14/2014/TT-BKHCN
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Phát triển mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng tại tỉnh Trà Vinh |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): CT.XH.04-2024 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Cao Minh Trí
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: ThS. Lê Thị Kim Khang; TS. Hà Thị Thùy Dương; ThS. Nguyễn Nguyên Phong; TS. Nguyễn Lê Thái Hòa; ThS. Phạm Ngọc Ánh; ThS. Trần Thị Chiêu Thanh; ThS. Nguyễn Thanh Bình; ThS. Phạm Đình Ngãi; CN. Hà Văn Tịnhi |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, phân tích các điều kiện để phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng của tỉnh và các giải pháp góp phần phát triển mô hình này theo hướng bền vững. - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá được hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. + Phân tích các điều kiện để phát triển du lịch nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh. + Xác định được 5 – 7 mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng, có tiềm năng phát triển ở tỉnh Trà Vinh, ưu tiên phù hợp với nhu cầu thị trường, du khách và cộng đồng làm du lịch. + Triển khai thực nghiệm thí điểm 01 mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. + Đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch nông nghiệp đặc trưng tại tỉnh Trà Vinh. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: - Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. - Nội dung 2: Phân tích các điều kiện để phát triển du lịch nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh. - Nội dung 3: Xác định được mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng có tiềm năng phát triển ở tỉnh Trà Vinh, ưu tiên phù hợp với nhu cầu thị trường, du khách và cộng đồng làm du lịch. - Nội dung 4: Xây dựng thí điểm 1 mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh. - Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Trà Vinh. - Nội dung 6: Viết báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu. |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: Kết quả nghiên cứu là cơ sở để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu và chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Cụ thể: Xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh tầm nhìn 2030. Kế hoạch hàng năm về phát triển du lịch của tỉnh. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: * Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Công việc 1.1: Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Khi thực hiện ước lượng về kích thước của mẫu thì Comrey và Lee (1992) đã đưa ra các nhận định tương ứng như sau 100 mẫu = tệ, 300 = tốt, 500 = rất tốt, n = 1000 hoặc lớn thì tuyệt vời. Do đó, nhóm tác giả đề xuất số mẫu thực hiện khảo sát là 625 phiếu trong đó bao gồm 300 phiếu để thu thập thông tin về hiện trạng phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp tại Trà Vinh; 300 phiếu để khảo sát sự hài lòng, trải nghiệm của khách du lịch sau khi sử dụng các dịch vụ du lịch của địa phương là phù hợp và đảm bảo độ tin cậy cho từng kết quả thu được và 25 hộ gia đình nhằm đánh giá mức độ tham gia của người dân vào mô hình du lịch nông nghiệp tại tỉnh. Phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp sau quá trình khảo sát với các Sở và khách du lịch nhằm đưa ra được các nhận định sơ bộ về hiện trạng của du lịch, du lịch nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của du lịch, du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Trong đó: Khảo sát 1: Khảo sát 600 phiếu khảo sát (2 mẫu phiếu bảng câu hỏi có cấu trúc). Mẫu phiếu 1 (300 phiếu khảo sát) để thu thập thông tin về hiện trạng việc phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp tại Trà Vinh. Dự kiến thực hiện khảo sát 04 phiếu/ngày, cụ thể: Trong tỉnh: Thành phố Trà Vinh: 10 phiếu, thị xã Duyên Hải: 15 phiếu, Càng Long: 15 phiếu, Cầu Kè: 15 phiếu, Cầu Ngang: 15 phiếu, Châu Thành: 20 phiếu, Duyên Hải: 20 phiếu, Tiểu Cần: 20 phiếu, Trà Cú: 20 phiếu. Mỗi lần thực hiện khảo sát trên 01 huyện/thị xã/thành phố, số người thực hiện điều tra khảo sát 05 người/(huyện/thị xã/thành phố). Ngoài tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh: 45 phiếu, Long An: 15 phiếu, Tiền Giang: 15 phiếu, Vĩnh Long: 15 phiếu, Sóc Trăng: 15 phiếu, Bến Tre: 15 phiếu, Hậu Giang: 15 phiếu, Cần Thơ: 15 phiếu. Mỗi lần thực hiện khảo sát trên 01 tỉnh, số người thực hiện điều tra khảo sát 05 người/tỉnh. Kết quả: Tổng hợp, đánh giá về nhu cầu du lịch nông nghiệp của khách du lịch. Mẫu phiếu 2 (300 phiếu khảo sát) về sự hài lòng, trải nghiệm của khách du lịch sau khi sử dụng các dịch vụ du lịch của địa phương. Dự kiến thực hiện khảo sát 04 phiếu/ngày, cụ thể: Trong tỉnh: Thành phố Trà Vinh: 10 phiếu, thị xã Duyên Hải: 20 phiếu, Càng Long: 20 phiếu, Cầu Kè: 20 phiếu, Cầu Ngang: 20 phiếu, Châu Thành: 15 phiếu, Duyên Hải: 15 phiếu, Tiểu Cần: 15 phiếu, Trà Cú: 15 phiếu. Mỗi lần thực hiện khảo sát trên 01 huyện/thị xã/thành phố, số người thực hiện điều tra khảo sát 05 người/(huyện/thị xã/thành phố) Ngoài tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh: 45 phiếu, Long An: 15 phiếu, Tiền Giang: 15 phiếu, Vĩnh Long: 15 phiếu, Sóc Trăng: 15 phiếu, Bến Tre: 15 phiếu, Hậu Giang: 15 phiếu, Cần Thơ: 15 phiếu. Mỗi lần thực hiện khảo