14/2014/TT-BKHCN
UBND TP. Hà Nội |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì” của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT/20-2023-3 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: Ths Hoàng Hữu Nội
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Ks. Nguyễn Viết Đông Ths. Bùi Kim Đồng Ths. Hà Trần Mạnh Hùng Ths. Hoàng Thị Thu Huyền Ks. Ngô Trung Kiên Ks. Nguyễn Thị Hồng Ngân CN. Trịnh Thị Bảo Linh |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung Đăng ký bảo hộ và quản lý NHCN “Du lịch Ba Vì” góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch theo định hướng du lịch xanh gắn với nông nghiệp và nông thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa một cách bền vững, xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. 2. Mục tiêu cụ thể - NHCN “Du lịch Ba Vì” của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội được bảo hộ; - Xây dựng được hệ thống văn bản và công cụ quản lý NHCN “Du lịch Ba Vì”; - Xây dựng được mô hình thí điểm quản lý NHCN “Du lịch Ba Vì”. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1. Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch Ba Vì Nội dung 2. Xây dựng, hoàn thiện và nộp hồ sơ NHCN “Du lịch Ba Vì” cho các sản phẩm/dịch vụ du lịch của huyện Ba Vì Nội dung 3. Xây dựng hệ thống các văn bản và công cụ quản lý NHCN “Du lịch Ba Vì” Nội dung 4. Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu các dịch vụ du lịch được bảo hộ NHCN “Du lịch Ba Vì” Nội dung 5. Xây dựng mô hình thí điểm quản lý NHCN “Du lịch Ba Vì” Nội dung 6. Tập huấn về nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì” Nội dung 7. Báo cáo đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 1. Hiệu quả về xã hội - Nâng cao khả năng nhận diện, uy tín và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm/dịch vụ du lịch mang NHCN “Du lịch Ba Vì” trên thị trường. - Góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương, bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Người dân địa phương được hướng dẫn kỹ năng về khai thác và phát triển du lịch cộng đồng gắn với NN-NT; các kiến thức về quản lý và khai thác TSTT du lịch; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương pháp phát triển thị trường; được tạo điều kiện kết nối với thị trường du lịch thông qua các hoạt động giới thiệu và quảng bá hình ảnh “Du lịch Ba Vì”; - Khách du lịch được sử dụng các sản phẩm/dịch vụ du lịch mang nhãn hiệu “Du lịch Ba Vì” đảm bảo chất lượng do cộng đồng tổ chức thực hiện, quản lý. 2. Hiệu quả kinh tế - Nâng cao trình độ và kỹ năng phát triển du lịch cộng đồng gắn với NN-NT cho người dân của huyện Ba Vì. - Sản phẩm/dịch vụ du lịch của huyện Ba Vì được giới thiệu quảng bá đến khách du lịch tại nội thành thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận sẽ góp phần nâng cao thu nhập và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. - Góp phần tạo thêm cơ hội việc làm, cung cấp thêm các dịch vụ mới cho người dân, tái cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Vì. - Kinh nghiệm của nhiệm vụ có thể dùng làm tài liệu để tham khảo, áp dụng cho việc xây dựng, quản lý và phát triển TSTT cho lĩnh vực du lịch của thành phố Hà Nội. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: Phương án triển khai nhiệm vụ 1. Phương án tổ chức thực hiện: - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nội dung của nhiệm vụ: Điều hành, phối hợp với các đơn vị và các cá nhân có kinh nghiệm theo từng nội dung, tiến độ, chất lượng đặt ra và kinh phí được phê duyệt; Theo dõi, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt thường xuyên và định kỳ để kịp thời xử lý và giải quyết. - Chủ nhiệm, thư ký khoa học, các thành viên phối hợp thực hiện các nội dung theo tiến độ được phê duyệt. - Sở Du lịch Hà Nội: phối hợp xác định loại hình, sản phẩm/du lịch xanh mang NHCN “Du lịch Ba Vì”. - UBND huyện Ba Vì, phòng Văn hóa và thông tin, phòng Kinh tế huyện Ba Vì, UBND các xã/thị trấn phối hợp xác định các loại hình, sản phẩm/dịch vụ du lịch xanh, xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng các sản phẩm/dịch vụ du lịch xanh mang nhãn hiệu “Du lịch Ba Vì”; phổ biến và tuyên truyền ý nghĩa của nhiệm vụ cho cộng đồng. - Cộng đồng các chủ thể kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ du lịch tại huyện Ba Vì tham gia vào các hoạt động xây dựng các tiêu chí chứng nhận cộng đồng, quản lý và