh hại chính trên cây dưa leo, bí đao chanh, và ớt cay ở giai đoạn bệnh hiện diện phổ biến nhất (giai đoạn thu hoạch rộ)
Nội dung 2: Nghiên cứu sử dụng nano bạc phòng trừ hiệu quả bệnh hại chính trên cây dưa leo, ớt cay, và bí đao chanh tại huyện Tân Thành và Đất Đỏ,
  • Xác định nồng độ và loại nano bạc xử lý hạt giống trước khi gieo làm tăng chất lượng cây giống dưa leo, ớt cay, và bí đao chanh trước trồng,
  • Xác định nồng độ và loại nano bạc phun phòng trừ hiệu quả bệnh hại trên các cây rau nghiên cứu,
  • Nghiên cứu thời điểm phun nano bạc phòng trừ hiệu quả bệnh hại trên các cây rau nghiên cứu.
Nội dung 3: Xây dựng và thử nghiệm quy trình sử dụng nano bạc phòng trừ hiệu quả bệnh hại cây rau nghiên cứu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nội dung 4: Huấn luyện và chuyển giao quy trình công nghệ cho cán bộ kỹ thuật và người trồng rau tại địa phương.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu: Nội dung 1: Điều tra hiện trạng sản xuất rau ăn quả tại các huyện trồng rau chủ lực của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ, và huyện Xuyên Mộc)

  • Thời gian: từ tháng 11/2017 - 03/2018
  • Địa điểm: huyện Tân Thành, Đất Đỏ, và Xuyên Mộc
Nội dung 1.1: Điều tra hiện trạng sản xuất rau ăn quả tại huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ, và huyện Xuyên Mộc
Sử dụng phiếu điều tra nông hộ ở Phụ lục 1 để phỏng vấn trực tiếp người trồng rau các thông tin kỹ thuật chính yếu được áp dụng trong sản xuất rau, những tồn tại về kỹ thuật trong sản xuất, ... Mỗi huyện điều tra 30 hộ, tổng số hộ điều tra là 90.
Nội dung 1.2: Điều tra thành phần bệnh hại và mức độ gây hại của các bệnh hại chính trên cây dưa leo, bí đao chanh, và ớt cay ở giai đoạn bệnh hiện diện phổ biến nhất (thời kỳ thu hoạch)
  • Chọn ruộng và thời điểm điều tra: mỗi huyện chọn 3 ruộng chuyên canh rau ăn quả có diện tích tối thiểu 2.000m2 để thực hiện 01 lần điều tra thành phần bệnh hại và mức độ gây hại của các bệnh hại chính trên mỗi loại rau ở giai đoạn thu hoạch.
  • Phương pháp thu thập số liệu:
  • Điều tra thành phần bệnh hại: chọn ngẫu nhiên 5 điểm trên 2 đường chéo góc của ruộng ở khoảng cách so với bờ ruộng là 5m. Mỗi điểm điều tra 30 cây để xác định tỷ lệ cây bị bệnh tương ứng với mỗi loại bệnh hiện diện trên ruộng.
  • Xác định nguyên nhân gây bệnh: mẫu các bệnh hại phổ biến trên ruộng điều tra được mô tả chi tiết triệu chứng, lưu giữ hình ảnh và thu thập để giám định tác nhân gây hại trước khi tái lây nhiễm theo quy trình Koch để kiểm chứng.
  • Điều tra mức độ gây hại của các bệnh chính:
Đối với những bệnh gây hại các bộ phận ở dưới mặt đất (héo vàng, héo xanh) hoặc chết dây (chảy nhựa đen thân) tiến hành điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc của ruộng ở khoảng cách 3 - 5m so với bờ ruộng, mỗi điểm điều tra 100 cây để xác định tỷ lệ cây bị hại.
Đối với các bệnh gây hại lá, quả như thán thư ớt, phấn trắng và giả sương mai cây dưa leo, bí đao chanh tiến hành điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc của ruộng ở khoảng cách 3 - 5m so với bờ, mỗi điểm điều tra 15 cây để xác định tỷ lệ và chỉ số bệnh hại/cây theo thang phân cấp bệnh như sau:
Cấp 1: ≤ 1% số lá hoặc quả bị hại trên cây
Cấp 3: 1 - 5% số lá hoặc quả bị hại trên cây
Cấp 5: > 5 – 25% số lá hoặc quả bị hại trên cây
Cấp 7: >25 – 50% số lá hoặc quả bị hại trên cây
Cấp 9: > 50% số lá hoặc quả bị hại trên cây
 