sát trên 01 tỉnh, số người thực hiện điều tra khảo sát 05 người/tỉnh. Kết quả: Tổng hợp, đánh giá về sự hài lòng, trải nghiệm của khách du lịch sau khi sử dụng các dịch vụ du lịch của địa phương. Khảo sát 2: Mức độ tham gia của người dân vào mô hình du lịch nông nghiệp với 25 phiếu khảo sát hộ gia đình với bảng câu hỏi có cấu trúc (1 mẫu phiếu), Kết quả: Tổng hợp đánh giá được mức độ tham gia của người dân vào mô hình du lịch nông nghiệp. Dự kiến khảo sát về tình hình thực trạng của địa phương với 03 phiếu/ngày: Số lượng khảo sát được tính dựa trên số huyện của tỉnh, mỗi huyện khảo sát khoảng 2 - 3 hộ gia đình về tình hình thực trạng của địa phương cụ thể thành phố Trà Vinh: 2 phiếu, thị xã Duyên Hải: 2 phiếu, Càng Long: 3 phiếu, Cầu Kè: 3 phiếu, Cầu Ngang: 3 phiếu, Châu Thành: 3 phiếu, Duyên Hải: 3 phiếu, Tiểu Cần: 3 phiếu, Trà Cú: 3 phiếu. Kết hợp thực hiện chung với điều tra, khảo sát. Công việc 1.2: Thu thập thông tin về hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Thu thập thông tin số liệu thống kê, các báo cáo về tình hình phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh từ các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh; các công trình nghiên cứu, bài viết trên các sách, báo, tạp chí liên quan đến hoạt động du lịch; các thông tư, quyết định về định hướng phát triển du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Thu thập, tổng hợp liên quan đến các thông tin về vị trí địa lý, dân số, diện tích trồng lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy hải sản, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, công ty lữ hành, lượng khách du lịch, số cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, nguồn nhân lực, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và các quy hoạch liên quan đến nông nghiệp. Sau khi thu thập nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích dữ liệu để xây dựng báo cáo tổng hợp phân tích thông tin về hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. * Nội dung 2: Phân tích các điều kiện để phát triển du lịch nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh Công việc 2.1: Phân tích các điều kiện, kinh nghiệm để phát triển du lịch nông nghiệp tại Việt Nam Thu thập dữ liệu thứ cấp thông các số liệu thống kê, báo cáo về tình hình phát triển du lịch nông nghiệp của Việt Nam được thu thập từ các báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam, Chiến lược phát triển du lịch; các bài viết trên các tạp chí du lịch; các thông tư, quyết định về định hướng phát triển du lịch Việt Nam. Sử dụng phương pháp phân tích định lượng, phân tích dự báo so sánh để tổng hợp báo cáo, đánh giá hiệu quả các điều kiện, kinh nghiệm để phát triển du lịch nông nghiệp tại Việt Nam. Công việc 2.2: Phân tích các điều kiện về môi trường (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội) phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu thống kê, báo cáo về tình hình phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh được thu thập từ các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh; các bài viết trên các tạp chí du lịch; các thông tư, quyết định về định hướng phát triển du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng Sử dụng phương pháp phân tích định lượng, phân tích dự báo so sánh nhằm tổng hợp báo cáo, đánh giá hiệu quả các điều kiện về môi trường bao gồm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá – xã hội để phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh. Công việc 2.3: Phân tích điều kiện về cơ chế chính sách, hạ tầng kỹ thuật đầu tư cho phát triển du lịch nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh. Thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp thông các số liệu thống kê, báo cáo về tình hình phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh được thu thập từ các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh; các bài viết trên các tạp chí du lịch; các thông tư, quyết định về định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh Sử dụng phương pháp phân tích định lượng, phân tích dự báo so sánh nhằm tổng hợp báo cáo, đánh giá hiệu quả các điều kiện về cơ chế chính sách, hạ tầng kỹ thuật đầu tư cho phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh. * Nội dung 3: Xác định được mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng có tiềm năng phát triển ở tỉnh Trà Vinh, ưu tiên phù hợp với nhu cầu thị trường, du khách và cộng đồng làm du lịch Công việc 3.1: Phỏng vấn chuyên gia thu thập thông tin về các mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng trong nước để xây dựng cơ sở lý thuyết về mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng Phương pháp định tính được thực hiện thông qua quan sát, trao đổi và phỏng vấn chuyên gia để thu thập thông tin. Thu thập 10 phiếu khảo sát sâu với chuyên gia. Phỏng vấn được thực hiện với 3 chuyên gia về du lịch (nhà nghiên cứu, nhà tư vấn, thiết kế về dịch vụ du lịch), 4 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và thành phố Hồ Chí Minh và 3 nhà quản lý nhà nước, lãnh đạo địa phương. Thực hiện phỏng vấn 02 người/ ngày. Công việc 3.2: Xác định các mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng, có tiềm năng phát triển ở tỉnh Trà Vinh, ưu tiên phù hợp với nhu cầu thị trường, du khách và cộng đồng làm du lịch. Phương pháp phân tích PESTEL để xác định các yếu tố ngoại cảnh có thể tác động đến mô hình du lịch nông nghiệp. Phương pháp phân tích SWOT: tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức đối với từng mô hình. