Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Cần Thơ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Trồng thử nghiệm một số giống cây ăn trái cải tạo vườn tạp trong điều kiện khô hạn tại tỉnh Trà Vinh

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT.NN.02-2024

5

Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: Lê Vĩnh Thúc

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Hồng Huế; TS. Trần Hữu Phúc; PGS.TS. Nguyễn Quốc Khương; TS. Trần Thị Bích Vân; TS. Lã Cao Thắng; ThS. Đoàn Minh Khang; ThS. Trần Trọng Khôi Nguyên; KS. Phạm Văn Kha; ThS. Cao Thị Như

9

Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu tổng quát: Chọn ra được một số giống cây ăn trái phát triển tốt, cho hiệu quả trong điều kiện khô hạn để cải tạo vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá được hiện trạng vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh.

+ Chọn được ít nhất 02 loại cây ăn trái cho năng suất và hiệu quả kinh tế trong điều kiện khô hạn tại tỉnh Trà Vinh.

+ Xây dựng được 02 mô hình trồng cây ăn trái tương ứng 02 loại giống cây được chọn thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh (01 mô hình x 02 lần lặp lại x 1000m2).

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

- Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng vườn tạp (vườn có hiệu quả kinh tế thấp) và phân tích hiệu quả của các giống cây trồng hiện có tại Trà Vinh.

- Nội dung 2: Xác định địa điểm và xây dựng qui trình thử nghiệm mô hình trồng cây ăn trái chịu hạn thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh.

- Nội dung 3: Xây dựng mô hình và hoàn thiện quy trình canh tác giống cây ăn trái chịu hạn thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững tại tỉnh Trà Vinh.

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Kết quả nghiên cứu giúp giảm diện tích vườn tạp; Tăng thu nhập cho nông dân; Tìm ra giống cây trồng phù hợp với điều kiện khô hạn; định hướng các giống cây trồng chủ lực, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, phì nhiêu đất của các vùng sinh thái đa dạng của tỉnh Trà Vinh, góp phần nâng cao hiệu quả canh tác cây trồng, bảo vệ môi trường đất trước sự biến đổi của khí hậu (khô hạn, xâm nhập mặn,...)

13

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu:

* Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng vườn tạp (vườn có hiệu quả kinh tế thấp) và phân tích hiệu quả của các giống cây trồng hiện có tại Trà Vinh

Công việc 1.1: Điều tra khảo sát hiện trạng sử dụng vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh.

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập các thông tin, dữ liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên-khí hậu, chế độ thủy văn, các mô hình canh tác hiện tại, các số liệu kinh tế - xã hội, định hướng phát triển kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu, các bản đồ hành chính, sử dụng đất,... từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT), Phòng NN&PTNT huyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh làm cơ sở chọn điểm nghiên cứu điển hình. Sau đó, khoanh vùng, xác định địa điểm điều tra, khối lượng công việc, xử lý thông tin và thiết lập phiếu câu hỏi trước khi tiến hành điều tra.

- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Đề tài sử dụng phương pháp đánh gia nhanh có sự tham gia cộng đồng (PRA) ở cấp độ chuyên gia và nông hộ và phương pháp điều tra thực địa:

+ Đánh giá nhanh có sự tham gia cộng đồng (PRA) ở cấp độ chuyên gia: Tổ chức phỏng vấn sâu, thu thập thông tin 29 cán bộ (tập trung 07 Huyện, Thị xã, Thành phố trên địa bàn tỉnh có diện tích vườn tạp lớn như sau: TP. Trà Vinh, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải và Tx. Duyên Hải. Trong đó:

+ Cấp xã: 03 người. Tổng 21 người. (03 người/ xã; mỗi huyện 01 xã, cán bộ phụ trách Nông nghiệp ở cấp xã và có am hiểu về vườn tạp);

+ Cấp huyện: 01 người/huyện. Tổng 07 người ( Cán bộ phụ Trách nông nghiệp huyện);

+ Cấp tỉnh: 01 người (cán bộ trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn);

+ Thời gian thực hiện: dự kiến phỏng vấn chuyên sâu 1 đối tượng/ ngày.

