Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
: Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Sữa bò Ba Vì” của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT-27-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: : Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Bùi Kim Đồng

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: Ths. Hoàng Thị Thu Huyền Ths. Hoàng Hữu Nội TS. Trịnh Văn Tuấn Ks. Ngô Trung Kiên Ths. Hà Trần Mạnh Hùng Ks. Nguyễn Viết Đông Ths. Phạm Thị Anh Thư Ths. Nguyễn Thanh Hằng

9

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mục tiêu chung

Quản lý và khai thác có hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì” góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành hàng sữa huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

2. Mục tiêu cụ thể

(1) Hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”.

(2) Nâng cao nhận thức, cải thiện kỹ năng quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”.

(3) Đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

(4) Xây dựng được mô hình quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”.

(5) Xây dựng mô hình chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”.

(6)  Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1. Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”

Nội dung 2. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”.

Nội dung 3. Xây dựng mô hình quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì” được vận hành trên thực tế.

Nội dung 4. Xây dựng mô hình chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì” được vận hành, hoạt động trên thực tế.

Nội dung 5. Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá truyền thông giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”

Nội dung 6. Nâng cao năng lực quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

1. Hiệu quả về xã hội

- Chia sẻ cùng khai thác cộng đồng giá trị của TSTT công phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện Ba Vì nói chung và các tác nhân ngành hàng nói riêng. Góp phần minh bạch hóa, chia xẻ hài hòa trách nhiệm giữa Nhà nước – Doanh nghiệp và người dân.

- Nâng cao khả năng danh tiếng của sản mang NHCN “Sữa bò Ba Vì” trên thị trường và niềm tự hào của người dân đối với sản phẩm của vùng lãnh thổ.

- Giảm thiểu các mâu thuẫn kinh tế – xã hội giữa các chủ thể kinh tế, góp phần phát triển bền vững ngành hàng sữa bò của huyện Ba Vì. Từ đó góp phần xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia của huyện Ba Vì nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. 

- Người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm mang nhãn hiệu “Sữa bò Ba Vì” đảm

2. Hiệu quả kinh tế

- Khai thác giá trị của TSTT công phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói chung và lợi ích của các chủ thể kinh tế nói riêng.

- Nâng cao trình độ và kỹ năng phát triển chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mang NHCN “Sữa bò Ba Vì”. Từ đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá trị.

- Góp phần hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia, đa giá trị sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch của huyện Ba Vì.

- Góp phần ổn định việc làm, nâng cao thu nhập một cách bền vững cho người chăn nuôi bò sữa của huyện Ba Vì.

13

Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương án tổ chức thực hiện:

- Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nội dung của nhiệm vụ: Điều hành, phối hợp với các đơn vị và các cá nhân có kinh nghiệm theo từng nội dung, tiến độ, chất lượng đặt ra và kinh phí được phê duyệt; Theo dõi, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt thường xuyên và định kỳ để kịp thời xử lý và giải quyết.

- Chủ nhiệm, thư ký khoa học, các thành viên phối hợp thực hiện các nội dung nhiệm vụ theo tiến độ được phê duyệt.

- UBND huyện Ba Vì và các Phòng ban chức năng có liên quan, đặc biệt Phòng kinh tế huyện Ba Vì là đại diện thường trực cho cơ quan kiểm soát NHCN “Sữa bò Ba Vì” sẽ phối hợp thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý NHCN và chất lượng sản phẩm mang NHCN “Sữa bò Ba Vì”.

- UBND các xã có chăn nuôi bò sữa của huyện Ba Vì phối hợp trong việc tuyên truyền chăn nuôi an toàn, quản lý vệ sinh thú y, xây dựng mô hình chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mang NHCN “Sữa bò Ba Vì”.

- Phối hợp chặt chẽ với hộ chăn nuôi bò sữa, các chủ thể chế biến sữa (hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp, công ty) trong việc xây dựng mô hình quản lý và sử dụng NHCN “Sữa bò Ba Vì” và mô hình chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mang NHCN “Sữa bò Ba Vì”.

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt theo tháng và quý để kịp thời xử lý và giải quyết.

2. Phương án chuyên môn:

Phương án chuyên môn áp dụng trong dự án bao gồm:

- Học tập chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam trong quản lý, khai thác và phát triển NHCN.

