Mẫu 1

14/2014/TT-BKHCN

UBND TP. Hà Nội
Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


.....,ngày .... tháng .... năm....

 

PHIẾU THÔNG TIN

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1

Tên nhiệm vụ: Đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

2

3

4

Mã số nhiệm vụ (nếu có): SHTT-02-2023-3

5

Tên tổ chức chủ trì: Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam

Họ và tên thủ trưởng:
Địa chỉ: Tỉnh/thành phố:
Điện thoại: Fax:
Website:

6

Cơ quan chủ quản: UBND TP. Hà Nội

7

Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS Lê Đức Công

Họ và tên: Giới tính:
Trình độ học vấn: Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Điện thoại: Fax:
Email:

8

Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ: KS Lê Hải Đăng Bùi Thị Vân Thanh Nguyễn Thanh Nga Phạm Thị Lan Phượng Vũ Văn Đoàn Trịnh Thị Bảo Linh Phạm Thị Vân Nguyễn Thị Thúy Hạnh

9

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Đăng ký bảo hộ và quản lý Nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nhằm bảo tồn, phát huy danh tiếng, uy tín của sản phẩm chè Yên Bình, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng bền vững.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội được bảo hộ;

Hệ thống văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” được ban hành.

10

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”

Nội dung 2: Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” và hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”.

Nội dung 3: Xây dựng hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”.

Nội dung 4: Xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”

Nội dung 5: Tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hoá sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”.

Nội dung 6. Tổng kết và đánh giá nhiệm vụ

11

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội

12

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:

Các đối tượng tham gia và hưởng lợi trực tiếp từ nhiệm vụ là những người dân sản xuất kinh doanh chè Yên Bình được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Tiêu chí để được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”: Tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh chè tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng đã được xây dựng và nằm trong vùng bảo hộ. Các lợi ích kinh tế-xã hội đem lại cho đối tượng được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” bao gồm:

- Người trồng chè được nâng cao trình độ trong sản xuất sản phẩm do được hướng dẫn về quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ;

- Sản phẩm chè Yên Bình được giới thiệu quảng bá đến người tiêu dùng tại các thị trường tiềm năng;

- Góp phần tạo danh tiếng, uy tín, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè Yên Bình trên thị trường. Từ đó, thiết lập được kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của người sản xuất và kinh doanh, tăng giá bán sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ; Sản phẩm Chè Yên Bình có khả năng tham gia vào chương trình OCOP của địa phương, đóng góp vào danh sách các sản phẩm có ý nghĩa trong xây dựng nông thôn mới;

- Người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chè mang nhãn hiệu tập thể có chất lượng, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn theo quy định hiện hành và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;

- Kết quả đạt được của nhiệm vụ cung cấp căn cứ khoa học để nghiên cứu, phát triển nhân rộng việc khai thác nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm có tiềm năng khác của thành phố Hà Nội.

13

Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương án tổ chức triển khai:

- Hội Khoa học Phát triển nông thôn Việt Nam là cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ, trực tiếp triển khai và chịu trách nhiệm đối với kết quả thực hiện các nội dung của nhiệm vụ theo thuyết minh được phê duyệt. Đơn vị chủ trì nhiệm vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị/cá nhân có chuyên môn và kinh nghiệm theo từng nội dung để thực hiện nhiệm vụ theo đúng tiến độ, chất lượng đặt ra và kinh phí được phê duyệt.

- Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội là cơ quan chủ quản nhiệm vụ, Sở sẽ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt theo tháng và quý để nhắc nhở, yêu cầu cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ và đơn vị phối hợp thực hiện kịp thời xử lý và giải quyết.

- Hợp tác xã nông lâm nghiệp Yên Bình là chủ sở hữu nhãn hiệu. Thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể; Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu; Quy định quản lý và sử dụng tem nhãn cho nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”; Quy định kiểm soát nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”; Quy định kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”, lựa chọn cơ sở đủ điều kiện tham gia sử dụng nhãn hiệu, xây dựng kế hoạch sử dụng và khai thác nhãn hiệu theo chuỗi giá trị.

- Phòng Kinh tế huyện Thạch Thất, UBND xã Yên Bình phối hợp hỗ trợ thực hiện các hoạt động thực địa; Tham gia quản lý nhãn hiệu tập thể trên địa bàn; Tham gia góp ý cho các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể; Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng nhãn hiệu tập thể; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhãn hiệu trên địa bàn.

- Hộ gia đình sản xuất kinh doanh sản phẩm chè Yên Bình tham gia đóng góp ý kiến về xây dựng Hồ sơ đăng ký, các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể; Tham gia quản lý và khai thác, sử dụng nhãn hiệu tập thể.

- Các đơn vị cung cấp các dịch vụ: thiết kế, in ấn; Xây dựng bản đồ khu vực địa lý; thông tin truy xuất sản phẩm. Cụ thể:

+ Hoạt động thiết kế, in ấn: Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, tổng hợp được ý tưởng thiết kế mẫu nhãn hiệu (logo), bộ nhận diện; Thuê đơn vị có chuyên môn thiết kế; Lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện thiết kế; In ấn và bàn giao sản phẩm.

