14/2014/TT-BKHCN
UBND Tỉnh Yên Bái |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm Chè Yên Bái |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Yên Bái |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Lam
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: 1.Ths.Vũ Văn Tĩnh; 2.TS. Nguyễn Hữu Phong; 3.Ths Lê Đình Chiến; 4. Ths.Nguyễn Mạnh Hà; 5.Ths. Nguyễn Hoài Thu; 6. Ths. Lương Thị Ngọc Vân; 7.KS. Nguyễn Trung Hiếu; 8. KS. Phạm Thị Thanh Tâm; 9. KS. Lưu Bá Hiên |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị sản phẩm Chè Yên Bái. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: - Nội dung 1: Khảo sát, lựa chọn địa điểm, đối tượng thực hiện nhiệm vụ. - Nội dung 2: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ theo chuỗi giá trị tại huyện Trấn Yên và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái: + Xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ với quy mô 15 ha/2 huyện. + Xây dựng mô hình chế biến sản phẩm chè xanh hữu cơ (sản phẩm thu được tối thiểu 1.000 kg chè đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng) - Nội dung 3: Xây dựng nhãn hiệu chè hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. + Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm chè hữu cơ. + Thiết kế, in ấn bao bì nhãn mác, quảng bá sản phẩm. + Tổ chức liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm chè hữu cơ. - Nội dung 4: Tập huấn kỹ thuật. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Cây công nghiệp và cây thuốc |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: - Khi áp dụng quy trình thâm canh theo tiêu chuẩn hữu cơ vào mô hình sản xuất chè giúp ổn định năng suất so với trước khi thực hiện. Áp dụng công nghệ chế biến chè chất lượng cao góp phần tăng giá trị sản phẩm chế biến. Ngoài ra, còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập, cải thiện và ổn định đời sống của người làm chè; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng cho địa phương. - Quy trình sản xuất hữu cơ sẽ giúp hệ sinh thái nương chè thay đổi rõ rệt, môi trường sản xuất và môi trường sống trong lành, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Cây chè khỏe, sinh trưởng tốt, năng suất ổn định, sản phẩm sạch. Qua đó, nâng cao sức khỏe cho chính người lao động, sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội thông qua quá trình canh tác an toàn, thân thiện môi trường. Mặt khác, do cây chè là cây trồng lâu năm, trồng với quy mô công nghiệp, có tác dụng che phủ đất cao, nên ngoài ý nghĩa giảm xói mòn rửa trôi,trồng chè còn góp phần tham gia thị trường tín chỉ Các bon trong tương lai |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập thông tin từ tài liệu, số liệu liên quan về sản xuất chè trên địa bàn huyện từ Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Chấn và Trấn Yên. - Phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Văn Chấn và Trấn Yên tiến hành khảo sát thực tế để lựa chọn địa điểm, chọn hộ có đủ điều kiện tham gia thực hiện Dự án. - Tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước tại địa điểm điều tra khảo sát, thực hiện phân tích dư lượng kim loại nặng. - Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho mô hình (bón phân, đốn cải tạo, thu hoạch búp, phòng trừ sâu bệnh,...) được áp dụng theo “Quy trình trồng, thâm canh chè theo tiêu chuẩn chè hữu cơ” (Ban hành kèm theo Quyết định số 288/QĐ-MNPB-KH ngày 03/4/2020 của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc; Quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 11041-6:2018 về chè hữu cơ.
- Đơn vị chủ trì và các hộ dân tham gia dự án tổ chức chăm sóc, quản lý sản xuất, ghi chép hồ sơ nhật ký sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 11041-6:2018; định kỳ tổ chức đánh giá nội bộ, kiểm tra sổ sách và việc thực hiện quy trình của người dân. Nộp hồ sơ xin chứng nhận mô hình thâm canh đạt tiêu chuẩn hữu cơ theo quy định của pháp luật hiện hành. - Thuê đơn vị có chức năng (được cơ quan nhà nước công nhận) chứng nhận sản xuất đạt theo tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-6:2018. - Đơn vị chứng nhận tiến hành lấy mẫu đất, nước, sản phẩm để phân tích theo quy định tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-6:2018 - Xây dựng mô hình chế biến sản phẩm chè xanh hữu cơ: Áp dụng theo Quy trình chế biến chè xanh đặc sản (theo Quyết định số 378/QĐ-CCPT-CBBQ ngày 14 tháng 12 năm 2023 của Cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn); Quy trình chế biến chè xanh thơm (theo Quyết định số 452/QĐ-MNPB-KH ngày 12/8/2019 của Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc); Quy trình chế biến hồng trà và Quy trình chế biến bạch trà (theo Quyết định 80/QĐ-TTC ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chè) - Thực hiện theo dõi đánh giá chất lượng sản phẩm của mô hình |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Báo cáo khoa học tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Dự án. - 15 ha chè được cấp chứng nhận hữu cơ. - Mô hình chế biến chè xanh hữu cơ. - Hình thành được chuỗi liên kết sản xuất chè hữu cơ - Tập huấn kỹ thuật. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: huyện Trấn Yên và Văn Chấn; quy mô 15 ha |
16 |
Thời gian thực hiện: 36 tháng (từ 19/6/2024 đến 30/5/2027) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 4470.75 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 2210 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 2260.75 triệu đồng
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 1288/QĐ-UBND ngày 19 tháng Tháng 6 năm 2024 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số 15/HĐKTKT-SKHCN ngày 19 tháng Tháng 6 năm 2024 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|