+ Điều tra thực địa: Điều tra hiện trạng sản xuất của nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẳn về thông tin hộ, mục đích sử dụng đất, hiện trạng canh tác, nhu cầu cải tạo vườn tạp, chính sách, cơ sở hạ tầng nông thôn…

Tổng cộng 210 phiếu. Điều tra tại 07 Huyện, Thị xã, Thành phố trên địa bàn tỉnh có diện tích vườn tạp lớn như sau: TP. Trà Vinh (30 phiếu), Cầu Kè  (30 phiếu), Châu Thành (30 phiếu), Trà Cú (30 phiếu), Cầu Ngang (30 phiếu), Duyên Hải (30 phiếu), Tx. Duyên Hải (30 phiếu).

* Phương pháp phân tích số liệu: Dữ liệu thu thập từ điều tra thực tế được tổng hợp trên Exel. Các con số thống kê mô tả được sử dụng để giải thích thực tiễn các loại cây trồng chính hiện có trong các loại vườn tạp tại Trà Vinh.

- Phương pháp thống kê phân tích: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để tính toán thống kê các kết quả định lượng, phân tích phương sai ANOVA để tìm sự khác biệt giữa các mô hình, so sánh các cặp trung bình bằng phương pháp kiểm định Duncan.

Công việc 1.2: Phân tích hiện trạng vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh

* Phương pháp thống kê mô tả

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các yếu tố  hiện trạng sản xuất vườn tạp (vườn có hiệu quả kinh tế thấp) từ các nguồn lực nông hộ nhằm làm nổi bật thực trạng sản xuất các giống cây ăn trái hiện có trong vườn tạp tại địa phương

* Phương pháp xử lý dữ liệu điều tra:

- Phương pháp phân tích SWOT (Strengths-Weaknesses-Opportunities-Threats): là công cụ đắc lực của phương pháp PRA được sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về nguồn lực và tiềm năng phát triển trên các phương diện tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên, tình hình phát kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương. Kết quả của việc phân tích SWOT là một kênh thông tin quan trọng để hỗ trợ phân tích vấn đề, lựa chọn giải pháp, lập kế hoạch, đánh giá chất lượng và hỗ trợ ra quyết định.

* Điểm mạnh (Strengths - S): điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp phần phát triển tốt hơn (trong hiện tại).

* Điểm yếu (Weaknesses - W): các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp hạn chế phát triển (trong hiện tại).

* Cơ hội (Opportunities - O): những phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hóa sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được, cơ hội hợp tác, chính sách hỗ trợ (trong tương lai).

* Thách thức (Threats - T): những yếu tố có khả năng tạo ra những kết quả xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển (trong tương lai).

- Phương pháp thống kê, phân tích:

+ Sử dụng phân tích thống kê mô tả, phân tích phương sai, phân tích so sánh các mô hình canh tác, phương pháp phân tích ma trận SWOT dùng để xác định những thuận lợi, khó khăn các kiểu sử dụng đất, các mô hình canh tác.

+ Thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi sử dụng đất nông nghiệp và những thông tin kinh tế xã hội và môi trường giữa các mô hình sử dụng đất và phân tích chuỗi biến động giá trị của sản phẩm.

* Nội dung 2: Xác định địa điểm và xây dựng qui trình thử nghiệm mô hình trồng cây ăn trái chịu hạn thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh  

Công việc 2.1: Chọn và xác định địa điểm triển khai thực nghiệm 02 mô hình trồng 02 giống cây ăn trái.

- Phương pháp chọn địa điểm/hộ thực hiện mô hình: Kế thừa kết quả từ Nội dung 1, đề tài tập trung chọn địa điểm thử nghiệm có một trong những đặc điểm đặc trưng sau:

+ Vườn trồng lẫn lộn nhiều loại cây ăn trái, vị trí trồng bố trí tùy tiện, sử dụng không gian không hợp lý.

+ Vườn chỉ có 1-2 chủng loại cây ăn trái, nhưng chất lượng giống không tốt.

