14/2014/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU THÔNG TIN
NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1 |
Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội |
2 |
|
3 |
|
4 |
Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT/25-2023-3 |
5 |
Tên tổ chức chủ trì: Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Nông nghiệp
Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ:
Tỉnh/thành phố:
Điện thoại:
Fax:
Website:
|
6 |
Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội |
7 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ: KS Nguyễn Thu Hương
Họ và tên:
Giới tính:
Trình độ học vấn:
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại:
Fax:
Email:
|
8 |
Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: KS. Nguyễn Tiến Công KS. Lê Thu Hằng KS. Phạm Thị Thảo KS. Hoàng Ngọc Thắng Bs Thú y. Nguyễn Thị Hương Ly CN. Lâm Thị Hồng CN. Nguyễn Văn Mạnh KS. Nguyễn Trí Quý PGS-TS. Phạm Hồng Thái Bs Thú y. Phan Thị Thu Hiền |
9 |
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu chung Đăng ký bảo hộ và quản lý NHCN “Mật ong Sơn Tây” nhằm quản lý và nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm mật ong của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. 2. Mục tiêu cụ thể - Nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội được bảo hộ; - Hệ thống các văn bản và công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây” được ban hành; - Xây dựng được mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây”. |
10 |
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1. Đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm mật ong của thị xã Sơn Tây” phục vụ đăng ký bảo hộ và quản lý NHCN “Mật ong Sơn Tây”. Nội dung 2. Hoàn thiện và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây” Nội dung 3. Xây dựng hệ thống các văn bản, công cụ quản lý NHCN “Mật ong Sơn Tây” Nội dung 4. Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHCN “Mật ong Sơn Tây” Nội dung 5. Xây dựng mô hình thí điểm quản lý NHCN “Mật ong Sơn Tây” Nội dung 6. Tập huấn kiến thức về NHCN “mật ong Sơn Tây” Nội dung 7: Xây dựng báo cáo đánh giá giữa kỳ, báo cáo tổng kết nhiệm vụ |
11 |
Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội |
12 |
Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: - Cụ thể hóa mục tiêu phát triển những sản phẩm có lợi thế của địa phương, hoàn thành Chương trình OCOP và xây dựng NTM, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. - Nâng cao khả năng nhận biết “Mật ong Sơn Tây” trên thị trường, tạo dựng danh tiếng của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Tạo tiền đề cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và thu nhập của người sản xuất, phát triển nghề nuôi ong của thị xã Sơn Tây bền vững trước sức ép cạnh tranh. - Nâng cao nhận thức về NHCN, khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế của địa phương. - Các hộ nuôi ong được nâng cao năng lực để hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ; được sử dụng logo, tem Qr-code, nhãn, bao bì sản phẩm do nhiệm vụ xây dựng; được nâng cao nhận thức về xây dựng và bảo vệ NHCN cho sản phẩm do mình sản xuất/kinh doanh; được tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh thương mại do thị xã và thành phố hỗ trợ; được cập nhật các thông tin về thị trường, tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu quảng bá sản phẩm theo chủ trương của thị xã và thành phố. - Người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm mật ong có tiêu chuẩn chất lượng minh bạch được kiểm soát/chứng nhận, đảm bảo ATTP và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. - Kết quả của nhiệm vụ sẽ là bài học kinh nghiệm để phát triển thêm các NHCN khác của thành phố Hà Nội. |
13 |
Phương pháp nghiên cứu: * Phương án tổ chức: - Tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ: CADA chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nội dung của nhiệm vụ: Tổ chức phối hợp với các đơn vị và các cá nhân có kinh nghiệm theo từng nội dung, tiến độ, chất lượng đặt ra và kinh phí được phê duyệt; Theo dõi, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt thường xuyên và định kỳ để kịp thời xử lý và giải quyết. - Phòng kinh tế thị xã Sơn Tây là đại diện chủ sở hữu NHCN “Mật ong Sơn Tây”, sẽ tham gia phối hợp thực hiện toàn bộ các nội dung công việc của nhiệm vụ. - UBND các xã/phường có nghề nuôi ong (Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ...), các tổ hợp tác và hộ gia đình nuôi ong cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ, tổ chức kiểm soát chất lượng sản phẩm mang NHCN. - Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu ong và nuôi ong nhiệt đới – Học viện nông nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng bộ tiêu chí chứng nhận (chất lượng sản phẩm và quy định kỹ thuật sản xuất). - Phối hợp với đơn vị phân tích có tư cách pháp nhân và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để đánh giá chất lượng lý hóa của sản phẩm mật ong. - Phối hợp với các đơn vị khác có tư cách pháp nhân và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để thiết kế, in ấn, sản xuất hệ thống nhận diện và những công cụ truyền thông khác cho sản phẩm mang NHCN “Mật ong Sơn Tây”. * Phương án về chuyên môn: - Học tập chọn lọc kinh nghiệm trong nước và quốc tế về xây dựng và quản lý nhãn hiệu đối với sản phẩm mật ong. - Áp dụng phương pháp nghiên cứu – phát triển đồng tham gia trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các công cụ quản lý NHCN và chất lượng sản phẩm được xây dựng