Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Công ty TNHH Nghiên cứu và Tư vấn Chuyển giao Công nghệ và Đầu Tư (CONCETTI)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT/24-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Công ty TNHH Nghiên cứu và Tư vấn Chuyển giao Công nghệ và Đầu Tư (CONCETTI)

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: CN Hàn Tường Minh

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: KS. Trần Quang Minh CN. Phạm Hà My CN. Đặng Mạnh Quân CN. Bùi Phương Linh Ths. Phạm Thị Thuỳ Nhung KS. Nguyễn Văn Hiếu Ths. Nguyễn Thị Thúy Hạnh CN. Nguyễn Thị Kim Trang KS. Lê Vũ Thu Hà CN. Nguyễn Duy Chinh CN. Bùi Thị Ngọc Ánh KS. Nguyễn Kiều Vân Anh CN. Chử Thị Hương Ths. Phùng Thị Hường

9

Mục tiêu nghiên cứu:

  • Mục tiêu chung: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nhằm xác lập quyền, tạo dựng cơ sở pháp lý cần thiết để tạo dựng và nâng cao danh tiếng sản phẩm; Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập của người dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • Mục tiêu cụ thể:
  1. Nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Thạch Thất" của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội được bảo hộ.
  2. Hệ thống văn bản và công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất” được ban hành.

Thí điểm mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Thạch Thất" tại xã Đại Đồng và xã Dị Nậu.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1:     Đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm và các vấn đề liên quan phục vụ việc đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất”

Nội dung 2: Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất”

Nội dung 3: Xây dựng hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Thạch Thất"

Nội dung 4: Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Thạch Thất"

Nội dung 5: Xây dựng mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Thạch Thất"

Nội dung 6: Tập huấn về nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất”

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người dân cùng tham gia xây dựng mô hình sản xuất một cách bền vững, cân bằng lợi ích cá thể và lợi ích cộng đồng nhằm giảm thiểu các hoạt động sản xuất và kinh doanh thiếu quy hoạch và thiếu tính bền vững; đồng thời thúc đẩy liên kết trong sản xuất – thương mại sản phẩm, góp phần xây dựng mô hình sản xuất trong nông nghiệp liên kết có tính bền vững và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng trong nước cũng như cho xuất khẩu trong tương lai.

Đồng thời, việc xây dựng NHCN "Gạo Thạch Thất" sẽ góp phần tăng thêm nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về SHTT, giá trị thương hiệu sản phẩm trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay.

Việc phát triển sản phẩm dưới hình thức bảo hộ NHCN "Gạo Thạch Thất" là một nhân tố tích cực đóng góp vào việc bảo vệ các sản phẩm mang tính bản địa, tạo việc làm và nguồn sinh kế bền vững cho người dân địa phương, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm từ đó góp phần ổn định kinh tế - xã hội của địa phương và gìn giữ bản sắc văn hóa của các cộng đồng tại địa phương.

13

Phương pháp nghiên cứu:

a. Sự phối hợp giữa tổ chức chủ trì và các tổ chức cá nhân tham gia nhiệm vụ:

Nhiệm vụ Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Thạch Thất” của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội là một chuỗi các công việc phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị quản lý, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện cũng như hưởng lợi kết quả từ nhiệm vụ nhằm đảm bảo nội dung, tiến độ và kết quả đặt ra với định mức kinh phí đã được phê duyệt. Cụ thể như sau:

- Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội là cơ quan quản lý Nhà nước về nhiệm vụ, sẽ đóng vai trò kiểm tra tiến độ, nghiệm thu các kết quả theo quy định của Pháp luật. Phòng quản lý sở hữu trí tuệ là đơn vị chuyên môn trực tiếp triển khai các nội dung của nhiệm vụ. Các phòng chuyên môn khác thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (Phòng Kế hoạch – Tài chính, Văn phòng Sở...) sẽ tham gia với tư cách là đơn vị phối hợp với phòng Quản lý sở hữu trí tuệ.

- Công ty TNHH nghiên cứu và tư vấn, chuyển giao công nghệ và đầu tư (CONCETTI) là đơn vị tư vấn được giao nhiệm vụ chủ trì nhiệm vụ, chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động cụ thể của nhiệm vụ đối với các đơn vị phối hợp và chịu trách nhiệm chung về kết quả nhiệm vụ trước Sở Khoa học và Công nghệ.

- UBND huyện Thạch Thất sẽ có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp để triển khai các công việc có liên quan. Phòng Kinh tế huyện là đơn vị quản lý nhà nước tại địa phương về khoa học công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp để triển khai các công việc có liên quan trên địa bàn.