+ Vườn đã được trồng 1-2 chủng loại cây ăn trái đủ tiêu chuẩn về giống song việc đầu tư, chăm sóc, bón phân, tưới nước, quản lý vườn cây không đúng kỹ thuật, dẫn đến cây trong vườn sinh trưởng kém, chậm ra hoa, kém đậu quả, sâu bệnh phát sinh không được phòng trừ kịp thời dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém.

- Diện tích thực hiện mô hình: 0,2 hecta/mô hình. Tổng diện tích thực hiện mô hình là 0,4 hecta.

Công việc 2.2: Khảo sát hiện trạng dinh dưỡng đất tại địa điểm được chọn thực hiện mô hình trồng 02 giống cây ăn trái.

Nội dung thực hiện: Chọn điểm khảo sát và tiến hành thu mẫu. Lấy mẫu đất phân tích với trọng lượng từ 1- 1,5 kg/mẫu đất.

- Địa điểm: 04 địa điểm thực hiện mô hình được chọn trong Công việc 2.1

-  Cách lấy mẫu: Mẫu đất được lấy bằng khoan tay ở độ sâu 0-50 cm, tại 5 vị trí là bốn góc và ở giữa của mỗi vườn, sau đó trộn đều 5 mẫu này thành 01 mẫu đại diện cho 01 lần lặp lại của mô hình. Việc lấy mẫu đất phân tích được thực hiện ở hai thời điểm: trước khi cải tạo vườn để đánh giá hiện trạng đất và sau khi hoàn thành quá trình cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn trái để đánh giá tác động của những biện pháp kỹ thuật đến việc cải tạo các yếu tố về đất.

- Số lượng mẫu:

+ Đầu vụ: 04 mẫu đất (1 mẫu gộp/ 1 địa điểm).

+ Cuối vụ: 04 mẫu đất (1 mẫu gộp/1 địa điểm).

- Phương pháp lấy mẫu:

* Phân tích đất đầu vụ:

+ Lấy mẫu theo tầng có độ sâu từ 0-50 cm: Phân tích 10 chỉ tiêu bao gồm: pHH2O, Chất hữu cơ, N tổng số, P tổng số, P dễ tiêu, Cation trao đổi (K+, Ca2+, Mg2+), Thành phần cơ giới và Độ xốp (Bảng 4). Số mẫu cần phân tích là 04 mẫu đất.

+ Phân tích sinh học mẫu đất: Mật số vi sinh vật gồm 03 chỉ tiêu gồm: tổng mật số vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn ban đầu trong các mẫu đất được xác định theo phương pháp hòa loãng của Ian and Charles (2004). Sau khi trải dịch vi khuẩn lên bề mặt, các đĩa môi trường nuôi cấy được đặt vào túi nilon và ủ ở nhiệt độ phòng. Số khuẩn lạc đếm được trên bề mặt đĩa sau 3 ngày ủ sẽ được quy đổi theo hệ số pha loãng và thể tích hút để xác định mật số vi khuẩn ban đầu của các mẫu đất. Số lượng mẫu phân tích sinh học đất là: 04 mẫu đất.

Tổng số lượng chỉ tiêu cần phân tích hoá học và sinh học đất là 52 chỉ tiêu.

- Bảo quản mẫu đất: Mẫu đất được lấy cho vào túi nilon (có 2 lớp bao/túi lấy mẫu), có nhãn ghi số phẫu diện, ký hiệu tầng đất, độ sâu lấy mẫu, địa điểm, tọa độ, tên người lấy và các thông tin khác. Đồng thời ghi nhận thêm các thông tin trong phiếu ghi thông tin lấy mẫu đất đính kèm với bản mô tả phẫu diện đất.

- Báo cáo phân tích hiện trạng dinh dưỡng đất tại các địa điểm thực hiện mô hình.

* Phân tích các chỉ số cải thiện đất cuối vụ:

- Độ tơi xốp (độ nén dẻ), dinh dưỡng cơ bản của đất (N tổng số, P tổng số, P trao đổi, K trao đổi, Ca, Mg, pH, hàm lượng chất hữu cơ sau khi thí nghiệm (04 mẫu đất). Như vậy thử nghiệm này tổng cộng có (04 mẫu đất x 10 chỉ tiêu/mẫu) =   40 chỉ tiêu.