+ Hoạt động xây dựng bản đồ khu vực địa lý: Thu thập bản đồ nền lập theo đơn vị hành chính cấp xã; Bản đồ Quy hoạch; Thuê đơn vị có chuyên môn thiết kế bản đồ dựa trên kết quả khảo sát, tổng hợp và phân tích dữ liệu, thực hiện số hóa bản đồ; Lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện bản đồ.

+ Hoạt động xây dựng Bộ thông tin truy xuất thông tin điện tử (tem QR code): Thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến sản phẩm, hoạt động sản xuất, nhà cung cấp sản phẩm và thông tin chất lượng sản phẩm; Thuê đơn vị có chuyên môn cung cấp dịch vụ hệ thống truy xuất nguồn gốc, bao gồm: Tài khoản truy xuất, tem điện tử và đồng thời thực hiện hoạt động tư vấn, tổ chức dữ liệu truy xuất thông tin trên phần mềm gắn với hệ thống nhận diện thương hiệu sản phẩm, chuyển giao và hướng dẫn quản trị hệ thống trực tiếp cho đơn vị sản xuất. Phối hợp xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh, giải đáp thắc mắc; hỗ trợ quản trị kỹ thuật hệ thống (bảo mật, khôi phục dữ liệu,...).

2. Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai nhiệm vụ:

Địa điểm triển khai nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ được thực hiện trên địa bàn xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, các hoạt động khai thác nhãn hiệu, kết nối kênh tiêu thụ sản phẩm được tiến hành cả bên trong và bên ngoài huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Nguyên vật liệu cần cho nhiệm vụ:

- In ấn một số hệ thống nhận diện sản phẩm: Tem nhãn, bao bì, tờ rơi, standee, biển hiệu, …

Nhân lực cần cho triển khai nhiệm vụ:

- Hội Khoa học Phát triển nông thôn Việt Nam chủ trì thực hiện nhiệm vụ; Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị và cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm theo từng nội dung, tiến độ, chất lượng đặt ra và kinh phí được phê duyệt, cụ thể:

  • Phối hợp Phòng Kinh tế huyện Thạch Thất cùng thực hiện một số nội dung liên quan: Xác định vùng sản xuất, xây dựng tài liệu kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, tổ chức hội thảo, tập huấn;
  • Phối hợp UBND xã Yên Bình trong các hoạt động triển khai thực địa trên địa bàn quản lý.
  • Phối hợp các đơn vị có chuyên môn tham gia thiết kế, sản xuất hệ thống nhận diện (mẫu nhãn hiệu, nhãn sản phẩm, bao bì, standee, tờ rơi, biển hiệu, catalog, gian hàng mẫu); Xây dựng bản đồ khu vực địa lý; Xây dựng 01 Bộ thông tin truy xuất thông tin điện tử thông minh bằng tem QR code.

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tiến độ và chất lượng các hạng mục được phê duyệt thường xuyên và định kỳ để xử lý và giải quyết kịp thời.

14

Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

Báo cáo hiện trạng sản xuất - kinh doanh sản phẩm, xác định chủ sở hữu, khả năng bảo hộ của địa danh và các vấn đề liên quan phục vụ đăng ký bảo hộ và quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình” của xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Hệ thống các văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”

Hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”

Bộ tài liệu và Báo cáo cáo kết quả tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng và sản xuất kinh doanh - thương mại hoá sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Chè Yên Bình”

Báo cáo giữa kỳ. Báo cáo tổng kết. Báo cáo tóm tắt. Kỷ yếu hội thảo. USB

15

Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: - Chuyển giao về xây dựng, quản lý nhãn hiệu tập thể cho chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là HTX Nông Lâm Nghiệp Yên Bình, người sản xuất sản phẩm qua các lớp tập huấn. - Toàn bộ kết quả của nhiệm vụ sẽ được bàn giao cho Sở KH-CN Hà Nội, Phòng Kinh tế huyện Thạch Thất để tiếp tục quản lý và phát triển tài sản trí tuệ sau khi nhiệm vụ kết thúc. - Các sản phẩm khoa học, mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể, hệ thống truy xuất thông tin, trang thiết bị và vật tư, nguyên liệu sẽ được bàn giao cho chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể để tiếp tục quản lý, khai thác và phát triển nhân rộng. - Tổ chức tọa đàm, trao đổi, hội thảo giữa các nhà kinh tế, nhà chính trị, nhà quản lý, các nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương và các ngành là phương thức chủ yếu để chuyển giao kết quả nghiên cứu. Nó thể hiện ngay trong khâu phối hợp, liên kết giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân để thực hiện nhiệm vụ này.

16

Thời gian thực hiện: 20 tháng (từ 11/2023 đến 06/2025)

17

Kinh phí được phê duyệt: 665 triệu đồng
trong đó:

- Từ ngân sách nhà nước: 0
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 0

18

Quyết định phê duyệt: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

19

Hợp đồng thực hiện: số ngày 01 tháng Tháng 1 năm 1970

XÁC NHÂN CỦA ĐƠN VỊ QUẢN LY NHIỆM VỤ
(Thủ trưởng ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI GHI THÔNG TIN
(Ký và ghi rõ họ tên)