Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND Tỉnh Quảng Trị
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ trong hệ thống chính trị tỉnh Quảng Trị

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có):

5

Tên tổ chức chủ trì: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND Tỉnh Quảng Trị

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN. Phan Văn Phụng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: CN. Đỗ Trung Đức; CN. Phạm Thị Thu Hà; ThS. Phùng Xuân Hợp; ThS. Phan Thị Ngọc Phương

9

Mục tiêu nghiên cứu:

a). Mục tiêu chung:

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ trong hệ thống chính trị tỉnh nhằm mục tiêu đưa đánh giá cán bộ đi vào thực chất, hiệu quả, từng bước phản ánh đúng cán bộ

b). Mục tiêu cụ thể:

+ Điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng công tác đánh giá cán bộ, tập trung vào 02 nội dung cơ bản, gồm công tác đánh giá cán bộ hằng năm và đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển.

+ Phân tích những kết quả đã đạt được để xác định phương pháp, cách làm nào đang hiệu quả; chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.

+ Phát hiện những vấn đề nảy sinh, yêu cầu từ thực tiễn cần giải quyết, những nội dung trong các văn bản của Trung ương, của tỉnh chưa phù hợp hoặc hiệu quả chưa cao để có kiến nghị, đề xuất điều chỉnh, bổ sung.

+ Tìm ra giải pháp, cách làm mới để khắc phục những hạn chế đã chỉ ra, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

- Nội dụng 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác đánh giá cán bộ

+ Nghiên cứu các nghị quyết, quy định của Đảng về công tác đánh giá cán bộ hàng năm.

+ Nghiên cứu các nghị quyết, quy định của Đảng về công tác đánh giá cán bộ khi quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển.

- Nội dung 2: Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về công tác đánh giá cán bộ

2.1. Tổ chức điều tra, khảo sát, phỏng vấn thực tế về chất lượng công tác đánh giá cán bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị:

+ Xây dựng phương án (về địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp điều tra, khảo sát); xây dựng mẫu phiếu điều tra, khảo sát (nội dung phiếu tập trung điều tra, khảo sát 03 nội dung: Đánh giá việc triển khai thực hiện các quy định; đánh giá kết quả, chất lượng, hiệu quả; giải pháp về công tác đánh giá cán bộ).

+ Tiến hành khảo sát thực trạng công tác đánh giá cán bộ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh: Làm việc trực tiếp với 01 cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; 03 cơ quan thuộc khối chính quyền cấp tỉnh (đại diện các khối kinh tế, kỹ thuật, văn xã); 03 huyện, thị xã, thành phố; 03 xã, phường, thị trấn; 01 doanh nghiệp nhà nước. Khảo sát bằng phiếu ở 50 cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh (400 phiếu). Phỏng vấn 05 cá nhân là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ nghỉ hưu trên địa bàn. Tổng hợp, phân tích số liệu, kết quả khảo sát.

2.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác đánh giá cán bộ hằng năm:

+ Báo cáo chuyên đề 1: Việc triển khai thực hiện quy trình đánh giá cán bộ hằng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; nghiên cứu sự phù hợp giữa quy định và thực tiễn công tác đánh giá, nhất là quy trình và bộ tiêu chí đánh giá.

+ Báo cáo chuyên đề 2: Những kết quả đạt được trong đánh giá cán bộ hằng năm; nghiên cứu, so sánh giữa kết quả đánh giá và thực tế chất lượng cán bộ.

+ Báo cáo chuyên đề 3: Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, khuyết điểm trong việc đánh giá cán bộ hằng năm và nguyên nhân.

2.3. Phân tích thực trạng công tác đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển:

+ Báo cáo chuyên đề 4: Việc triển khai thực hiện quy trình đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển của các cơ quan, đơn vị, địa phương; nghiên cứu sự phù hợp giữa quy định và thực tiễn.

+ Báo cáo chuyên đề 5: Những kết quả đạt được trong đánh giá cán bộ; nghiên cứu, so sánh giữa kết quả đánh giá và nhân sự được quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển.          

+ Báo cáo chuyên đề 6: Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, khuyết điểm trong việc đánh giá cán bộ khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và nguyên nhân.