+ Phân tích sinh học mẫu đất: Mật số vi sinh vật gồm 03 chỉ tiêu gồm: tổng mật số vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn ban đầu trong các mẫu đất được xác định theo phương pháp hòa loãng của Ian and Charles (2004). Sau khi trải dịch vi khuẩn lên bề mặt, các đĩa môi trường nuôi cấy được đặt vào túi nilon và ủ ở nhiệt độ phòng. Số khuẩn lạc đếm được trên bề mặt đĩa sau 3 ngày ủ sẽ được quy đổi theo hệ số pha loãng và thể tích hút để xác định mật số vi khuẩn ban đầu của các mẫu đất. Tổng số lượng mẫu phân tích sinh học đất là: 3 chỉ tiêu x 04 mẫu đất = 12 chỉ tiêu.

 

Công việc 2.3: Xây dựng quy trình canh tác 02 giống cây ăn trái thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh.

Địa điểm: huyện Cầu Kè và Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh

- Phương pháp thực hiện:

  • Cơ sở thử nghiệm:

+ Cải tạo suy thoái đất: (cải tạo độ tơi xốp, hàm lượng hữu cơ và những dinh dưỡng thiết yếu (có khả năng bị thiếu)). Phân hữu cơ được đánh giá rất tốt cho cây trồng nhưng liều lượng bón như thế nào cho từng loại cây trồng, phù hợp từng loại đất thì cần được nghiên cứu. Việc áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước (tưới phun mưa) cho cây trồng đã được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu ứng dụng nên cần phối hợp nhiều nghiệm thức, để tìm ra nghiệm thức phù hợp nhất cho vùng trồng.

+ Mương líp: Thiết kế kích thước mương liếp cải tạo vườn tạp phù hợp để hạn chế ảnh hưởng của hạn.

+ Xử lý đất: Xới xáo, phá váng đất mặt định kỳ giúp đất thông thoáng, hạn chế các tác động có khả năng làm chặt đất liếp (đi lại, vận chuyển).

+ Trồng xen: Áp dụng trồng xen che phủ đất liếp (cây họ đậu), tận dụng dư thừa thực vật bổ sung chất hữu cơ cho đất.

+ Tưới tiêu: Áp dụng chế độ tưới tiêu hợp lý (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt) để cung cấp nước cho cây, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng, tiết kiệm nước trong điều kiện biến đổi khí hậu.

+ Quản lý cỏ dại: Giữ cỏ vườn hợp lý để giúp duy trì độ thông thoáng và ẩm độ của lớp đất sâu.

+ Quản lý nguồn hữu cơ: Cung cấp chất hữu cơ (phân chuồng, hữu cơ khoáng) để tăng độ xốp, thấm nước, thông khí, nâng cao khả năng chứa nước của đất, duy trì mức độ carbon phù hợp trong đất giúp tăng hoạt động của vi sinh vật đất.

+ Bón vôi cải tạo đất: Bón vôi, Mg định kỳ để giúp cải thiện pH đất, cung cấp thêm Calci, Mg cho cây.

+ Đánh giá định kỳ: Kiểm tra định kỳ độ pH, EC của đất để theo dõi diễn biến độ phì đất liếp.

  • Phương pháp cải tiến kỹ thuật canh tác

+ Cung cấp dinh dưỡng (NPK, trung lượng, vi lượng) một cách cân đối để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây.

+ Áp dụng các biện pháp xử lý ra hoa theo hướng sử dụng phân bón, điều tiết nước.

+ Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai (nuôi trồng xen), sử dụng lao động hợp lý trong các mô hình vườn cây ăn trái trong vườn tạp (vườn có hiệu quả kinh tế thấp).

  • Phương pháp quản lý dịch hại

+ Quản lý, phòng trị trị sâu bệnh theo hướng an toàn sinh học (sử dụng chế phẩm kích kháng, bao trái, ánh sáng,...), nhất là đối với một số loại sâu bệnh quan trọng như bệnh thán thư, thối trái/rễ trên cây, sâu đục trái, sâu ăn bông xoài, sâu đục trái xoài; rệp sáp, nhện đỏ….