- Phương pháp nghiên cứu – phát triển đồng tham gia nhằm giảm thiểu các xung đột lợi ích kinh tế và tạo ra sự đồng thuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sữa bò Ba Vì (hộ chăn nuôi, hộ chế biến, HTX, doanh nghiệp và công ty). Tất cả các sản phẩm của nhiệm vụ đều được tham vấn ý kiến của họ trước khi ra đời và áp dụng thử nghiệm.

- Kế thừa các nghiên cứu và các kết quả đã có trước đây. Thiết lập kế hoạch và triển khai thu thập thông tin từ các cơ quan/tổ chức có liên quan và các tác nhân ngành hàng.

- Huy động sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm theo nội dung chuyên môn phù hợp.

Cụ thể đối với từng nội dung như sau:

- Nội dung 1: Các khảo sát được triển khai thông qua khảo sát, phỏng vấn sau, phân tích trường hợp điển hình, phương pháp điều tra đánh giá nhanh.

- Nội dung 2: Hệ thống các công cụ quản lý NHCN được xây dựng dựa theo các quy định của pháp luật và sự đồng thuận giữa các tác nhân ngành hàng...Áp dụng các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia hoặc ngành trong việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu sữa đầu vào và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

- Nội dung 3, 4: Việc lựa chọn và xây dựng phương án hoạt động của các mô hình dựa trên sự đồng thuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sữa bò Ba Vì (hộ chăn nuôi, hộ chế biến, HTX, doanh nghiệp và công ty).

- Nội dung 5: Hệ thống nhận diện NHCN được xây dựng theo trình tự: thu thập ý tưởng, thiết kế các phương án, hội thảo đánh giá, thống nhất và xét chọn.

- Nội dung 6: Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực được xây dựng dựa trên điều kiện và nhu cầu thực của từng nhóm tác nhân ngành hàng và do tổ chức/cá nhân có chuyên môn đảm nhiệm.

3. Các điều kiện triển khai nhiệm vụ

- Địa điểm thực hiện nhiệm vụ: Toàn bộ hoạt động của nhiệm vụ được triển khai tại các xã có hoạt động chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa và tiêu thụ các sản phẩm sữa của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

- Nguyên, vật liệu phục vụ cho nhiệm vụ: Các sản phẩm sữa được sản xuất tại huyện Ba Vì.

- Nguồn nhân lực: Cơ quan chủ trì nhiệm vụ sẽ huy động đủ nguồn nhân lực có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực SHTT, chăn nuôi và marketing để thực hiện các nội dung của nhiệm vụ.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo thực trạng chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ và liên kết trong chuỗi giá trị sữa bò Ba Vì

Báo cáo thực trạng sử dụng và quản lý NHCN “Sữa bò Ba Vì”

Hệ thống các công cụ quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Sữa bò Ba Vì”

Mô hình chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm mang NHCN “Sữa bò Ba Vì”

Mô hình quản lý và sử dụng NHCN “Sữa bò Ba Vì”

Hệ thống nhận diện và công cụ phục vụ hoạt động quảng bá sản phẩm mang NHCN

Tài liệu đánh giá kết quả xây dựng và chuyển giao công tác quản lý NHCN

Bộ tài liệu và báo cáo kết quả tập huấn cho các tác nhân trong chuỗi sữa bò Ba Vì

Báo cáo tổng kết và tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Nhiệm vụ triển khai áp dụng trên 03 sản phẩm chính (sữa tươi thanh trùng, sữa chua và bánh sữa) và thí điểm trên 1 số chủ thể kinh tế. Từ đó, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm các chủ thể kinh tế lựa chọn tham gia. - UBND huyện Ba Vì (chủ sở hữu nhãn hiệu), cơ quan kiểm soát nhãn hiệu và các chủ thể kinh tế cùng tham gia các nội dung của nhiệm vụ để tiếp nhận và nhân rộng kết quả sau khi nhiệm vụ kết thúc. - Chuyển giao toàn bộ các sản phẩm và kết quả của nhiệm vụ cho Sở KHCN, UBND huyện Ba Vì, Phòng kinh tế để quản lý và mở rộng việc quản lý và sử dụng NHCN “Sữa bò Ba Vì”. - UBND huyện, các cơ quan/tổ chức có liên quan tiếp tục giới thiệu, tuyên tuyền cho các chủ thể kinh tế để mở rộng việc khai thác và quản lý nhãn hiệu.

16

Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ 11/2023 đến 10/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 1.000 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)