khai thác TSTT được xây dựng. 2. Phương án về chuyên môn: - Phương pháp thu thập thông tin: + Thông tin thứ cấp: Thu thập các dữ liệu, số liệu, báo cáo, định hướng phát triển du lịch Ba Vì từ các cơ quan quản lý của TP Hà Nội, huyện Ba Vì. + Thông tin sơ cấp: Tổ chức tọa đàm với các tác nhân trong chuỗi giá trị du lịch Ba Vì (các nhà quản lý, du khách, các chủ thể kinh doanh du lịch) để phỏng vấn, thu thập các thông tin về thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển du lịch của huyện Ba Vì. - Mời một số chuyên gia du lịch có kinh nghiệm tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, khảo sát thực trạng và tiềm năng du lịch của khu vực địa lý; xác định các tiêu chí chứng nhận; phát triển các sản phẩm/dịch vụ du lịch của huyện Ba Vì. - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Ba Vì”: + Thiết kế mẫu nhãn hiệu (logo) được thực hiện theo các bước: Thu thập ý tưởng, thiết kế 05 mẫu, hội thảo đánh giá thống nhất, tra cứu khả năng bảo hộ + Bộ tiêu chí chứng nhận sản phẩm/dịch vụ du lịch được xây dựng dựa trên ý kiến của cộng đồng, tích hợp với các tiêu chuẩn/quy chuẩn quốc gia. + Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với NHCN được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Ba Vì, kết quả điều tra khảo sát, số hóa bản đồ nền, hội thảo đánh giá, thống nhất. + Các công cụ quản lý và sử dụng NHCN được xây dựng trên cơ sở chọn lọc kinh nghiệm quản lý NHCN trong nước, kết quả khảo sát thực địa và các quy định pháp luật hiện hành, biên soạn tài liệu, hội thảo đánh giá, thống nhất. + Hồ sơ đăng ký NHCN “Du lịch Ba Vì” được xây dựng và hoàn thiện theo Luật SHTT - Thiết kế hệ thống nhận diện được tiến hành theo trình tự: thu thập ý tưởng, thiết kế chuyên nghiệp, tổ chức hội thảo đánh giá thống nhất. - Xây dựng mô hình thí điểm quản lý NHCN “Du lịch Ba Vì” theo trình tự sau: + Xây dựng mô hình vận hành thử nghiệm quản lý NHCN “Du lịch Ba Vì” + Hỗ trợ vận hành mô hình thí điểm quản lý và cấp quyền, quản lý sử dụng NHCN “Du lịch Ba Vì”: (1) Lựa chọn các chủ thể để thử nghiệm cấp quyền; (2) Hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ xin cấp quyền; (3) Hỗ trợ chủ sở hữu (tổ chức chứng nhận) thẩm định hồ sơ, thực địa… (4) Thí điểm cấp quyền sử dụng (dự kiến cấp cho 5 chủ thể), quản lý và khai thác NHCN “Du lịch Ba Vì” (theo dõi định kỳ hàng tháng, đánh giá và hiệu chỉnh việc sử dụng và kiểm soát dịch vụ thử nghiệm) - Hoạt động tập huấn tăng cường năng lực cho các tác nhân trong chuỗi giá trị du lịch do các cá nhân/đơn vị có năng lực đảm nhiệm. 3. Các điều kiện triển khai nhiệm vụ - Địa điểm thực hiện nhiệm vụ: Toàn bộ hoạt động của nhiệm vụ được triển khai tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. - Nguyên, vật liệu phục vụ cho nhiệm vụ: Các nguồn nguyên liệu, vật liệu của địa phương. - Nguồn nhân lực: Cơ quan chủ trì nhiệm vụ sẽ huy động đủ nguồn nhân lực có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực SHTT, du lịch và marketing để thực hiện các nội dung của nhiệm vụ. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển du lịch Ba Vì Bộ tiêu chí chứng nhận cho các sản phẩm/dịch vụ mang NHCN “Du lịch Ba Vì” Giấy chứng nhận đăng ký NHCN “Du lịch Ba Vì” cho các sản phẩm/dịch vụ du lịch của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý NHCN “Du lịch Ba Vì” Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu NHCN “Du lịch Ba Vì” Mô hình thí điểm quản lý NHCN “Du lịch Ba Vì” Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn cho các chủ thể về NHCN Báo cáo tổng kết và tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Các kết quả của nhiệm vụ được triển khai áp dụng cụ thể cho từng nhóm sản phẩm/dịch vụ du lịch để các thành viên trong cộng đồng tham quan, lựa chọn, áp dụng. - Các cơ quan quản lý và kiểm soát nhãn hiệu cùng tham gia thực hiện các nội dung của nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ. - Phương án xử lý tài sản sau khi nhiệm vụ kết thúc: + Bàn giao toàn bộ các sản phẩm dạng báo Sở KHCN + Bàn giao văn bằng NHCN “Du lịch Ba Vì” cho UBND huyện Ba Vì + Bàn giao các công cụ quản bá cho các hộ tham gia thử nghiệm mô hình - UBND huyện, các cơ quan/tổ chức có liên quan và UBND các xã/thị trấn của huyện tiếp tục giới thiệu, tuyên tuyền cho các thành viên trong cộng đồng để mở rộng việc khai thác và quản lý TSTT được xây dựng. |
16 |
Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|