2.4. Nghiên cứu, khảo sát mô hình thực tế, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh:

+ Tổ chức đi học tập kinh nghiệm, nghiên cứu ở 02 - 03 tỉnh, thành phố trong nước. Trong đó, ưu tiên các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Quảng Trị hoặc có trình độ phát triển cao; có cách làm hiệu quả đã được chứng minh trong thực tiễn, gồm tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Phú Yên (Những địa phương này đã ban hành quy định cụ thể và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ có tính lượng hóa cao; đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đánh giá cán bộ).

+ Thu nhập thông tin, phân tích số liệu, so sánh, rút kinh nghiệm (báo cáo về kết quả học tập, nghiên cứu).

- Nội dung 3: Nghiên cứu, đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ

+ Báo cáo chuyên đề 7: Giải pháp về cơ chế, quy định

+ Báo cáo chuyên đề 8: Giải pháp về con người

+ Báo cáo chuyên đề 9: Giải pháp về khoa học, công nghệ

- Nội dung 4: Xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; hướng dẫn việc xây dựng bộ tiêu chí đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp; báo cáo kiến nghị về quy định, cơ chế, chính sách trong công tác đánh giá cán bộ

4.1. Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.

4.2. Báo cáo kiến nghị về cơ chế quy định trong công tác đánh giá cán bộ.

- Nội dung 5: Tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh

\5.1.Tổ chức 01 hội thảo khoa học cấp tỉnh lấy ý kiến các chuyên ngành, các đồng chí lãnh đạo, quản lý, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ ở Trung ương và địa phương về thực trạng và giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ.

5.2. Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí Xây dựng Đảng và Báo Quảng Trị.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Lý thuyết tổ chức; Hệ thống chính trị; Đảng chính trị

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

13

Phương pháp nghiên cứu:

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Báo cáo khoa học (báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, báo cáo kiến nghị); kết quả dự báo; mô hình; quy trình; phương pháp nghiên cứu mới; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác.

- Báo cáo tổng hợp, đánh giá kết quả điều ra, khảo sát ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh.

- Báo cáo chuyên đề 1: Việc triển khai thực hiện quy trình đánh giá cán bộ hằng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; nghiên cứu sự phù hợp giữa quy định và thực tiễn công tác đánh giá, nhất là quy trình và bộ tiêu chí đánh giá.

- Báo cáo chuyên đề 2: Những kết quả đạt được trong đánh giá cán bộ hằng năm; nghiên cứu, so sánh giữa kết quả đánh giá và thực tế chất lượng cán bộ

- Báo cáo chuyên đề 3: Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, khuyết điểm trong việc đánh giá cán bộ hằng năm và nguyên nhân.

- Báo cáo chuyên đề 4: Việc triển khai thực hiện quy trình đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển của các cơ quan, đơn vị, địa phương; nghiên cứu sự phù hợp giữa quy định và thực tiễn.

- Báo cáo chuyên đề 5: Những kết quả đạt được trong đánh giá cán bộ; nghiên cứu, so sánh giữa kết quả đánh giá và nhân sự được quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển.

- Báo cáo chuyên đề 6: Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, khuyết điểm trong việc đánh giá cán bộ khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và nguyên nhân.

- Báo cáo chuyên đề 7: Giải pháp về cơ chế, quy định

- Báo cáo chuyên đề 8: Giải pháp về con người

- Báo cáo chuyên đề 9: Giải pháp về khoa học, công nghệ

- Báo cáo về kết quả học tập kinh nghiệm ở các tỉnh, thành phố

- Báo cáo kiến nghị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Chính trị

- Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ (đánh giá cán bộ hằng năm và đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển).

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để Ban Tổ chức Tỉnh ủy nghiên cứu, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các chủ trương, quy định mới hoặc điều chỉnh, bổ sung các quy định hiện này về công tác đánh giá cán bộ hằng năm, về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Trong đó, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy các căn cứ để xác định được quy trình, phương pháp, cách làm, tiêu chí đánh giá cán bộ như thế nào là phù hợp và tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

16

Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ 01/12/2023 đến 30/12/2024)

17

Kinh phí được phê duyệt: 335.000 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 335.000 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số 3072/QĐ-UBND ngày 18 tháng Tháng 12 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số 03/2023/ĐTCT ngày 25 tháng Tháng 12 năm 2023

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)