- UBND xã các xã, các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân sản xuất, chế biến, thu mua và kinh doanh sản phẩm: là các đối tượng hưởng lợi chính của nhiệm vụ, do vậy sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin, đề xuất ý tưởng phát triển đồng thời sẽ là những tổ chức, cá nhân sẽ được tham gia ngay từ đầu và trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Các đơn vị khác như: các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, các đơn vị tổ chức sự kiện, Hội các nhà quản trị Việt Nam-VACD, Viện nghiên cứu đào tạo và quản lý-VIM cùng các chuyên gia và các đơn vị chuyên môn khác sẽ tham gia thực hiện các công việc chuyên môn sâu theo thuyết minh nhiệm vụ.

b. Phương pháp về chuyên môn

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Đây là phương pháp thu thập thông tin dữ liệu thông qua việc sử dụng các nguồn dữ liệu sẵn có hoặc dữ liệu đã được thu thập trước đó bởi các tổ chức, cá nhân. Trong nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ tiếp hành thu thập, phân tích các dữ liệu từ các cơ quan nghiên cứu về lúa gạo, các thông tin dữ liệu về hiện trạng sản xuất kinh doanh tại địa phương từ các cơ quan chuyên môn tại xã, huyện và thành phố. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đồng thời tiến hành kế thừa các kết quả nghiên cứu, dự án trước đó về SHTT và về sản xuất lúa gạo tại địa phương. Dữ liệu thứ cấp thu thập được sẽ là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi có thể tiến hành việc xây dựng kế hoạch, phương án triển khai tại thực địa, cũng như xây dựng các báo cáo khoa học trong nhiệm vụ.

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp từ địa phương. Trong nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua khảo sát (survey) các hộ gia đình/tổ chức sản xuất-kinh doanh sản phẩm gạo tại huyện Thạch Thất, đồng thời tiến hành Phỏng vấn sâu (Interview) các cán bộ/lãnh đạo cấp huyện/xã và các cán bộ trực tiếp điều hành HTX/DN/Cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm gạo. Dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi xây dựng các báo cáo chuyên môn và chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu đối với sản phẩm gạo tại huyện Thạch Thất. Bên cạnh đó, dữ liệu sơ cấp này cũng là cơ sở để đề xuất và đưa ra các kiến nghị, phương án triển khai phù hợp đối với các hoạt động tiếp theo của dự án.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê do Tổng cục Thống kê ban hành để thống kê số liệu điều tra. Số liệu sau khi làm sạch được xử lý bằng phần mềm EXCEL/SPSS 22.0.

- Phương pháp nghiên cứu luật học và phương pháp tham vấn chuyên gia: Để đảm bảo tính hợp pháp, tính hợp lý của các văn bản quy phạm pháp luật trong nhiệm vụ. Chúng tôi sẽ tiến hành đồng thời các phương pháp như nghiên cứu luật học và phương pháp tham vấn chuyên gia. Các sản phẩm, các văn bản, thiết chế trong nhiệm vụ như: Quy chế quản lý sử dụng, Quy định kiểm soát, Bộ tiêu chí chứng nhận... sẽ được xây dựng theo đúng nguyên tác về luật SHTT cũng như đảm bảo hợp pháp, hài hòa, không chồng chéo với các luật hay văn bản luật khác có liên quan. Hệ thống các thiết chế quản lý-kiểm soát NHCN “Gạo Thạch Thất” đảm bảo tính toàn diện, logic và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, các tổ chức và cá nhân người sử dụng NHCN “Gạo Thạch Thất”.

- Phương pháp xây dựng bản đồ vùng địa lý: Sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), các bản đồ nền, bản đồ quy hoạch, ý kiến của người dân và chuyên gia để xử lý, biên tập và lưu trữ các loại bản đồ. Bản đồ được số hóa bằng phần mềm MapInfoPro 12.0.

- Phương pháp lấy mẫu phân tích:

+ Đơn vị chủ trì nhiệm vụ sẽ tiến hành phối hợp với đơn vị phân tích kiệm nghiệm và địa phương trong công tác chuẩn bị mẫu phân tích. Mẫu gạo được lấy dựa trên TCVN 5451:2008, khối lượng 1kg/mẫu phân tích. Nhiệm vụ dự kiến sẽ tiến hành lấy mẫu phân tích trên 03 loại gạo chủ lực là BC15, TBR225 và J02. Tổng số mẫu dự kiến là 09 mẫu (mỗi giống lấy 03 mẫu).

+ Hoạt động lấy mẫu tuân thủ theo quy định tại TCVN 12386:2018, tổng số mẫu được lấy là 09 mẫu với khối lượng là 1kg/mẫu, mỗi giống lặp lại 3 lần.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo Đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm và các vấn đề liên quan phục vụ việc đăng ký bảo hộ và quản lý "Gạo Thạch Thất"

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Thạch Thất" của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

- Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Thạch Thất" của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Thạch Thất"

Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHCN "Gạo Thạch Thất"

Mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Gạo Thạch Thất" tại xã Đại Đồng và xã Dị Nậu

Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Thạch Thất"

Báo cáo tổng kết. Báo cáo tóm tắt. Báo cáo định kỳ.

Bộ cáo các công việc. Phụ lục. Bộ kỷ yếu hội thảo

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: Kết quả nghiên cứu sau khi được nghiệm thu và đánh giá, được chuyển giao cho UBND huyện Thạch Thất, Phòng Kinh tế huyện Thạch Thất, UBND các xã nằm trong khu vực địa lý tương ứng với sản phẩm mang NHCN "Gạo Thạch Thất". Trên cơ sở đó, các ban ngành, người dân, doanh nghiệp đầu tư sẽ có phương án ưu tiên phát triển vùng sản xuất Gạo Thạch Thất, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng hành, phối hợp cùng địa phương giải quyết các vấn đề phát sinh, những khó khăn vướng mắc sau khi nhiệm vụ kết thúc.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 875 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)