+ Quản lý dinh dưỡng: Duy trì mức độ dinh dưỡng trong đất và độ pH đất trong phạm vi thích hợp để giảm khả năng cây thiếu hoặc dư thừa dinh dưỡng dễ mẫn cảm với sâu bệnh.

+ Tăng sự chống chịu cho cây trồng: Cung cấp chất hữu cơ định kỳ để cải thiện tính chất vật lý đất, tạo môi trường sống thích hợp cho nấm, vi khuẩn có lợi trong đất, kích kháng đối với bệnh hại.

* Nội dung 3: Xây dựng mô hình và hoàn thiện quy trình canh tác giống cây ăn trái chịu hạn thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững tại tỉnh Trà Vinh.

Công việc 3.1: Xây dựng 02 mô hình thử nghiệm trồng 02 loại cây Xoài và Nhãn thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh

Phương pháp cải tạo: Trồng mới 02 nhóm cây Xoài và Nhãn tại 02 địa điểm khách nhau

Địa điểm: Thực hiện trên 02 huyện Cầu Kè và Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.

- Các yếu tố kỹ thuật cải tạo chung:

+  Dọn dẹp, xẻ mương và lên líp:  Vườn được chọn thực hiện mô hình sẽ được tiến hành dọn dẹp, loại có các cây tạp hiện có ( Bao gồm cây tạp không có giá trị và cỏ cũng như  các yếu tố khác có trong vườn không phù hợp để phát triển vườn cây ăn trái) . Sau đó tiến hành xẻ mương  và lên líp cho phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật để trồng cây ăn . (Dự kiến tổng thời gian thực hiện  là 16 ngày công lao động)

+ Đào hố , bón lót, trồng cây:  Sau kho dọn dẹp , xẻ mương và lên líp hoàn chỉnh, vườn cây ăn trái cơ bản đã đủ điều kiện để cho công tác cải tạo. Tiến hành đấp mô theo quy cách được miên tả trên Bảng 5. Và tiến hành bón lót  cho các  gốc tạo điều kiện phù hợp cho cây phát triển với  10-15kg phân chuồng hoai mục, 300-500g NPK và 300-500g phân lân  được bổ sung trong giai đoạn này (Tổng số ngày công nhóm nghiên cứu dự tính thực hiện cho nội dung này là 30 ngày).

+ Xử lý tạo mần hoa: Mầm hoa sẽ được xử lý 4 lần để tạo mần hoa; lần 1 phun MKP 0.5%, lần 2 phun MKP 1% lần 3 phun MKP 1.5% lần 4 phun 10-60-10 0.5%. mỗi lần phun các nhau từ 7-10 ngày. Tuỳ vào điều kiện thực tế của cây có thể tăng số lần phun MKP lên 1-2 lần ở nồng độ 1 và 1.5%. Tổng thời gian thực hiện nôi dung này nhóm nghiên cứu dự tính thực hiện trong 16 ngày công lao động.

+ Xử lý ra hoa: Mầm hoa sau khi  đã đủ điều kiện  ra hoa tiến hành phun KNO3 để giúp cây ra hoa, bên cạnh đó sử dụng paclobutrazole và Brasinoline để ức chế sinh trưởng  tạo điều kiện cho cây ra hoa đồng loạt  với tổng số lần phun  là 3 lần với các bồng độ từ thấp đến cao dần để kích thích mầm hoa ( tổng số ngày công lao động thực hiện là  12 ngày công).

- Mô hình  trồng cây Xoài (0,2 hecta): thực hiện trên 02 huyện Cầu Kè và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, diện tích 1.000 m2/huyện.

+ Trồng mới: 300 cây/hecta. Tổng số cây trồng mới của mô hình là 300 cây x 0,2 hecta = 60 cây. Tỉ lệ sống yêu cầu là 95%, tỉ lệ trồng dặm 5% tổng số cây ( 3 cây)

+ Áp dụng khoảng cách trồng: 5 m x 5 m.