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp tổng hợp, phân tích và nhận xét * Nội dung 4: Xây dựng thí điểm 1 mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh. Công việc 4.1: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về du lịch nông nghiệp, du lịch nông nghiệp hiệu quả, mô hình du lịch nông nghiệp, mô hình du lịch nông nghiệp hiệu quả. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp đưa ra bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả du lịch nông nghiệp, thu thập thông tin về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả du lịch nông nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh. Công việc 4.2: Xây dựng bộ cẩm nang du lịch nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: đánh giá, lựa chọn các tiêu chí và tiêu chuẩn phù hơp với đối tượng sử dụng cẩm nang Phương pháp so sánh, đối chiếu: dùng để so sánh đối chiếu giữa các doanh nghiệp để tìm ra doanh nghiệp phù hợp cho việc thí điểm mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng của tỉnh. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện triển khai thí điểm mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng tỉnh Trà Vinh. Công việc 4.3: Xây dựng thí điểm 01 mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh. Nhóm nghiên cứu liên hệ, trao đổi với đơn vị phối hợp thực hiện mô hình các vấn đề liên quan việc tổ chức thực hiện như: cơ sở vật chất, bố trí nhân viên của doanh nghiệp hỗ trợ, cách thức thực hiện các hoạt động khai thác mô hình du lịch nông nghiệp, áp dụng các tiêu chí đánh giá, bộ cẩm nang hướng dẫn trong quá trình thực hiện mô hình tại địa phương. * Nội dung 5. Đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Trà Vinh Công việc 5.1. Đề xuất phương án hoạt động, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển loại hình du lịch nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Trà Vinh và phân công trách nhiệm quản lý của các cơ quan, đơn vị có liên quan Trên cơ sở phân tích các điều kiện chung, điều kiện đặc trưng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, cùng với kết quả hoạt động thí điểm của mô hình du lịch nông nghiệp, nhóm nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp về cơ chế hoạt động, cơ chế hỗ trợ và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình hoạt động mô hình này. Công việc 5.2. Đề xuất chiến lược marketing để quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Trà Vinh Phương pháp phân tích SWOT: tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức đối với từng mô hình Phương pháp tổng hợp: đề xuất chiến lược marketing phù hợp để quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh. Nhóm nghiên cứu thực hiện quay video quảng bá hình ảnh du lịch nông nghiệp đặc trưng tỉnh Trà Vinh. Sau đó phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài tỉnh thực hiện tuyên truyền, quảng báo bằng các hình thức phù hợp nhằm tăng cường giới thiệu quảng bá hình ảnh của du lịch Trà Vinh nói chung và du lịch nông nghiệp đặc trưng của tỉnh đến với nguồn khách hàng tiềm năng trong nước và quốc tế. * Nội dung 6. Viết báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu trên Nhóm tiến hành tổng hợp kết quả nghiên cứu trước đó và kết hợp với phương pháp tổng hợp để hoàn thiện báo cáo tổng hợp về phát triển du lịch nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài (bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt). - Báo cáo tổng hợp, phân tích, dữ liệu, số liệu điều tra, khảo sát, phỏng vấn, thu thập thông tin. - Báo cáo đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch, du lịch nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. - Báo cáo kết quả các điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh. - Báo cáo danh mục các mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng ở tỉnh Trà Vinh (5 – 7 mô hình). - Báo cáo kết quả xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh. - Báo cáo đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch nông nghiệp đặc trưng tại tỉnh Trà Vinh. - Bài báo khoa học. |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Các báo cáo trên sẽ được chuyển giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh ứng dụng vào xây dựng chiến lược, kế hoạch, các chương trình phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Đối với mô hình mô hình du lịch nông nghiệp đặc trưng thực hiện thí điểm do Công ty TNHH Trà Vinh Farm đối ứng kinh phí và tham gia thực hiện nên sau khi kết thúc đề tài mô hình sẽ được bàn giao lại cho Công ty TNHH Trà Vinh Farm tiếp tục quản lý và khai thác, sử dụng. |
16 |
Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 06/3/2024 đến 05/3/2026) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 742,998 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 682,998 triệu đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 60 triệu đồng
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số 61/QĐ-UBND ngày 17 tháng Tháng 1 năm 2024 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số 04/HĐ-SKHCN ngày 06 tháng Tháng 3 năm 2024 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|