Nội dung 2: Nghiên cứu sử dụng nano bạc phòng trừ hiệu quả bệnh hại chính trên cây dưa leo, ớt cay, và bí đao chanh
Nội dung 2.1: Xác định nồng độ nano bạc xử lý hạt giống cây dưa leo, ớt cay, và bí đao chanh làm tăng chất lượng cây giống trước trồng.
2.1.1 Thời gian và địa điểm:
  • Thời gian: từ tháng 11/2017 – 01/2018
  • Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện trong vườn ươm cây giống, trong đó cây dưa leo và bí đao chanh ở huyện Tân Thành, cây ớt cay ở huyện Đất Đỏ
2.1.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1 Vật liệu nghiên cứu:
  • Giống cây trồng thí nghiệm: là giống dưa leo, ớt cay và bí đao chanh được trồng phổ biến tại địa phương ở thời điểm nghiên cứu
  • Vật liệu thí nghiệm chính:
  • Mifum 0,6SL (nồng độ nano bạc là 1.000ppm) do Viện khoa học vật liệu ứng dụng đăng ký với Bộ NN & PTNT để phòng trị bệnh đạo ôn và lem lép hạt trên cây lúa với nồng độ phun 20ppm. Nồng độ phun từ 20 - 40ppm cũng đã được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng phòng trừ bệnh do nấm gấy hại trên cây hồ tiêu và cà phê, nhưng chưa có khuyến cáo về nồng độ sử dụng phun phòng trừ bệnh hại trên cây rau.
  • Endophyte nano (chứa 1.000ppm nano bạc) đã được cấp phép lưu hành tại Ukraine và được chứng nhận hợp quy tại Việt Nam theo số công bố 01/2017/CBHQ-UKR. Sản phẩm do Công ty CP nông nghiệp Việt Nam UKR phân phối, được khuyến cáo sự dụng ngâm hạt giống rau với nồng độ 0,5 - 1ppm, hoặc phun trên lá các loại rau với nồng độ 15 – 20ppm để tăng tính kích kháng và năng suất.
2.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu:
  • Phương pháp bố trí thí nghiệm: mỗi loại hạt giống rau là một thí nghiệm riêng biệt (3 thí nghiệm), mỗi thí nghiệm gồm 2 yếu tố (2 loại nano và 7 mức nồng độ) được bố trí theo kiểu lô phụ với 14 nghiệm thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi ô nghiệm thức ngâm ủ 100 hạt giống. Các yếu tố thí nghiệm gồm:
  • Loại sản phẩm nano thí nghiệm: Mifum 0,6SL (ký hiệu là A) và Endophyte Nano (ký hiệu là B)
  • Nồng độ thí nghiệm: 0ppm, 0,5ppm, 1ppm, 1,5ppm, 2ppm, 2,5ppm, và 3ppm
 
 
 
 
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ Khối 1   Khối 2   Khối 3 Dải bảo vệ
A B   B A   A B
Dải bảo vệ
0 ppm 0 ppm Dải cách ly 1,5 ppm 2 ppm Dải cách ly 0,5 ppm 1 ppm
0,5 ppm 0,5 ppm 2,5 ppm 3 ppm 2,5 ppm 2 ppm

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/12/2017 đến 01/03/2020)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1093.505 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 82.05 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 263/QĐ-SKHCN ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)