+ Trong quá trình phát triển của cây cần bổ sung phân bón để giúp cây có đủ dinh dưỡng phát triển, bên cạnh đó ở giai đoạn ra hoa đậu trái cũng cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt nhất và đảm bảo năng suất cây trồng; Bên cạnh đó cần sử dụng Thuốc BVTV để phòng ngừa sâu bệnh gây hại trên xoài. Hằng năm cần bổ sung thêm phân bón cho cây để cây phát triển với định lượng như trong Bảng 6.

+ Trước khi bón phân cần xới đất quanh gốc theo tán cây.

+ Tủ rơm khô, cỏ khô,… lên mô cách gốc 20 cm để giữ ẩm, hạn chế hồ mặt.

+ Bón phân hữu cơ khoáng, chế phẩm vi sinh…

+ Xử lý Trichoderma để phòng trị tuyến trùng

+ Cắt tỉa tạo tán.

Giai đoạn xử lý ra hoa (có điều chỉnh theo tình hình thực tế của cây)

Trước khi xử lý ra hoa, tạo mầm hoa (4 lần phun)

+ Khi cơi đọt được 30 ngày tuổi (lá cứng lụa) bón phân thúc hình thành mầm hoa (NPK tỷ lệ 10-30-20) 2 DAP:1 KCl, lân nung chảy.

+ Phun MKP (0-52-34) 0,5-2% (3 lần), 10-60-10 0,1-0,2 % (1 lần) để giúp lá non mau thành thục và tạo mầm hoa (lần lược 7 ngày/lần).

+ Tưới nước 1-2 ngày/lần trong 5-7 ngày. Sau đó xiết nước (cắt nước) 3 tuần (21 ngày, tùy thuộc vào loại đất mà thời gian xiết nước dài ngắn khác nhau) cho đến khi thấy mầm hoa phân hóa rõ mới tưới lại.

+ Có thể kết hợp với biện pháp xới đất quanh tán cây để giúp đất mau khô và tạo sốc (stress) thúc đẩy quá trình hình thành mầm hoa.

Xử lý ra hoa

Kích thích trổ hoa có hiệu quả khi:

Lá của chồi ngọn có 2 mép dợn sóng, xòe ra không còn túm như đọt còn non.

Chồi ngọn phát triển, định sinh trưởng nhô cao.

+ Phun KNO3 2-2,5% (2 lần), Brassinosteroid và Paclobutrazole (1 lần) để kích thích ra hoa.

+Tưới nước 2 ngày/lần, 4-5 ngày sau bón phân NPK tỷ lệ 20-20-10 (2 Urea:3DAP:1 KCl) để sớm phát triển cành cây và nụ hoa.

+ Khi cây ra hoa cần giảm nhịp độ tưới (nhằm hạn chế đọt non) để đậu trái thuận lợi.

+ Phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh (đặt biệt là bệnh thán thư).

+ Trước khi hoa nở phun Botrac ( nếu cần) để tăng đậu trái.

+ Trong giai đoạn hoa phát triển không sử dụng các loại thuốc nhũ dầu vì có ảnh hưởng đến hoa.

+ Không phun thuốc BVTV trong giai đoạn hoa nở.

+ Trong mùa mưa cần chú ý phòng ngừa bệnh thán thư làm rụng bông.

+ Đánh giá tác động môi trường trong thâm canh cây xoài để quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường. Các chỉ tiêu đánh giá gồm có Ấm lên toàn cầu, Chua hóa và Phú dưỡng hóa.

+ Đánh giá, so sánh hiệu quả của mô hình về năng suất, hiệu quả kinh tế với mô hình canh tác xoài trong vườn tạp.

- Mô hình  trồng cây  Nhãn (0,2 hecta): thực hiện trên 02 huyện Cầu Kè và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, diện tích 1.000 m2/huyện.

+ Trồng mới: 300 cây/hecta. Tổng số cây trồng mới của mô hình là 300 cây x 0,2 hecta = 60 cây.

+ Áp dụng khoảng cách trồng hợp lý: 5 m x 5 m.

