Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Yên Bái
Trung tâm nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Xác lập quyền nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Cốm nếp Tú Lệ của huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): 2024-10NV

5

Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Yên Bái

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Nguyễn Quang Huy

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Cử nhân Nguyễn Thị Hạnh; Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Thúy; Kỹ sư Mai Thị Như Trang; Thạc sĩ Nguyễn Đức Duy; Thạc sĩ Nguyễn Hồng Ngọc; Thạc sĩ Nguyễn Văn Huân; Kỹ sư Vũ Hùng Lương

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác lập quyền nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm quản lý một cách có hệ thống hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm;  Xây dựng hệ thống văn bản, công cụ quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Xác lập quyền nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nhằm quản lý một cách có hệ thống hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm;  Xây dựng hệ thống văn bản, công cụ quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Nội dung 2: Xây dựng bản thuyết minh tính chất/chất lượng đặc thù sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Nội dung 3: Xây dựng hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Nội dung 4: Xây dựng hệ thống quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Xây dựng hệ thống quảng bá, khai thác giá trị Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Nội dung 6: Hội thảo lấy ý kiến góp ý, chỉnh sửa bộ hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận và hệ thống văn bản quản lý, công cụ quảng bá sản phẩm mang Nhãn hiệu chứng nhận “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái;  Nội dung 7: Nâng cao năng lực cho người dân được hưởng lợi trong vùng Nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Nội dung 8: Triển khai thí điểm trao (cấp) quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp khác

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Nâng cao trình độ kỹ thuật chế biến sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” cho người dân tại vùng mang Nhãn hiệu chứng nhận; Sản phẩm được giới thiệu quảng bá đến người tiêu dùng tại các thị trường tiềm năng; Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” trên thị trường; Góp phần thu hút lao động và tạo việc làm cho người dân địa phương.

         

13

Phương pháp nghiên cứu:

5.1. Phương án tổ chức thực hiện: a) Cơ quan chủ trì và nhóm thực hiện Dự án kết hợp chặt chẽ với các đơn vị và cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm theo từng nội dung, tiến độ, chất lượng đặt ra và kinh phí được phê duyệt, cụ thể: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái là cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn và UBND xã Tú Lệ: điều tra, khảo sát, thu thập mẫu, tổ chức hội thảo, xây dựng và hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận; triển khai các hoạt động quản lý Nhãn hiệu chứng nhận;  Thuê khoán đơn vị thực hiện thiết kế mẫu nhãn hiệu (logo), nhãn sản phẩm, tờ rơi, poster, xây dựng bản đồ, dịch vụ hệ thống truy xuất nguồn gốc.; b) Phương án chung về chuyên môn:  Tiếp cận sở hữu trí tuệ: Nhãn hiệu cộng đồng gắn với tên địa danh là công cụ tiếp cận thị trường và tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản trong nền kinh tế thị trường và hội nhập. Xây dựng nhãn hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Nhãn hiệu còn là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế...; Tiếp cận từ dưới lên theo kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận phải dựa trên nhu cầu của chính ngươi sản xuất, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Cần có sự tham gia của họ vào tất cả quá trình xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận. Các quy trình kỹ thuật sản xuất phải kết hợp giữa kiến thức bản địa với kinh nghiệm chuyên gia; Phương pháp phân tích định tính và chuyên gia để xác định các tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm đăng ký nhãn hiệu;  Tiếp cận nghiên cứu phát triển (R&D) để phát triển sản xuất và thị trường cho sản phẩm...; Tiếp cận kế thừa: Tổng hợp các chương trình, Dự án, kết quả nghiên cứu có liên quan để rút ra các vấn đề khoa học cần giải quyết.c) Phương án cụ thể về chuyên môn:  Mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham gia các nội dung theo đúng chuyên môn; Thiết kế hệ thống nhận diện sản phẩm được tiến hành theo trình tự: lựa chọn ý tưởng, thiết kế chuyên nghiệp, tổ chức Hội nghị lựa chọn;  Các tiêu chí chất lượng sản phẩm được xây dựng dựa trên đánh giá của Hội đồng đa ngành (quản lý, khoa học) và phân tích tại phòng thí nghiệm; Quy trình kỹ thuật sản xuất được kế thừa từ kết quả của Đề án nâng cao chất lượng và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản của tỉnh hỗ trợ đã được xây dựng; 5.2. Phương án về tài chính:  Dự án sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh Yên Bái; Thực hiện khoán chi từng phần.

 

 

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

01 Bản đồ xác định phạm vi lãnh thổ tương ứng với Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù và kết quả phân tích chất lượng sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Hệ thống các văn bản quản lý và sử dụng Nhãn hiệu tập thể sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Hệ thống quảng bá Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR cho sản phẩm sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; 01 Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho sản phẩm “Cốm nếp Tú Lệ” của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Báo cáo khoa học tổng kết triển khai thực hiện nhiệm vụ.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn

16

Thời gian thực hiện: 19 tháng (từ 6/2024 đến 12/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 525 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 525 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 1037/QĐ-UBND ngày 04 tháng Tháng 6 năm 2024

19

Hợp đồng thực hiện: số 91/HĐKTKT-SKHCN ngày 05 tháng Tháng 6 năm 2024

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)