trên cơ sở kết hợp ý kiến người nuôi ong với tham vấn chuyên gia; - Kế thừa các nghiên cứu và các kết quả đã có trước đây. Thiết lập kế hoạch và triển khai thu thập thông tin từ các cơ quan/tổ chức có liên quan và người nuôi ong; - Huy động sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm theo nội dung chuyên môn để nghiên cứu, phân tích các tài liệu, xác định các tiêu chí cần thiết liên quan đến sản phẩm; - Tùy theo nội dung hoạt động, nhiệm vụ tổ chức những phương án chuyên môn cụ thể như sau: - Đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh mật ong của thị xã Sơn Tây: Khảo sát thông qua điều tra phỏng vấn sâu, phân tích trường hợp điển hình, điều tra đánh giá nhanh nông thôn (PRA). Xử lý thống kê miêu tả trên phần mềm Excel. Tổng hợp thông tin và viết báo cáo. - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây”: + Thiết kế mẫu nhãn hiệu (logo) được thực hiện theo các bước: Thu thập ý tưởng, thiết kế 05 mẫu, hội thảo đánh giá thống nhất, tra cứu khả năng bảo hộ + Bộ tiêu chí chứng nhận của sản phẩm mang NHCN “Mật ong Sơn Tây” được xây dựng gồm các chỉ tiêu về Cảm quan và lý hóa theo TCVN 12605:2019 - Mật ong. + Mẫu sản phẩm được lấy theo nguyên tắc đại diện, có lý lịch, phân tích tại các phòng thí nghiệm đủ điều kiện. Các phép thử được áp dụng theo các Tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. + Các chỉ tiêu cảm quan gồm: Màu sắc, mùi, vị và trạng thái (06 mẫu sản phẩm); Các chỉ tiêu lý hóa gồm: H2O, Fructose và Glucose, Sucrose, Đường C-4, HMF, Axit tự do, Chất rắn không tan (06 mẫu x 7 chỉ tiêu = 42 phân tích) + Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất mật ong mang NHCN được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các thực hành sản xuất tốt kết hợp với các quy trình hiện có, hội thảo đánh giá, thống nhất. + Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với NHCN được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây, kết quả điều tra khảo sát, số hóa bản đồ nền, hội thảo đánh giá, thống nhất. + Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu được xây dựng trên cơ sở chọn lọc kinh nghiệm quản lý NHCN trong nước, kết quả điều tra và khảo sát thực địa, biên soạn tài liệu, hội thảo đánh giá, thống nhất. + Hồ sơ đăng ký NHCN “Mật ong Sơn Tây” được xây dựng và hoàn thiện theo Luật SHTT. - Xây dựng hệ thống các văn bản, công cụ quản lý NHCN “Mật ong Sơn Tây”: Được dựa theo các quy định của pháp luật, lấy ý kiến của người sản xuất, kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT và chuyên ngành, hội thảo đánh giá, thống nhất.. Trình chủ sở hữu NHCN ban hành . - Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHCN “Mật ong Sơn Tây”. - Xây dựng mô hình thí điểm quản lý NHCN “Mật ong Sơn Tây”. Tăng cường năng lực quản lý và sử dụng NHCN “Mật ong Sơn Tây”: Biên soạn tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề: (i) NHCN và SHTT; (ii) Quản lý và sử dụng NHCN; (iii) Kỹ năng kinh doanh, thương mại hóa sản phẩm mang NHCN; (iv) Kỹ thuật nuôi ong, khai thác mật. - Vận hành mô hình thí điểm quản lý NHCN “Mật ong Sơn Tây” theo trình tự sau: (1) Hướng dẫn đăng ký và Cấp quyền sử dụng sử dụng NHCN cho các hộ gia đình nuôi ong; hỗ trợ tổ chức quản lý thẩm định và cấp phép sử dụng nhãn hiệu; (2) Vận hành mô hình thí điểm quản lý, sử dụng NHCN “Mật ong Sơn Tây” và kiểm soát chất lượng sản phậm mang NHCN “Mật ong Sơn Tây” (3) Theo dõi, đánh giá và hiệu chỉnh mô hình và đề xuất các giải pháp nhân rộng. - Xây dựng báo cáo đánh giá giữa kỳ, báo cáo tổng kết nhiệm vụ Theo dõi thường xuyên và định kỳ, đánh giá, tổng kết giữa kỳ, xây dựng báo cáo và nghiệm thu các cấp. |
14 |
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: Báo cáo đánh hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm phục vụ việc đăng ký bảo hộ và quản lý NHCN “Mật ong Sơn Tây Giấy chứng nhận đăng ký NHCN “Mật ong Sơn Tây” của thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý NHCN “Mật ong Sơn Tây”: Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHCN “Mật ong Sơn Tây” Mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây” Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn về nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong Sơn Tây” Báo cáo tổng kết và tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ |
15 |
Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - UBND thị xã Sơn Tây, Phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây và UBND các xã/phường có nghề nuôi ong tiếp tục các hoạt động tuyên truyền, vận động các chủ thể nuôi ong khai thác mật để họ tự nguyện tham gia mở rộng việc sử dụng NHCN “Mật ong Sơn Tây”. - Tiếp tục tập huấn cho các chủ thể kinh tế các quy định, quy chế và quy trình về quản lý và sử dụng nhãn hiệu để họ duy trì chất lượng của sản phẩm mang NHCN “Mật ong Sơn Tây”. - UBND thị xã Sơn Tây và Phòng kinh Tế tiếp tục thực hiện việc phát triển giá trị của NHCN được bảo hộ (quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường) gắn với kiểm soát chất lượng theo chuỗi cung. - Đơn vị tư vấn sẵn sàng hỗ trợ chủ sở hữu và các tổ chức, cá nhân sử dụng NHCN “Mật ong Sơn Tây” về các vấn đề phát sinh liên quan đến quản lý và sử dụng NHCN (nếu có). |
16 |
Thời gian thực hiện: 0 tháng (từ đến ) |
17 |
Kinh phí được phê duyệt: 870 triệu đồng
- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0
|
18 |
Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
19 |
Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970 |
XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ |
NGƯỜI GHI THÔNG TIN
|