+ Trong quá trình phát triển của cây cần bổ sung phân bón để giúp cây có đủ dinh dưỡng phát triển, bên cạnh đó ở giai đoạn ra hoa đậu trái cũng cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt nhất và đảm bảo năng suất cây trồng; Bên cạnh đó cần sử dụng Thuốc BVTV để phòng ngừa sâu bệnh gây hại trên nhãn.

+ Trước khi bón phân cần xới đất quanh gốc theo tán cây.

+ Tủ rơm khô, cỏ khô,… lên mô cách gốc 20 cm để giữ ẩm, hạn chế hồ mặt.

+ Bón phân hữu cơ khoáng, chế phẩm vi sinh…

+ Xử lý Trichoderma để phòng trừ tuyến trùng.

+ Thuốc đặc trị nhện lông nhung.

+ Cắt tỉa tạo tán: cắt bỏ những cành quá dài, cành gần mặt đất để tán cây gọn lại. Ở mỗi cơi đọt, cần cắt bỏ những cành vượt trong thân và những chồi vô hiệu.

Giai đoạn xử lý ra hoa (có điều chỉnh theo tình hình thực tế của cây)

Trước khi xử lý ra hoa

+ Khi cơi đọt thứ 3 được 30 ngày tuổi: bón 0,5 kg/cây phân DAP + KCl (tỷ l:1). (1-2,5-3,3) (tuỳ vào điều kiện phát triển của cây)

+ Khoảng 7 ngày trước khi xử lý ra hoa: phun MKP (0-52-34) 3 lần với các nồng độ lần lượt là 0.5%, 1% và 1.5%  sau đó phu 10-60-10 với nồng độ 0.5% (1 lần). các lần phun cách nhau 7-10 ngày.

Xử lý ra hoa

+ Khi lá non của cơi đọt thứ 3 có màu xanh nhạt chuyển sang màu xanh đậm (khoảng 40-45 ngày tuổi) tưới gốc paclobutrazole cho mỗi mét vuông đường kính tán (tuỳ đường kính mà tính lượng thuốc sử dụng với liề paclobutrazole 10%) sử dụng 1 lần. Liều lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào mùa vụ, tình trạng sinh trưởng của cây. Phun KNO3 cho ướt bề mặt lá với liều 150-200g/10 lít nước phun 2 lần kết hợp với Brassinoline để tăng hiệu quả.

- Đánh giá tác động môi trường trong thâm canh cây nhãn để quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Đánh giá, so sánh hiệu quả của mô hình về năng suất, hiệu quả kinh tế với mô hình canh tác Nhãn truyền thống.

* Theo dõi 02 mô hình thử nghiệm trồng 02  giống cây Xoài và Nhãn

Chỉ tiêu theo dõi định kỳ:  (Trong đó: nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Cần Thơ thực hiện theo dõi 2 lần/tháng; thành viên thực hiện đề tài tại địa phương thực hiện theo dõi 2 lần/tháng)

- Độ ẩm đất (%): Theo dõi định kỳ 4 lần/tháng trên 120 cây chỉ tiêu, quan sát (60 cây Xoài và 60 cây Nhãn ở 02 huyện Cầu Kè và Cầu Ngang). Độ ẩm đất đo ở 2 tầng (15 cm và 30 cm), nhằm điều chỉnh lượng nước tưới (120 cây chỉ tiêu x 2 tầng = 240 mẫu đo/lần); đánh giá về sự sinh trưởng và phát triển của cây (biểu hiện dinh dưỡng trên cây), tình hình sâu, bệnh trong vườn (chỉ ghi nhận và phun thuốc khi vượt ngưỡng cho phép), cắt bỏ những cành, lá bị sâu bệnh.

- Chỉ số pH đất, pH nước tưới, EC nước tưới và chỉ số SPAD trên lá: đo 1 tháng/lần.

- Lấy chỉ tiêu sinh trưởng của cây (định kỳ 04 lần/năm):

+ Số cơi đọt/cây;

+ Chiều dài cơi đọt;

+ Số lá/cơi đọt;

+ Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh chồi cao nhất của cây;

+ Chiều rộng tán cây (cm): đo từ hai chóp lá rộng nhất của cây;

- Lấy chỉ tiêu về năng suất và chất lượng:

+ Tỷ lệ đậu trái (%): Chọn mỗi cây 15 phát hoa (hoặc đường chéo 15 cây) (loại phát hoa có lá, chỉ có 1 hoa/phát). Ghi nhận 30 ngày sau khi đậu trái và khi thu hoạch. Quy ra % đậu trái.

+ Số trái/cây: đếm tổng số trái/cây

+ Năng suất trái: lấy tổng số trái/cây x trọng lượng trung bình của mẫu.

+ Số ngày công lao động: 2 chỉ tiêu x 3 ngày/ chỉ tiêu= 12 ngày.

- Chất lượng trái: Chọn mỗi cây Xoài 5 trái chín/cây (15 cây) và Nhãn 0.5  kg/cây (15 cây)

+ Khối lượng trái (g), đường kính và chiều cao trái, trọng lượng hột;

+ Màu sắc trái chính, độ dày vỏ, trọng lượng vỏ;

+ Khối lượng phần ăn được (g), tỷ lệ phần ăn được (%);

+ Số ngày công lao động: 9 chỉ tiêu x 2 ngày/ chỉ tiêu = 12 ngày

- Phân tích chất lượng trái: 04 mẫu x 3 lặp lại = 12 mẫu

+ Độ Brix (%) (Tan et al., 2019);

+ Vitamin C (acid ascorbic) dịch trái (mg/100g) (Nguyễn Minh Chơn và ctv., 2005).

+ Độ pH dịch trái;

+ Hàm lượng chất khô;

+ Hàm lượng acid tổng (TA);

+ Hàm lượng nước;

+ Đường tổng số.

Phương pháp lấy và trữ mẫu đất tương tự phương pháp lấy mẫu trong Nội dung 2.

Công việc 3.2: Hoàn thiện quy trình canh tác giống cây ăn trái chịu hạn thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh.

Phương pháp tổng hợp, đánh giá và phân tích để hoàn thiện quy trình canh tác và phương pháp cải tạo vườn tạp thành vườn trồng cây ăn trái chịu hạn thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh.

* Viết báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

Dựa vào kết quả thực hiện các nội dung sau để tiến hành tổng hợp viết báo cáo kết quả đề tài:

  1. Đánh giá hiện trạng vườn tạp (vườn có hiệu quả kinh tế thấp) và phân tích hiệu quả của các giống cây trồng hiện có tại Trà Vinh.
  2. Xác định địa điểm thử nghiệm mô hình trồng cây ăn trái chịu hạn thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh.

Hoàn thiện quy trình canh tác và phương pháp cải tạo vườn tạp thành vườn trồng cây ăn trái chịu hạn thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

- Báo cáo đánh giá hiện trạng vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh.

- Báo cáo kết quả xây dựng 02 mô hình trồng cây ăn trái thích nghi với điều kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh.

-  Mô hình canh tác cây ăn trái.

- Quy trình canh tác 02 giống cây ăn trái chịu hạn thích nghi với điêu kiện vườn tạp tại tỉnh Trà Vinh

- Bài báo khoa học.

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ KHCN Trà Vinh: tiếp nhận các quy trình, phương pháp cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn trái cho năng suất và hiệu quả kinh tế để tiếp tục triển khai nhân rộng khi đề tài kết thúc. Phòng NN&PTNT huyện Cầu Kè, Cầu Ngang, Duyên Hải, Tp. Trà Vinh, Châu Thành, Trà Cú và TX. Duyên Hải tiếp tục nhân rộng mô hình từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN phân bổ về cho địa phương và lồng ghép vào các chương trình khác của huyện.

16

Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ 01/02/2024 đến 30/01/2027)

17

Kinh phí được phê duyệt: 876,973 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 786,753 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 90,220 triệu đồng

18

Quyết định phê duyệt: số 2083/QĐ-UBND ngày 29 tháng Tháng 12 năm 2023

19

Hợp đồng thực hiện: số 03/HĐ-SKHCN ngày 01 tháng Tháng 2 năm 2024

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)